Tag
Thủ tướng Phạm Minh Chính:

Các doanh nghiệp phải nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn

Doanh nghiệp 27/02/2025 14:34
aa
TTTĐ - Sáng 27/2 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) với chủ đề "Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững".
Quyết tâm xử lý dứt điểm các điểm nghẽn gây thất thoát, lãng phí nguồn lực Giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển nhanh và bền vững
Các doanh nghiệp phải nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Nhà nước phải thực sự kiến tạo, các doanh nghiệp phải thực sự tiên phong trong 6 lĩnh vực, "cả nước tăng tốc, bứt phá để về đích, thì doanh nghiệp phải tăng tốc, bứt phá và về đích sớm hơn các chủ thể khác" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính, các bộ trưởng, thành viên Chính phủ; lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, Hải Phòng, cùng đại diện các tập đoàn, tổng công ty, DNNN và ngân hàng thương mại Nhà nước.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (từ 1/3 là Bộ Tài chính) để chuẩn bị và trình ban hành sản phẩm của hội nghị dưới hình thức một dự thảo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Về các kiến nghị, đề xuất, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xử lý ngay với tinh thần 5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả; ai không làm phải xử lý, phải đứng ra một bên cho người khác làm.

Thúc đẩy mạnh mẽ hơn để nền kinh tế phát triển nhanh nhưng phải bền vững

Thủ tướng nhấn mạnh, bối cảnh tình hình diễn biến rất nhanh, nên tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận của các chủ thể, trong đó có DNNN, phải thay đổi, nhanh hơn, kịp thời hơn, linh hoạt, hiệu quả hơn.

Về thực trạng DNNN, Thủ tướng cho rằng khu vực này nắm giữ tài sản gần 4 triệu tỷ đồng, sở hữu nguồn vốn chiếm 20,5% khu vực doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận trước thuế chiếm 23,9%, đạt 348.300 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước gần 366.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đóng góp của các doanh nghiệp không đồng đều, tập trung vào một số doanh nghiệp lớn, như Petrovietnam, Viettel…, nhiều doanh nghiệp chưa có những số liệu đáng tự hào. Như vậy, sở hữu nguồn vốn lớn nhưng sử dụng chưa hiệu quả, chưa được như mong muốn và chưa thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng của đất nước.

Về các kiến nghị, đề xuất, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xử lý ngay với tinh thần 5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả; ai không làm phải xử lý, phải đứng ra một bên cho người khác làm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Về các kiến nghị, đề xuất, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xử lý ngay với tinh thần 5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả; ai không làm phải xử lý, phải đứng ra một bên cho người khác làm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về nhiệm vụ, sứ mệnh của DNNN, các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã có, Thủ tướng mong muốn các DNNN góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn để nền kinh tế phát triển nhanh nhưng phải bền vững, đưa đất nước cất cánh trong giai đoạn mới, đạt 2 mục tiêu 100 năm (tới năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và tới năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước).

Về nhận thức, Thủ tướng chỉ rõ phải thay đổi tư duy, cách làm vì nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới; phải bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; suy nghĩ để huy động sức dân, người dân cùng vào cuộc, vì nhân dân là trung tâm, chủ thể của sự phát triển, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, "đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân".

Về công việc cụ thể, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp phải góp phần rà soát, sửa đổi, bổ sung thể chế thông thoáng; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách mang tính "đòn bẩy, điểm tựa" để phát huy tối đa nguồn lực, để nguồn lực nhân đôi, nhân ba lên, để phát triển bứt phá, không ì ạch.

Cùng với đó, DNNN phải đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng và tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu với các cơ chế ổn định. Thủ tướng lấy ví dụ, cần thúc đẩy đàm phán, ký kết các hiệp định Chính phủ về thương mại gạo với các nước để ổn định đầu ra và đầu vào.

Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp tích cực, chủ động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới để tăng năng suất lao động, giảm thâm dụng tài nguyên, tăng hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm, dịch vụ; quản trị phải thông minh; tham gia phát triển hạ tầng chiến lược thật tốt.

