Tag

Cần chính sách đột phá, đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp 16/05/2025 10:40
aa
TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự bứt phá, cần có những cơ chế, chính sách mang tính đột phá, tháo gỡ các rào cản về thể chế, nguồn lực và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Tháo gỡ ngay các vấn đề cấp bách tác động đến kinh tế tư nhân Ngày 16/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân Nhiều chính sách đột phá, chưa có tiền lệ cho kinh tế tư nhân

Cần những cơ chế, chính sách mang tính đột phá

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, đa số các đại biểu Quốc hội tán thành sự cần thiết ban hành Nghị quyết cũng như tán thành ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn ở một kỳ họp.

Các ý kiến đánh giá cao cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra trong thời gian rất ngắn đã hoàn thiện các nội dung để trình Quốc hội xem xét Nghị quyết này.

Cho ý kiến về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, để khu vực này thực sự bứt phá, cần có những cơ chế, chính sách mang tính đột phá, tháo gỡ các rào cản về thể chế, nguồn lực và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.

Dự thảo Nghị quyết được kỳ vọng là "cú hích" quan trọng, thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chỉ ra 3 vấn đề doanh nghiệp quan tâm, bao gồm cắt giảm thủ tục hành chính, tiếp cận tín dụng và tiếp cận đất đai.

Theo đó, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, quy định rõ trong Nghị quyết này, giảm bao nhiêu phần trăm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Để quy định thực chất, hiệu quả, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần xem xét rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cũng như hạn chế, chấm dứt tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức.

Cần chính sách đột phá, đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp tư nhân
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh

Cũng tham gia góp ý, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (đoàn Bến Tre) nhận thấy, dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân đề xuất nhiều chính sách cụ thể, nếu áp dụng triệt để thì sẽ tạo chuyển biến lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và của địa phương.

Về nguyên tắc phát triển kinh tế tư nhân, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn cho rằng, cần phải quán triệt nguyên tắc bình đẳng trong môi trường đầu tư kinh doanh.

“Bất kỳ thành phần kinh tế nào như kinh tế Nhà nước gắn liền với doanh nghiệp Nhà nước, kinh tế tư nhân gắn liền với doanh nghiệp tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gắn liền với doanh nghiệp có vốn FDI, các chính sách áp dụng đều phải dựa trên cơ sở bình đẳng.

Vì thực tế thời gian qua, đâu đó chúng ta có nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn các doanh nghiệp trong nước chưa được quan tâm”, đại biểu nêu rõ.

Do đó, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đề nghị Ban soạn thảo ở phần mở đầu của dự thảo Nghị quyết cần đặt vị trí chiến lược của kinh tế tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, đưa ra các chỉ tiêu quan trọng trong các thời kỳ như giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 - 2050, cần làm rõ phát triển đội ngũ doanh nghiệp tư nhân với số lượng như thế nào?

Ví dụ như doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp quốc tế phát triển tầm cỡ như thế nào và có định hướng rõ ràng để đì liền với đó là các chính sách phát triển. Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn cho rằng, ngay ở phần mở đầu của dự thảo Nghị quyết cần nhấn mạnh vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ doanh nghiệp tư nhân để hướng tới xây dựng các chính sách một cách bao quát và toàn diện.

Tán thành với các nội dung của dự thảo Nghị quyết, tuy nhiên, đại biểu cho rằng, các nội dung chính sách mang tính chiến lược, trọng tâm còn nằm rải rác, dàn trải, do đó, cần quan tâm đến công tác quy hoạch, vấn đề đất đai, hỗ trợ tín dụng, vấn đề thanh tra, kiểm tra… để khơi dậy sự phát triển của đội ngũ doanh nghiệp tư nhân.

Liên quan đến công tác quy hoạch, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn nêu rõ, quan điểm quy hoạch mà chúng ta đang thực hiện là “cái gì không có trong quy hoạch thì không được phép làm, điều này sẽ làm hạn chế đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp”.

Do đó, đại biểu đề nghị đối với đề xuất của doanh nghiệp khác với quy hoạch trong từng thời kỳ cần phải được xem xét cụ thể để các dự án đó khi đánh giá tính khả thi có thể giúp cho doanh nghiệp phát triển.

