Công nhận 108 cây thông hai lá dẹt là cây di sản Việt Nam
H’Hen Niê khám phá rừng, thăm cây di sản 1.500 tuổi Thêm 162 cây cổ thụ được công nhận Cây di sản Việt Nam Đề xuất đưa dân ca Hrê vào danh sách di sản quốc gia |
![]() |
Các đại biểu chụp hình lưu niệm với quần thể 108 cây thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được chính thức công nhận là cây di sản Việt Nam |
Ngày 19/5, Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Lâm Đồng) tổ chức lễ công bố quyết định của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận quần thể 108 cây thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà là cây di sản Việt Nam.
Sự kiện góp phần khẳng định giá trị thiên nhiên vô giá của loài thông vốn là biểu tượng, niềm tự hào của Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà nói riêng, cao nguyên LangBiang và sự đa dạng sinh học của Việt Nam nói chung.
Thông hai lá dẹt (có tên khoa học là Pinus krempfii) là loài thực vật đặc hữu, quý hiếm, chỉ sinh trưởng tại cao nguyên LangBiang.
![]() |
Các đại biểu chụp hình lưu niệm cạnh một cây thông hai lá dẹt cổ thụ vừa được gắn bảng Cây Di sản Việt Nam |
Nhà thực vật học người Pháp Chevalier khẳng định đây là loài duy nhất còn sót lại từ chi thực vật cổ đại. Các nhà khoa học Mỹ như Krisphind và Litenle thì coi thông hai lá dẹt là “hóa thạch sống” của Kỷ Đệ Tam, có họ hàng chỉ được biết đến qua các mẫu hóa thạch.
Tại buổi lễ, PGS.TS Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã trao bằng công nhận quần thể thông hai lá dẹt là cây di sản Việt Nam cho Ban Giám đốc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà và đại diện hộ dân bảo vệ rừng. Theo đó, quần thể thông hai lá dẹt được công nhận gồm 108 cây, có tuổi đời từ 700-1.000 năm, chiều cao từ 35 - 40m.
Được biết, quần thể này gồm những cá thể có tuổi đời trung bình từ 700 đến khoảng 1.000 năm, cao từ 35–40 mét, được xem là quần thể thông hai lá dẹt lớn nhất tại Việt Nam và thế giới hiện nay. Đây không chỉ là biểu tượng của sự trường tồn, mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của hệ sinh thái rừng nguyên sinh và nỗ lực bảo tồn thiên nhiên bền vững.
![]() |
Thông hai lá dẹt (có tên khoa học là Pinus krempfii) là loài thực vật đặc hữu, quý hiếm, chỉ sinh trưởng tại cao nguyên LangBiang |
Trước đó, ngày 2/4/2025, Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà đã nộp hồ sơ đến Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam xem xét công nhận quần thể 108 cây thông hai lá dẹt phân bố tại tiểu khu 89, 90 thuộc xã Đa Chais, huyện Lạc Dương, là cây di sản Việt Nam.
Ngay sau lễ đón nhận danh hiệu, Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà phát động trồng cây, bổ sung quần thể thông hai lá dẹt và thông ba lá, năm lá. Cụ thể, có 30 cây thông hai lá dẹt, 500 cây thông năm lá và ba lá được các đại biểu, cán bộ, nhân viên và người dân địa phương trồng tại các khu vực dọc theo quốc lộ 27C và các khu vực cảnh quan trong Vườn quốc gia.
Ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, các nhà khoa học đã ghi nhận được 2.089 loài thực vật có mặt trên tổng số khoảng 13.000 loài của khu hệ thực vật Việt Nam thuộc 829 chi, 186 họ khác nhau. Trong đó có 74 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2024 và 35 loài có tên trong danh mục đỏ của Liên minh quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên (IUCN) phiên bản 2024. Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được đánh giá là vương quốc các loài lan với sự hiện diện của 317 loài lan thuộc 85 chi trên tổng số gần 1.300 loài lan của Việt Nam, là khu địa lý của các loài cây lá kim với 13 loài thuộc 10 chi và 5 họ. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Điện lực Đồng Nai: Hoàn thành đầu tư, nâng cấp trạm biến áp 110kV Gò Dầu

Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Quyết liệt GPMB, tăng tốc thi công dự án cầu Tứ Liên

Bình Dương xây dựng Khu lưu niệm tri ân cụ Nguyễn Sinh Sắc

Nghệ An: Đại kỳ 2.025m2 tung bay kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Đà Nẵng: Trao 200 suất quà cho thanh niên công nhân khó khăn

Kiều bào tích cực trồng cây, học tập theo lời dạy của Bác Hồ

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên

Đoàn lãnh đạo TP Hồ Chí Minh dâng hoa tưởng nhớ Bác
