Chuyện về người tù Hỏa Lò và tấm thẻ với câu hỏi đến nay vẫn còn là ẩn số
Thăm Nhà tù Hỏa Lò thắp ngọn lửa “Sáng mãi niềm tin theo Đảng” Đêm trải nghiệm Nhà tù Hoả Lò cảm nhận rõ mất mát, đau thương hơn Kết nạp 90 đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ” Nhà tù Hỏa Lò |
Hoạt động cách mạng khi mới là học sinh lớp 6
Ông Dương Tự Minh là con trai út của cố giáo sư Dương Quảng Hàm, một nhà sư phạm nổi tiếng trước và sau Cách mạng tháng Tám. Hiện ông Minh sinh sống ở nhà riêng tại 98A phố Hàng Bông (Hà Nội).
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức yêu nước, ông Minh đã chứng kiến nhiều khoảnh khắc khó quên trong cuộc đời mình. Năm 1945, khi ông tròn 10 tuổi, sau Cách mạng tháng Tám, cha của ông - giáo sư Dương Quảng Hàm được Chính phủ cử làm Thanh tra Trung học vụ và Hiệu trưởng trường Chu Văn An (trước đây là trường Bưởi).
Theo lời kể của ông Minh, sau khi cha ông là Giáo sư Dương Quảng Hàm mất do bị thực dân pháp giết hại, cả gia đình của ông lên chiến khu. Các anh, chị của ông Minh phần lớn đều tham gia kháng chiến. Sau đó, mẹ của ông đã đưa hai người con nhỏ là Dương Thị Cương và Dương Tự Minh quay lại nhà cũ để làm cơ sở nuôi dưỡng cán bộ kháng chiến hoạt động trong nội thành. Tại đây, ông Minh học lên lớp 6 tại trường Chu Văn An, nơi cha ông lúc sinh thời từng công tác.
Trong quá trình học tập tại trường Chu Văn An, ông Minh và chị gái của mình đã tham gia vào tổ chức học sinh kháng chiến do Thành đoàn thanh niên cứu quốc Hà Nội lãnh đạo với công việc chính là tổ chức hoạt động cho học sinh kháng chiến các trường ra báo bí mật, rải truyền đơn, treo cờ, tuyên truyền cho kháng chiến… phong trào diễn ra mạnh mẽ khiến kẻ địch khiếp sợ nhưng mãi tới tận hè, kẻ địch mới đến từng nhà học sinh hoạt động để bắt. Hai chị em ông Dương Tự Minh, bà Dương Thị Cương bị bắt tại căn nhà 98A Hàng Bông nhưng chúng buộc phải thả hai chị em ông sau một thời gian giam giữ do không đủ chứng cứ kết tội.
Bị địch bắt giam khi 17 tuổi và tấm thẻ tù đã cũ
Chỉ ít lâu sau khi ra tù, ông Dương Tự Minh đã được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc Hà Nội. Ông là một trong những người hoạt động tích cực trong việc in và phát hành tờ báo bí mật của Đoàn học sinh kháng chiến Hà Nội mang tên “Nhựa sống”.
Tờ báo này ra đời với mục đích kêu gọi các tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên đoàn kết, tin tưởng ở cách mạng Việt Nam, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm đấu tranh của sinh viên thế giới. Trong nhiều cơ sở in ra tờ báo này, có một cơ sở in tại số 98A Hàng Bông - nhà riêng của gia đình ông Minh.
Ông Minh cho hay, những tờ báo này sau khi in xong sẽ được mang đi tuyên truyền, đối với học sinh như ông thì mang tờ báo cho vào cặp sách, khi lên lớp sẽ để vào ngăn bàn của các bạn cùng lớp. Tờ báo sau này có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới đối tượng thanh niên, học sinh, sinh viên nên kẻ địch tìm mọi cách để triệt phá.
Sau một thời gian hoạt động, tháng 10/1952, cơ sở in tại nhà của ông Minh bị lộ do bị chỉ điểm. Dù vậy, khi đến lục soát, kẻ địch chỉ tịch thu được một số tờ báo “Nhựa sống” và một ít tài liệu tuyên truyền. Ông Minh bị bắt lần thứ 2 khi mới 17 tuổi. Ông bị bắt giam tại nhà giam Hỏa Lò. Cùng thời điểm ông Minh bị bắt, một số bạn bè cùng hoạt động in ấn, phát hành cho tờ “Nhựa sống” cũng bị bắt như: Lê Tám, Nguyễn Kim Khiêm, Trần Khắc Cần.
Khi khám xét xong, ông Minh và bạn bè của mình đều được cấp một tấm thẻ tù với mã số riêng, có dây luồn đeo vào cổ. Con số mà ông Minh được cấp là số VN 2017. Nhìn tấm thẻ đã có phần cũ kỹ và mặt sau có vết lõm, ông Minh tự hỏi không biết trước mình tấm thẻ này được cấp cho ai, người đó còn sống hay đã chết?
![]() |
Ông Dương Tự Minh cùng 3 người bạn là Lê Tám, Nguyễn Kim Khiêm, Trần Khắc Cần trong tấm ảnh chụp kỷ niệm sau khi ra tù |
Ông Minh bị tra tấn bằng cách kẹp dây vào hai tai rồi quay điện, trong suốt thời gian bị giam cầm. Ông bị tra khảo nhiều vấn đề liên quan tới tờ “Nhựa sống” nhưng ông quyết không khai nửa lời. Trong suốt một năm giam giữ ông Minh và bạn bè của ông, bên ngoài tờ “Nhựa sống” vẫn được in và đấu tranh cho những học sinh bị bắt như ông Minh.
Mặc dù muốn khép tội nặng cho ông Minh và đồng đội của ông nhưng vì không đủ căn cứ nên chính quyền thực dân đã ra chỉ thị tạm tha và cho ông Minh cùng 3 người bạn được tại ngoại.
Ngay sau khi ra tù, ông Minh cùng 3 người bạn đã chụp chung một tấm ảnh. Đến nay ông vẫn còn lưu giữ. Còn tấm thẻ tù mang mã số VN 2017, những năm gần đây ông đã mang tặng cho Ban quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò để trưng bày.
Sau khi ra tù, ông Dương Tự Minh tiếp tục học tập, hoạt động và gắn bó với Thành đoàn Hà Nội, sau đó là Trung ương Đoàn. Sau 30 năm gắn bó ông Minh mới chuyển sang công tác khác.
Thông qua những câu chuyện kể của ông Minh - một nhân chứng lịch sử hào hùng, một lần nữa, chúng ta như được sống lại một thời hoạt động cách mạng sôi nổi của ông và những thanh niên trẻ lúc bấy giờ. Những nếm mật, nằm gai, những đòn roi tra tấn của kẻ thù đã trở thành sự rèn luyện bản lĩnh cách mạng, để từ ấy, bao chiến sĩ kiên trung lại tiếp tục vì Đảng đấu tranh, vì dân phục vụ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7

Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao

Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025

Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình

Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình

Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ
