Tag

"Đánh thức" nghề truyền thống ở Bình Dương

Muôn mặt cuộc sống 23/11/2023 19:29
aa
TTTĐ - Bình Dương là địa phương có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, với nhiều làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, trong những năm qua, nhiều làng nghề truyền thống ở Bình Dương đang đứng trước nguy cơ mai một.
Du lịch Bình Dương khai thác thế mạnh làng nghề, lễ hội truyền thống

Theo thống kê của Sở Công thương tỉnh Bình Dương, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 32 làng nghề truyền thống với 9 nghề truyền thống. Trong đó có nhiều làng nghề có lịch sử hàng trăm năm tuổi, như: làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, làng nghề điêu khắc gỗ Phú Hòa, làng nghề gốm sứ Lái Thiêu,...

Những làng nghề này đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao động. Tuy nhiên, trong những năm qua, do nhiều nguyên nhân, như: cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp hiện đại, thiếu nguồn nhân lực kế thừa... nhiều làng nghề truyền thống ở Bình Dương đang đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền.

Di sản cần được bảo tồn và phát huy

Nhắc đến làng nghề truyền thống ở Bình Dương, nhiều người nhớ ngay đến làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp (phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một). Thống kê năm 1945, ở làng Tương Bình Hiệp có hơn 300 hộ gia đình làm nghề sơn mài. Đến năm 2011, làng có 900 hộ với khoảng 3.000 lao động làm sơn mài.

Theo ông Lê Bá Linh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Sơn mài - Điêu khắc Bình Dương, thời kỳ vàng son của sơn mài Bình Dương là thời điểm 1945-1975, khi đó hàng sơn mài xuất khẩu sang các nước Châu Âu, có giá trị thương mại lớn, đạt đỉnh cao về số lượng, với trình độ mỹ thuật và chất lượng nghệ thuật, sự đa dạng phong phú. Đến nay, do sự thay đổi của thị trường, ở Tương Bình Hiệp chỉ còn khoảng 30 hộ tiếp tục sản xuất. Họ là những người yêu nghề, muốn lưu giữ lại những nét tinh hoa của văn hóa Việt trên sản phẩm sơn mài.

Ảnh: Thông Hải
Nét đẹp truyền thống của sơn mài Tương Bình Hiệp vẫn được duy trì qua nhiều thế hệ (Ảnh: Thông Hải)

Hiệp hội Sơn mài - Điêu khắc mong muốn tỉnh sớm triển khai đề án "Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch". Đề án được hình thành từ năm 2017 sau khi làng nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nhưng đến nay vẫn chưa triển khai. Theo người làm nghề, đề án không chỉ giúp giới thiệu nét đẹp văn hóa, bảo tồn nghề sơn mài mà còn tạo ra điểm nhấn khi du khách có thể trực tiếp tham gia vào quy trình sản xuất.

Bình Dương còn nổi tiếng với nghề sản xuất gốm sứ và có những thương hiệu nổi tiếng như Minh Long, Cường Phát, Phước Dũ Long… Sản phẩm gốm Bình Dương đã “bay cao, bay xa” đến các nước trên thế giới. Mặc dù đã có tên tuổi nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh, dịch bệnh, các cơ sở gốm sứ ở Bình Dương đang gặp khó khăn về đơn hàng. Trong khi loay hoay tìm cách phục hồi, nhiều cơ sở lại phải đối mặt với nỗi lo phá sản, nếu phải di dời cơ sở từ phía Nam lên phía Bắc theo Quyết định số 3210 của tỉnh Bình Dương để tránh ô nhiễm.

Bình Dương còn nổi tiếng với những làng nghề truyền thống
Một cơ sở sản xuất gm Bình Dương.

Theo đại diện Hiệp hội gốm Bình Dương cho biết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu có quy mô gia đình nên mô hình quản lý còn theo kiểu truyền thống, chưa bắt kịp xu hướng, dễ chịu tác động bởi thị trường. Trong hai quý đầu năm 2023 các doanh nghiệp hầu như không có đơn hàng mới, chỉ có một số đơn từ năm trước. Quý III bắt đầu có đơn hàng nhưng số lượng chỉ bằng 50% cùng kỳ. Số lượng lao động trong ngành gốm sứ giảm khoảng 30%, trong đó có nhiều lao động có tay nghề. Đây là trăn trở lớn của người làm gốm vì lao động có tay nghề phải qua quá trình đào tạo dài, yêu thích thủ công mỹ nghệ. Các doanh nghiệp lo lắng khi đơn hàng trở lại sẽ khó tuyển lao động chất lượng.

Khó khăn khác của nghề gốm sứ là việc di dời các doanh nghiệp vào khu, cụm công nghiệp theo chủ trương của tỉnh. Theo hiệp hội, việc di dời gặp khó khăn do thiếu thợ có tay nghề cao. Đa số lao động gắn bó lâu năm và định cư ở nơi sản xuất cũ. Khó khăn về vốn di dời, xây dựng nhà máy mới cũng được trình bày với lãnh đạo tỉnh Bình Dương.

Nỗ lực “đánh thức” làng nghề truyền thống

Trước đó, tại buổi khảo sát, làm việc với các doanh nghiệp gốm sứ, cơ sở sơn mài trên địa bàn tỉnh ngày 15/9, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi đánh giá cao và bày tỏ khâm phục những ý tưởng độc đáo, sáng tạo thể hiện bằng các tác phẩm công phu hoành tráng của các nghệ nhân gốm sứ, sơn mài. Đồng thời, Bí thư Tỉnh ủy chia sẻ với khó khăn của các doanh nghiệp, cơ sở, cảm ơn sự kiên trì của các doanh nghiệp tiếp tục duy trì và bảo tồn các ngành nghề truyền thống của Bình Dương, đưa sản phẩm truyền thống của Bình Dương vươn xa không chỉ trong nước mà còn tỏa khắp các thị trường trên thế giới.

