Tag

Hàng loạt cơ chế đặc thù tạo “đòn bẩy” cho kinh tế tư nhân

Kinh tế 15/05/2025 15:28
aa
TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân đề xuất quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Bộ Chính trị nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW, tạo “cú hích, đòn bẩy, điểm tựa” tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của kinh tế tư nhân...
Quyết cơ chế đặc thù phát triển kinh tế tư nhân ngay tuần này Kích hoạt những động lực mới cho phát triển kinh tế tư nhân

Ngày 15/5, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.

Không thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp quá 1 lần/năm

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, dự thảo Nghị quyết gồm 7 chương và 17 điều.

Trong đó, mục tiêu Nghị quyết là thể chế hóa kịp thời một số chủ trương, đường lối của Đảng nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tạo điều kiện thuận cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực; thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào các dự án quan trọng quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp tiên phong, vươn tầm quốc tế nhằm tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa" tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của kinh tế tư nhân. Qua đó, hiện thực hóa các mục tiêu nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW.

Dự thảo Nghị quyết tập trung thể chế hóa theo 5 nhóm chính sách lớn, gồm: Cải thiện môi trường kinh doanh; hỗ trợ tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh; hỗ trợ tài chính, tín dụng và mua sắm công; hỗ trợ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực; hỗ trợ hình thành doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp tiên phong.

Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, Nghị quyết này quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, áp dụng đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Về cải thiện môi trường kinh doanh, nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (Điều 4), dự thảo Nghị quyết quy định không được thanh tra, kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh quá 1 lần trong năm, trừ trường hợp có bằng chứng vi phạm rõ ràng; xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Hàng loạt cơ chế đặc thù tạo “đòn bẩy” cho kinh tế tư nhân
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng

Cùng với đó, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa dựa trên các dữ liệu điện tử, giảm thanh tra, kiểm tra trực tiếp. Miễn kiểm tra thực tế đối với các doanh nghiệp tuân thủ tốt quy định pháp luật.

Chuyển việc quản lý điều kiện kinh doanh từ cấp phép, chứng nhận sang thực hiện công bố điều kiện kinh doanh và hậu kiểm, trừ một số ít lĩnh vực bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp phép theo quy định và thông lệ quốc tế.

Ưu tiên khắc phục hậu quả kinh tế thay cho xử lý hình sự

Về nguyên tắc xử lý các vi phạm và giải quyết các vụ việc trong hoạt động kinh doanh (Điều 5), dự thảo Nghị quyết quy định phân định rõ giữa trách nhiệm của pháp nhân với trách nhiệm của cá nhân; giữa trách nhiệm hình sự với trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự; giữa trách nhiệm hành chính với trách nhiệm dân sự.

Theo đó, đối với vi phạm, vụ việc về dân sự, kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được chủ động khắc phục vi phạm, thiệt hại. Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì không áp dụng xử lý hình sự.

Đối với vi phạm đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế chủ động, kịp thời và toàn diện trước và là căn cứ quan trọng để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khi quyết định khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và các biện pháp xử lý tiếp theo. Không được áp dụng hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Đối với các vụ việc mà thông tin, tài liệu, chứng cứ chưa đủ rõ ràng để kết luận có hành vi vi phạm pháp luật, phải sớm có kết luận theo quy định của pháp luật tố tụng, thực hiện công bố công khai kết luận này.

Hàng loạt cơ chế đặc thù tạo “đòn bẩy” cho kinh tế tư nhân
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi trình bày báo cáo thẩm tra

Dự thảo Nghị quyết nêu rõ, cần bảo đảm việc niêm phong, kê biên tạm giữ, phong tỏa tài sản liên quan đến vụ việc, vụ án phải theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phạm vi, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; bảo đảm giá trị niêm phong, kê biên, tạm giữ, phong tỏa tương ứng với dự kiến hậu quả thiệt hại trong vụ án; sử dụng hợp lý các biện pháp cần thiết để bảo đảm giá trị tài sản liên quan đến vụ án, giảm thiểu tác động của điều tra đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sau khi có ý kiến thống nhất của các cơ quan tố tụng và không ảnh hưởng đến hoạt động điều tra.

Bên cạnh đó, cần phân biệt rõ tài sản hình thành hợp pháp với tài sản, thu nhập có được từ hành vi vi phạm pháp luật, tài sản khác liên quan đến vụ án; giữa tài sản, quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp với tài sản, quyền, nghĩa vụ của cá nhân người quản lý trong doanh nghiệp trong xử lý các vi phạm và giải quyết các vụ việc.

Thẩm tra vấn đề trên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho biết, đa số ý kiến Ủy ban tán thành quy định tại Điều 2 về các cơ chế, chính sách được áp dụng chung đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Đối với một số cơ chế, chính sách cần có quy định cụ thể hơn về điều kiện đối với đối tượng áp dụng, Nghị quyết quy định ngay tại các điều, khoản có liên quan hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết. Cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, bảo đảm đúng đối tượng được hỗ trợ, ưu đãi, bảo đảm mục tiêu chính sách.

Về nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra, cấp phép, chứng nhận đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; nguyên tắc xử lý các sai phạm và giải quyết các vụ việc trong hoạt động kinh doanh, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ, Hội đồng thẩm phán, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao quan tâm chỉ đạo xem xét, đánh giá lại công tác triển khai thực hiện để có giải pháp chấn chỉnh; sớm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng nội dung này sau khi Nghị quyết được ban hành.