Về vấn đề đất đai, dự thảo Nghị quyết đưa ra nhiều chính sách như miễn giảm tiền thuê đất, sử dụng ngân sách để giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư… Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đề nghị cần có cơ chế mở đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư có đất, có đề xuất đầu tư nhưng không nằm trong quy hoạch hoặc không nằm trong danh mục các dự án Nhà nước lựa chọn đầu tư.

Về nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra, tại khoản 1 Điều 4 của dự thảo Nghị quyết có nêu: “Số lần thanh tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng”.

Do đó, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đề nghị cần cụ thể hóa nội dung này và cần quy định chặt chẽ hơn để tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện. Đồng thời, cần có giám sát trong thanh tra, kiểm tra như giám sát từ xa, giám sát qua hệ thống báo cáo, qua dữ liệu điện tử của doanh nghiệp…

Nhìn nhận và đặt đúng vai trò của kinh tế tư nhân

Đồng tình với quan điểm nêu trên, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (đoàn Bến Tre) nêu rõ, hoạt động thanh tra đã được quy định trong Luật Thanh tra. Tuy nhiên, hiện chưa có pháp luật nào quy định về kiểm tra, và hiện vấn đề này đang gây nhũng nhiễu nhiều cho doanh nghiệp và nhận được nhiều ý kiến của doanh nghiệp về vấn đề này, ví dụ như cấp phép về xây dựng, hoàn công…

Vì vậy, đại biểu đề nghị các nội dung về kiểm tra cần được luật hóa và quy định rõ trong dự thảo Nghị quyết. Tại khoản 9, khoản 10 Điều 4 của dự thảo Nghị quyết, cần làm rõ chế tài đi kèm để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả khi triển khai thực hiện Điều này.

Cần chính sách đột phá, đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp tư nhân
Đại biểu Huỳnh Thanh Phương (đoàn Tây Ninh)

Tương tự, đại biểu Huỳnh Thanh Phương (đoàn Tây Ninh) cho rằng, Nghị quyết đã góp phần tháo gỡ những điểm nghẽn trong phát triển kinh tế tư nhân hiện nay và dần hoàn thiện hệ thống pháp luật để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân - động lực quan trọng phát triển kinh tế đất nước.

“Trong dự thảo Nghị quyết có nhiều điểm mới có tính chất bước ngoặt về tư duy, nhận thức và hành động về kinh tế tư nhân. Tức là chúng ta đặt kinh tế tư nhân, nhìn nhận và đặt đúng vai trò, vị trí để cùng với kinh tế tập thể ở kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác trở thành động lực phát triển kinh tế đất nước”, đại biểu Huỳnh Thanh Phương nhấn mạnh.

Nêu rõ hiện dự thảo Nghị quyết đang thiết kế nhiều nguồn lực như đầu tư hạ tầng, hỗ trợ tài chính, tín dụng cho doanh nghiệp, đại biểu Huỳnh Thanh Phương đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ để đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn, hay nói cách khác là phân phối lại nguồn lực cho đồng đều để giúp kinh tế tư nhân phát triển.

Đồng tình với những chính sách của dự thảo Nghị quyết liên quan đến hỗ trợ thuế, phí, đại biểu cho rằng, các nội dung này được thiết kế trên cơ sở nuôi dưỡng nguồn thu, do đó, sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách trong ngắn hạn. Vì vậy, đề nghị rà soát, tính toán kỹ để không ảnh hưởng đến các nhiệm vụ chi ngân sách khác trong giai đoạn này, nhất là chi đầu tư phát triển.

Về tài chính, tín dụng được quy định tại Điều 9 của dự thảo Nghị quyết, đại biểu Huỳnh Thanh Phương đề nghị nên cân nhắc rõ, bổ sung thêm nhiều chính sách ưu đãi về vốn. Cần có cơ chế quy định để triển khai thực hiện các chính sách của Nhà nước sao cho hài hòa giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là giữa ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Do đó, trong các quy định tại Điều 9, đại biểu đề nghị nên thống nhất theo đề nghị thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Tài chính.

Bên cạnh đó, đại biểu Huỳnh Thanh Phương đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xây dựng Quỹ đầu tư mạo hiểm đối với các doanh nghiệp khoa học, công nghệ. Nhà nước cần phải chấp nhận mạo hiểm cùng với doanh nghiệp thì mới tạo ra cơ chế pháp lý, giúp các doanh nghiệp phát triển.