Ông Nguyễn Văn Lợi đề nghị Văn phòng Tỉnh ủy đã yêu cầu Văn phòng Tỉnh ủy nghiêm túc tiếp thu tất cả các ý kiến, kiến nghị tại buổi làm việc; đề nghị Ban cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành phối hợp nghiên cứu hệ thống luật, quy định để tham mưu chủ trương, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy các ngành nghề truyền thống.

Bí thư
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi đánh giá cao và bày tỏ khâm phục những ý tưởng độc đáo, sáng tạo thể hiện bằng các tác phẩm công phu hoành tráng của các nghệ nhân gốm sứ, sơn mài

Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Công thương cùng bàn chính sách riêng, đặc thù để hỗ trợ các ngành nghề truyền thống về đất đai, vốn, xúc tiến thương mại và đầu tư… để duy trì các ngành nghề truyền thống; đặc biệt cần tổ chức các buổi làm việc, thông tin với doanh nghiệp để tổ chức di dời doanh nghiệp vào khu, cụm công nghiệp một cách chặt chẽ, thân trọng.

Ông Nguyễn Văn Lợi mong muốn phát triển các showroom, phòng trưng bày của doanh nghiệp trở thành "bảo tàng" sản phẩm truyền thống; đồng thời nghiên cứu ý tưởng đầu tư con đường gốm sứ, sơn mài góp phần giới thiệu quảng bá các công trình, tác phẩm nghề truyền thống của tỉnh; đưa các ngành nghề truyền thống vào trường học; kết hợp chặt chẽ giữa các cơ sở với các trường nghề trong công tác đào tạo. Ngoài ra, các nghề này cũng có thể gắn liền với các trường học, trường nghề, mở các buổi giới thiệu, trải nghiệm cho học sinh, sinh viên.

Đối với đề án "Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch thuộc địa bàn thành phố Thủ Dầu Một", Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi đề nghị các Sở, ngành, thành phố Thủ Dầu Một rà soát lại để đảm bảo đầu tư có hiệu quả; trong đó chú ý đến các nội dung chính sách phát triển nghề truyền thống, để chính những người làm nghề truyền thống vừa sản xuất, vừa bảo tồn và phát huy.

Đọc thêm

Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14%

TTTĐ - Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục hàng năm góp phần quan trọng cung cấp nguồn lao động qua đào tạo cho thị trường lao động Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam Muôn mặt cuộc sống

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam

TTTĐ - Festival nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 với chủ đề “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam - nâng tầm và hội nhập” sẽ chính thức diễn ra tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ ngày 28 - 31/8.
Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ Muôn mặt cuộc sống

Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ

TTTĐ - Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cho biết: Với số lượng hơn 140 nghìn cán bộ công chức và nhiều đầu mối các đơn vị thì hàng năm, Sở Nội vụ cũng chỉ kiểm tra được một số đơn vị điển hình, không thể kiểm tra được tất cả. Cho nên, trách nhiệm chủ yếu thuộc về thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người”

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Công văn số 2915/SYT-NVY về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2024.
Quảng Nam: Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại Lễ hội Đồng hương Xã hội

Quảng Nam: Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại Lễ hội Đồng hương

TTTĐ - Lễ hội Đồng hương Quảng Nam tại TP Hồ Chí Minh không chỉ là một sự kiện văn hóa thu hút du khách mà còn là dịp để người Quảng xa quê hướng về cội nguồn, kết nối cộng đồng và quảng bá hình ảnh quê hương.
Quản lý kiến trúc phù hợp với đặc điểm, đặc thù từng khu vực Đô thị

Quản lý kiến trúc phù hợp với đặc điểm, đặc thù từng khu vực

TTTĐ - Chiều 2/7, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương về quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội.
Tăng thù lao cho hòa giải viên lên 400 nghìn đồng/vụ việc Muôn mặt cuộc sống

Tăng thù lao cho hòa giải viên lên 400 nghìn đồng/vụ việc

TTTĐ - Chiều 2/7, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc quy định một số mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố.
Quy định xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô” Muôn mặt cuộc sống

Quy định xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô”

TTTĐ - Chiều 2/7, tại Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định về xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô”.
20 cơ quan được phê duyệt ô tô phục vụ nhiệm vụ đặc thù Muôn mặt cuộc sống

20 cơ quan được phê duyệt ô tô phục vụ nhiệm vụ đặc thù

TTTĐ - Có 20 cơ quan, đơn vị đủ điều kiện được phê duyệt số lượng xe ô tô bán tải hoặc xe ô tô từ 12-16 chỗ ngồi phục vụ nhiệm vụ đặc thù (kiểm lâm; phòng, chống cháy rừng; phòng, chống dịch bệnh…)
Tự hào đưa hàng triệu lá cờ Tổ quốc đến mọi miền Muôn mặt cuộc sống

Tự hào đưa hàng triệu lá cờ Tổ quốc đến mọi miền

TTTĐ - Sáng 2/7, báo Người Lao động tổ chức kỷ niệm 5 năm chương trình “Tự hào cờ Tổ quốc” (2019 - 2024) nhằm nhìn lại những thành quả chương trình đạt được trong nửa thập kỷ, cũng như định hướng, hợp tác phát triển chương trình trên chặng đường sắp tới.
Xem thêm