Đồng thời, trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều này sau khi Nghị quyết được ban hành, khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung tại các luật liên quan để nâng cao hiệu lực pháp lý và bảo đảm tính ổn định, lâu dài của quy định.

Về hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ, đối với quy định tại khoản 4 Điều 7 dự thảo Nghị quyết, đề nghị nghiên cứu hoàn thiện quy định này để tránh cơ chế “xin - cho”, trục lợi chính sách, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, đề nghị nghiên cứu, quy định cụ thể về hình thức hoàn trả cho chủ đầu tư bảo đảm tính khả thi của quy định, tương ứng với hình thức trả tiền thuê đất.

Theo Khoản 4, Điều 7 dự thảo: đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp thành lập mới sau ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế, xác định diện tích đất đối với từng khu công nghiệp, cụm công nghiệp đảm bảo bình quân tối thiểu 20 ha/khu, cụm công nghiệp hoặc 5% tổng diện tích đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng để dành cho doanh nghiệp công nghệ cao thuộc khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thuê, thuê lại.

Về hỗ trợ tài chính, tín dụng; hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và lớn, tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu, cơ quan thẩm tra nêu rõ: để bảo đảm chính sách hỗ trợ lãi suất tại khoản 1 Điều 9 dự thảo Nghị quyết thực sự phát huy hiệu quả, cần rút kinh nghiệm từ việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15, bảo đảm quy định rõ ràng về tiêu chí xác định đối tượng cho vay.

Đồng thời thực hiện nghiêm túc nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra tại Điều 5 dự thảo Nghị quyết và Nghị quyết số 68-NQ/TW, bảo đảm cơ quan nhà nước, ngân hàng thương mại thực hiện nguyên tắc tự quyết định, tự chịu trách nhiệm.

Đọc thêm

Khám phá đặc sản Quảng Nam tại Triển lãm OCOP và Nông nghiệp 2025 Nông thôn mới

Khám phá đặc sản Quảng Nam tại Triển lãm OCOP và Nông nghiệp 2025

TTTĐ - Hơn 350 sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam sẽ được giới thiệu tại Triển lãm trưng bày sản phẩm OCOP và nông nghiệp tỉnh Quảng Nam năm 2025.
Kích hoạt những động lực mới cho phát triển kinh tế tư nhân Kinh tế

Kích hoạt những động lực mới cho phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Khi doanh nghiệp tư nhân được tạo điều kiện thuận lợi, được truyền cảm hứng đổi mới và tiếp cận công bằng với nguồn lực, họ sẽ trở thành lực lượng tiên phong đưa kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.
Học hỏi quốc tế để kinh tế tư nhân TP Hồ Chí Minh phát triển Kinh tế

Học hỏi quốc tế để kinh tế tư nhân TP Hồ Chí Minh phát triển

TTTĐ - Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân ở TP Hồ Chí Minh vẫn đang gặp nhiều rào cản trong việc mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp này nên mở rộng quan hệ quốc tế, học tập mô hình, cách thức của nước bạn để phát triển.
PGBank trao giải thưởng 3 lượng vàng cho khách hàng may mắn Doanh nghiệp

PGBank trao giải thưởng 3 lượng vàng cho khách hàng may mắn

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) vừa tổ chức lễ trao giải thưởng đặc biệt trong khuôn khổ chương trình khuyến mãi tiền gửi “Đón xuân Ất Tỵ - Quà vàng như ý”, tại PGBank Phòng Giao dịch Đức Giang – Chi nhánh Thăng Long.
Quyết cơ chế đặc thù phát triển kinh tế tư nhân ngay tuần này Kinh tế

Quyết cơ chế đặc thù phát triển kinh tế tư nhân ngay tuần này

TTTĐ - Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân là một nghị quyết ngắn gọn, với những đột phá mới trong phát triển kinh tế tư nhân, dự kiến sẽ được thông qua vào cuối tuần này...
Các địa phương hỗ trợ nhau trong bảo đảm nguồn cung vật liệu cho các dự án đầu tư công Kinh tế

Các địa phương hỗ trợ nhau trong bảo đảm nguồn cung vật liệu cho các dự án đầu tư công

TTTĐ - Chiều 14/5, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì cuộc họp về tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công của 3 bộ, cơ quan Trung ương và 13 địa phương Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc Tổ công tác số 5.
Chiều 15/5, Quốc hội bàn cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Chiều 15/5, Quốc hội bàn cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Chiều 15/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Sau đó sẽ thảo luận ở tổ về nội dung này.
Khẩn trương xác định, định vị chiến lược phát triển của Trung tâm tài chính quốc tế Thị trường - Tài chính

Khẩn trương xác định, định vị chiến lược phát triển của Trung tâm tài chính quốc tế

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 227/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về công tác chuẩn bị xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Dùng nguyên liệu hết hạn, Công ty GodwayPharma bị phạt gần 3 tỷ đồng Nhịp sống phương Nam

Dùng nguyên liệu hết hạn, Công ty GodwayPharma bị phạt gần 3 tỷ đồng

TTTĐ - Công ty TNHH GodwayPharma vừa bị xử phạt gần 3 tỷ đồng vì sử dụng hàng tấn nguyên liệu hết hạn để sản xuất bột đạm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Hoa Điện Trung Quốc Doanh nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Hoa Điện Trung Quốc

Trưa 14/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Bành Cương Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hoa Điện Trung Quốc (Tập đoàn Hoa Điện Trung Quốc).
Xem thêm