Đọc thêm

Khó quản doanh nghiệp nếu thanh, kiểm tra 1 lần/năm? Doanh nghiệp

Khó quản doanh nghiệp nếu thanh, kiểm tra 1 lần/năm?

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng tình việc hạn chế tiền kiểm, chuyển dần sang hậu kiểm nhưng lo ngại việc giảm thanh, kiểm tra, thậm chí miễn, sẽ khó phát hiện vi phạm của doanh nghiệp...
Tập đoàn IPPG tìm hiểu về Khu thương mại tự do tại Đồng Nai Kinh tế

Tập đoàn IPPG tìm hiểu về Khu thương mại tự do tại Đồng Nai

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức hoan nghênh Tập đoàn IPPG đến tìm hiểu đầu tư, đồng thời yêu cầu các sở, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp cùng trao đổi, bàn bạc những vấn đề cụ thể, hướng tới xây dựng thành công một khu thương mại tự do trên địa bàn.
Cần nhiều chính sách cho doanh nghiệp "hạt nhân", "đầu kéo" Doanh nghiệp

Cần nhiều chính sách cho doanh nghiệp "hạt nhân", "đầu kéo"

TTTĐ - Những khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa rất cần có doanh nghiệp là hạt nhân là đầu kéo mới có thể phát triển được. Do đó, cần các chính sách ưu đãi miễn/giảm thuế, thuê đất dài hạn, hỗ trợ chi phí... để các doanh nghiệp có thể giảm chi phí giá thành sản xuất và cạnh tranh được trên thị trường
HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số Doanh nghiệp

HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số

TTTĐ - Thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng nhằm thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số - hai động lực tăng trưởng chiến lược của giai đoạn 2025 - 2030, HDBank triển khai gói tín dụng ưu đãi 20.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp đang và sẽ đầu tư vào các lĩnh vực then chốt này.
ROX Group nhận giải thưởng quốc tế cho đổi mới quản trị và CSR Doanh nghiệp

ROX Group nhận giải thưởng quốc tế cho đổi mới quản trị và CSR

TTTĐ - Trong năm thứ 3 được vinh danh tại Stevie Awards, ROX Group đã nhận Giải Vàng cho hạng mục “Đổi mới sáng tạo về quản trị doanh nghiệp” và Giải Đồng cho “Thành tựu đổi mới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.
Kích hoạt những động lực mới cho phát triển kinh tế tư nhân Kinh tế

Kích hoạt những động lực mới cho phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Khi doanh nghiệp tư nhân được tạo điều kiện thuận lợi, được truyền cảm hứng đổi mới và tiếp cận công bằng với nguồn lực, họ sẽ trở thành lực lượng tiên phong đưa kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.
PGBank trao giải thưởng 3 lượng vàng cho khách hàng may mắn Doanh nghiệp

PGBank trao giải thưởng 3 lượng vàng cho khách hàng may mắn

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) vừa tổ chức lễ trao giải thưởng đặc biệt trong khuôn khổ chương trình khuyến mãi tiền gửi “Đón xuân Ất Tỵ - Quà vàng như ý”, tại PGBank Phòng Giao dịch Đức Giang – Chi nhánh Thăng Long.
Chiều 15/5, Quốc hội bàn cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Chiều 15/5, Quốc hội bàn cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Chiều 15/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Sau đó sẽ thảo luận ở tổ về nội dung này.
Dùng nguyên liệu hết hạn, Công ty GodwayPharma bị phạt gần 3 tỷ đồng Nhịp sống phương Nam

Dùng nguyên liệu hết hạn, Công ty GodwayPharma bị phạt gần 3 tỷ đồng

TTTĐ - Công ty TNHH GodwayPharma vừa bị xử phạt gần 3 tỷ đồng vì sử dụng hàng tấn nguyên liệu hết hạn để sản xuất bột đạm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Hoa Điện Trung Quốc Doanh nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Hoa Điện Trung Quốc

Trưa 14/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Bành Cương Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hoa Điện Trung Quốc (Tập đoàn Hoa Điện Trung Quốc).
Xem thêm