Cách làm tròn tuổi và quyền lợi bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu sớm
![]() |
Nhiều người lao động đang băn khoăn về cách làm tròn tuổi khi nghỉ hưu sớm và quyền lợi bảo hiểm xã hội được hưởng sau khi nghỉ hưu (Ảnh minh họa)
Bài liên quan
Điều kiện để được miễn đồng chi trả chi phí bảo hiểm y tế
Đóng bảo hiểm xã hội một lần để hưởng lương hưu được không?
Mua thẻ bảo hiểm y tế bao lâu mới được sử dụng?
Xử lý hình sự doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội kéo dài
Ông Vũ Văn Hùng, sinh tháng 2/1966 (Ba Đình, Hà Nội) có hỏi: Tôi đóng bảo hiểm xã hội được 27 năm 5 tháng, trong đó có 16 năm đóng bảo hiểm xã hội ở vị trí công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Do sức khoẻ yếu, bị suy giảm khả năng lao động 61% nên tôi muốn nghỉ hưu trước tuổi, dự kiến vào tháng 12/2019. Vậy theo quy định cũ và mới thì cách tính làm tròn tuổi khi nghỉ hưu và làm tròn tháng lẻ tham gia bảo hiểm xã hội như thế nào?
Về vấn đề này, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội trả lời như sau:
Theo quy định cũ, tại Điểm b, Khoản 3, Mục IV, Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/1/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2016 của Chính phủ quy định, mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì tỷ lệ hưởng lương hưu giảm đi 1%, trường hợp tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ thì được tính tròn thêm một tuổi.
Theo quy định mới, tại Khoản 3, Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%, trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Về cách làm tròn tháng lẻ tham gia bảo hiểm xã hội, theo quy định cũ, tại Khoản 5, Điều 28 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định, khi tính mức lương hưu hàng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 4 Điều này nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính, từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm, từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn là một năm.
Theo quy định mới, tại Khoản 2, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định, khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 1 tháng đến 6 tháng được tính là nửa năm, từ 7 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Theo quy định trên, nếu bố của bà nghỉ hưu vào tháng 12/2019 thì tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như sau:
- 17 năm đầu đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 18 đến năm thứ 27 là 10 năm, được tính thêm: 10 x 2% = 20%;
- 5 tháng lẻ được tính là 0,5 năm, tính thêm: 0,5 x 2% = 1%
Tổng tỷ lệ ông Vũ Văn Hùng được hưởng là: 45% + 20% + 1% = 66%.
Ông Vũ Văn Hùng dự kiến nghỉ hưu vào tháng 12/2019, lúc đó là 53 tuổi 10 tháng, làm tròn là 54 tuổi (nghỉ hưu trước tuổi 55 là 1 năm) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 2%. Như vậy, tỷ lệ lương hưu của ông Vũ Văn Hùng sẽ được hưởng là 66% - 2% = 64 %.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản ngân hàng

Từ ngày 1/6/2025, những trường hợp nào được cấp thẻ BHYT giấy?

Quy định về thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu

Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động từ ngày 1/7/2025

Lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4/2025

Số người tham gia BHYT tăng, chất lượng dịch vụ y tế được cải thiện

Tăng cường thanh kiểm tra nhằm ngăn chặn hành vi trục lợi Quỹ BHYT

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế cũ đến hết ngày 31/5/2025

Khoảng 1,2 triệu người từ 75 tuổi trở lên sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội
