Khó quản doanh nghiệp nếu thanh, kiểm tra 1 lần/năm?
Cần nhiều chính sách cho doanh nghiệp "hạt nhân", "đầu kéo" Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm đầu dễ trục lợi chính sách |
Thảo luận tại tổ 2 (đoàn TP Hồ Chí Minh) về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, đa số các đại biểu thống nhất với việc ban hành Nghị quyết nhằm phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, kích hoạt, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực trong Nhân dân cho phát triển kinh tế - xã hội.
Đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị quyết, đại biểu Trần Kim Yến nêu quan điểm, trong dự thảo Nghị quyết có đề cập đến tạo sự bình đẳng cho doanh nghiệp tư nhân tiếp cận sự hỗ trợ trong sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, hiện nay, doanh nghiệp tư nhân tiếp cận những chính sách về tín dụng, thuế, đất đai, mặt bằng trong sản xuất kinh doanh còn rất khó khăn.
Theo đại biểu Trần Kim Yến, để phát triển kinh tế tư nhân, Nghị quyết cần nêu cụ thể hơn việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với những chính sách trên.
![]() |
Đại biểu Trần Kim Yến |
Với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, người khuyết tật thì cần công khai thông tin hơn, được hỗ trợ một cách chính thống.
Những doanh nghiệp đầu tư lớn về cơ sở vật chất thì cần được hỗ trợ nhiều hơn. Ngoài ra, cần chú trọng hơn tới giảm nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp gắn với cải cách thể chế.
Cùng quan điểm, đại biểu Tô Thị Bích Châu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu cơ chế đặc biệt để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh ở những vùng, miền khó khăn.
Bên cạnh đó, có quy định cụ thể hơn trong việc hỗ trợ những ngành nghề đặc thù và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại những doanh nghiệp ở địa phương.
Đối với doanh nghiệp công nghệ, đổi mới sáng tạo, đại biểu Tô Thị Bích Châu cho rằng, chỉ nên hỗ trợ đối với việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc thù, chứ không phải kinh doanh sản phẩm nào cũng được hỗ trợ.
Ở góc độ khác, đại biểu Nguyễn Minh Đức cho rằng, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân còn chưa bao quát được hết việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho phát triển doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.
Do vậy, để tạo sự phát triển bứt phá cho tất cả doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Minh Đức nêu quan điểm, cơ quan thẩm tra dự án Luật nên tiếp tục trao đổi với Chính phủ, các Bộ ngành để tìm hiểu rõ hơn những điểm nghẽn trong các lĩnh vực, ngành nghề để từ đó đưa ra các giải pháp, có sự phân loại cụ thể nhằm xây dựng sự bình đẳng cho các doanh nghiệp trong tiếp cận sự hỗ trợ.
Trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân có đề cập tới số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) bao gồm cả kiểm tra liên ngành, đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không được quá 1 lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
![]() |
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan |
Góp ý về nội dung này, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nêu, khi đọc dự thảo nghị quyết, cá nhân bà cho rằng, đây là nghị quyết không áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước, trong đó, bà quan tâm tới vấn đề thanh, kiểm tra.
Theo quy định dự thảo, số lần thanh tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần trong năm, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan băn khoăn, liệu quy định này có phù hợp với tình hình hiện nay.
Nữ đại biểu cho biết, tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ có nội dung tương tự khi quy định thanh tra, kiểm tra với doanh nghiệp không quá 1 lần/năm. Sau đó, chỉ thị trên đã được bãi bỏ năm 2024 bằng Quyết định 1182.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, quy định không thanh tra quá 1 lần/năm như dự thảo nêu, hiệu quả công tác thanh tra không cao.
"Nếu tôi là doanh nghiệp tư nhân, thậm chí là nhà nước, nếu tháng 1 đã thanh tra, thì trong 11 tháng còn lại, doanh nghiệp muốn làm gì thì làm? Trong đầu doanh nghiệp suy nghĩ, yên tâm, thanh tra không có quyền vô nữa. Đây là một điều dở. Tôi rất đồng ý quan điểm không thể chấp nhận thanh tra nhiều sẽ gây nhũng nhiễu, tiêu cực, nhưng việc nào ra việc đó. Không vì sợ nhũng nhiễu mà chúng ta loại bỏ hiệu quả của thanh tra", đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nói.
Cũng theo đại biểu, với quy định trên, ngành thanh tra sẽ bị "trói tay, trói chân", trong khi tình hình hàng nhập lậu, kém chất lượng, hàng giả ngày càng nhiều. "Nếu thật là vàng thì sợ gì lửa", đại biểu ví von.
Liên quan đến nội dung trên, đại biểu Trần Anh Tuấn kiến nghị cần xem xét lại hoạt động thanh tra, kiểm tra để vừa đảm bảo tối đa các yêu cầu kiểm soát chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp mà vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.
Để triển khai được yêu cầu này, đại biểu Trần Anh Tuấn cho rằng, cơ quan chức năng cần có sự phản hồi, giải thích rõ ràng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh.
Theo đại biểu Trần Anh Tuấn, bên cạnh công tác thanh, kiểm tra, Ban soạn thảo dự thảo Nghị quyết cần lưu ý tới việc hỗ trợ doanh nghiệp trong giảm các thủ tục hành chính, tháo gỡ những điểm nghẽn để được tiếp cận với cơ chế về tín dụng, đất đai, đầu tư kinh doanh...
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tập đoàn IPPG tìm hiểu về Khu thương mại tự do tại Đồng Nai

Cần nhiều chính sách cho doanh nghiệp "hạt nhân", "đầu kéo"

HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số

ROX Group nhận giải thưởng quốc tế cho đổi mới quản trị và CSR

Kích hoạt những động lực mới cho phát triển kinh tế tư nhân

PGBank trao giải thưởng 3 lượng vàng cho khách hàng may mắn

Chiều 15/5, Quốc hội bàn cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân

Dùng nguyên liệu hết hạn, Công ty GodwayPharma bị phạt gần 3 tỷ đồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Hoa Điện Trung Quốc
