Cảnh báo xuất hiện nhiều hình thế thời tiết nguy hiểm
![]() |
Đại diện lãnh đạo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 tại Thanh Hóa
Bài liên quan
Bài 1: Hậu quả từ việc phát triển kinh tế thiếu bền vững
Chủ động ứng phó trước cơn bão Bailu
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai
EVN HANOI đẩy mạnh tuyên truyền an toàn điện mùa mưa bão
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối tháng 8/2019, sẽ xuất hiện những hình thế thời tiết nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến nước ta. Khoảng ngày 28/8, áp thấp nhiệt đới ở phía Đông Philippines sẽ đi vào biển Đông, diễn biến phức tạp, kéo dài, có khả năng cao mạnh lên thành bão, di chuyển vào đất liền, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Cụ thể, hồi 19 giờ tối nay, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 14,2 độ Vĩ Bắc; 129,2 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-dông (Philippines) khoảng 800km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25-30km và có khả năng mạnh thêm. Đến 19 giờ ngày 27/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 122,9 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Đông đảo Lu-dông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25km và có khả năng mạnh thêm. Đến 19 giờ ngày 28/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 117,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 530km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 19 giờ ngày 29/8, vị trí tâm bão ở khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Cũng trong thời gian này, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên ở các vùng biển phía Nam có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng mưa to đến rất to, nguy cơ xảy ra dông, lốc, sét, gió giật mạnh.
Để sẵn sàng ứng phó với những hình thế thời tiết nguy hiểm trên, Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố theo dõi sát diễn biến của hình thế thời tiết nguy hiểm. Đồng thời, các bộ, ngành chủ động triển khai biện pháp ứng phó phù hợp, đảm bảo an toàn cho người và tài sản ở khu vực có nguy cơ ảnh hưởng, đặc biệt đối với tàu thuyền, các khu du lịch, khu vui chơi, giải trí ven biển, hải đảo.
Đặc biệt, các địa phương phải sẵn sàng lực lượng, phương tiện để tổ chức triển khai ứng phó khi có yêu cầu. Đồng thời phải trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó Sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
* Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hơn 1.000 tình nguyện viên giải cứu san hô

Điện Thái Hòa di tích đầu tiên đạt tiêu chuẩn công trình xanh LOTUS

Lan tỏa sức mạnh cộng đồng nhân Ngày Trái Đất 2025

Công ty Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc bị phạt gần 1 tỷ đồng

Doanh nghiệp ồ ạt tuồn chất thải vào vùng giáp ranh Quảng Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu quyết liệt trong phòng, chống vi phạm IUU

Điện máy Xanh kết hợp cùng địa phương mang đến giải pháp nước sạch

Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về tăng trưởng xanh, bền vững

Nhiệt độ tại Bắc Bộ cao nhất 33 độ C
