Tháo gỡ ngay các vấn đề cấp bách tác động đến kinh tế tư nhân
Kích hoạt những động lực mới cho phát triển kinh tế tư nhân Hàng loạt cơ chế đặc thù tạo “đòn bẩy” cho kinh tế tư nhân |
Chiều 15/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (đoàn Cần Thơ) đánh giá rất cao sự chuẩn bị của Chính phủ, đặc biệt là Bộ Tài chính trong thời gian rất ngắn đã hoàn thiện tờ trình dự thảo với chất lượng rất cao.
Ông Hùng mong muốn cần bổ sung các nội dung liên quan đến việc kết nối, liên kết, hình thành sự hỗ trợ giữa doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng. |
Đại biểu cũng đề nghị hoàn thiện một số khái niệm trong dự thảo Nghị quyết để giúp đơn giản trong quá trình triển khai. Điển hình như khái niệm “doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo”, “vườn ươm công nghệ”, “doanh nghiệp công nghệ cao”, “công nghiệp nền tảng”, “công nghiệp mũi nhọn”, “dự án xanh”, “thanh tra, kiểm tra từ xa dựa trên dữ liệu điện tử”...
Đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) mong muốn có quan soạn thảo cần bổ sung giải pháp hỗ trợ hiệu quả khi ban hành các quy định để đảm bảo tính khả thi.
![]() |
Quang cảnh phiên thảo luận. |
Đại biểu lấy ví dụ như chính sách thuế, các cơ quan của Chính phủ, địa phương, phải tạo cơ chế hỗ trợ, tập huấn, cung cấp thông tin rõ ràng, thủ tục kê khai và nộp thuế để hộ kinh doanh và cá nhân dễ dàng thực hiện. Ngoài ra, cần tăng tăng cường áp dụng công nghệ thông tin để kê khai và kiểm tra giám sát.
Giải trình thêm một số vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, với các nhiệm vụ, giải pháp, các nội hàm đã rõ, có tính chất cấp bách, cần phải tháo gỡ ngay để tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân, nhưng chưa được thể chế hóa, cần phải sửa đổi, bổ sung mà thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật, thì Nghị quyết đề xuất đưa vào.
Đối với các cái nhiệm vụ, giải pháp mà cần phải thể chế hóa, sửa đổi, bổ sung ngay và thuộc phạm vi điều chỉnh của một số luật mà có trong chương trình làm việc của Quốc hội.
Tại trường hợp này, Chính phủ cũng giao cho các cơ quan chủ trì soạn thảo khẩn trương rà soát, nghiên cứu và thể chế hóa ngay tại dự thảo luật để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Đối với một số nhiệm vụ, giải pháp mang tính định hướng và chưa cấp bách, cần có thời gian nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng thì Chính phủ giao cho các cơ quan để nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật hoặc trình Quốc hội để ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể.
Một vấn đề nữa mà Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh đó là vấn đề ứng xử với các đối tượng chịu ảnh hưởng khác nhau trong dự thảo Nghị quyết.
Ví dụ như vấn đề ứng xử giữa nhóm hộ kinh doanh và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Làm sao để vừa giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa có động lực để “lớn lên”, cũng vừa giúp các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.
“Nội hàm của Nghị quyết đảm bảo mỗi đối tượng đều có chương trình hỗ trợ. Làm thế nào để hộ kinh doanh có thể chuyển mô hình doanh nghiệp. Với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có thể phấn đấu thành doanh nghiệp vừa và lớn”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh.
Tin liên quan
Đọc thêm

Hàng loạt cơ chế đặc thù tạo “đòn bẩy” cho kinh tế tư nhân

Học hỏi quốc tế để kinh tế tư nhân TP Hồ Chí Minh phát triển

Khẩn trương xác định, định vị chiến lược phát triển của Trung tâm tài chính quốc tế

Đề xuất tăng quyền của Thủ tướng trong thu, chi ngân sách Nhà nước

Tín dụng TP Hồ Chí Minh vượt mốc 4 triệu tỷ đồng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu ngân sách nội địa tăng trưởng ấn tượng

Triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng

TikTok Shop công bố lộ trình CSR 2025, cam kết chắp cánh cho "Hàng Việt vươn mình" trong kỷ nguyên số

Chính phủ trình Quốc hội giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026