"Tinh thần là các doanh nghiệp phải cùng cả nước xây dựng thể chế thông thoáng, quản trị phải thông minh và hạ tầng phải thông suốt", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp tích cực, chủ động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới để tăng năng suất lao động, giảm thâm dụng tài nguyên, tăng hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm, dịch vụ; quản trị phải thông minh; tham gia phát triển hạ tầng chiến lược thật tốt - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp tích cực, chủ động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới để tăng năng suất lao động, giảm thâm dụng tài nguyên, tăng hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm, dịch vụ; quản trị phải thông minh; tham gia phát triển hạ tầng chiến lược thật tốt - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị các DNNN phải thực sự tiên phong trong 6 lĩnh vực:

Thứ nhất, tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ theo Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.

Thứ hai, tiên phong trong đóng góp tích cực, hiệu quả hơn nữa cho 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về thể chế đang là điểm nghẽn của điểm nghẽn.

Thứ ba, tiên phong trong bứt phá tăng trưởng, đóng góp thiết thực, hiệu quả cho tăng trưởng, phát triển đất nước nhanh, bao trùm, bền vững.

Thứ tư, tiên phong trong phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, trong đầu tư nghiên cứu và phát triển.

Thứ năm, tiên phong tích cực tham gia thực hiện chính sách xã hội và an sinh xã hội, bảo đảm công bằng, tiến bộ, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển, nhất là trong chương trình nhà ở xã hội và xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước.

Thứ sáu, tiên phong tạo hàng hóa, sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia, vị thế đất nước trong tham gia dẫn dắt các cuộc chơi toàn cầu.

Từ đó, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp phải xem làm được gì, đóng góp được gì cho đất nước; cả nước tăng trưởng ít nhất 8% thì các doanh nghiệp phải tăng trưởng từ 8% trở lên. Thủ tướng yêu cầu Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo, Bộ Tài chính hoàn thành việc giao chỉ tiêu tăng trưởng cho các doanh nghiệp, ngân hàng Nhà nước trước ngày 15/3. Ngoài nỗ lực lớn, quyết tâm cao, hành động quyết liệt, các doanh nghiệp, ngân hàng chủ động để xuất các chính sách, công cụ cần thiết (như liên quan tăng vốn điều lệ, phát hành trái phiếu, vay tín dụng…) để thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Phát huy tinh thần yêu nước, khát vọng

Thủ tướng nêu rõ, Nhà nước phải thực sự kiến tạo, muốn kiến tạo thì phải lắng nghe, tiếp thu, cầu thị, những vướng mắc thực tế mà người dân, doanh nghiệp phản ánh thì phải tổng hợp, các bộ ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải xử lý, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền. Nếu các bộ, ngành không xử lý, hoặc xử lý chậm trễ thì các doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trên tinh thần minh bạch, thẳng thắn.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành thiết kế, thực hiện các chính sách vĩ mô để giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô. Lưu ý các chính sách phải ổn định một cách tương đối và phát triển theo thực tiễn, Thủ tướng lấy ví dụ Bộ Tài chính giải quyết dứt điểm vấn đề vốn liên quan các dự án BOT và nêu rõ, các công cụ chính sách phải huy động tối đa nguồn lực xã hội, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đẩy mạnh hợp tác công tư theo tinh thần mọi thứ đều có thể làm hợp tác công tư chứ không chỉ hạ tầng.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp cần quán triệt và quyết liệt thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, trong đó có Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025, Nghị quyết số 158/2024/QH15 ngày 12/11/2024 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2025 của Chính phủ về nhiệm vụ giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025, Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương đảm bảo mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.

Bên cạnh đó, cần thực hiện quyết liệt, hiệu quả chủ trương tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, bảo đảm chất lượng và tiến độ đề ra theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và chỉ đạo của Trung ương.

Đại diện lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, DNNN tham dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đại diện lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, DNNN tham dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về các kiến nghị của doanh nghiệp liên quan việc sửa đổi, thay thế Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69), chính sách tiền lương, công tác cán bộ, Thủ tướng nêu rõ tinh thần sửa đổi, bổ sung các quy định là xem xét, đánh giá hiệu quả tổng thể của doanh nghiệp, chấp nhận rủi ro; giao mục tiêu, không cầm tay chỉ việc, còn làm thế nào để đạt mục tiêu thì các chủ thể phải huy trí tuệ, năng động, sáng tạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình, nếu làm sai thì xử lý.

Về kiến nghị liên quan nguồn vốn cho các doanh nghiệp, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng, đề xuất chính sách chung, các bộ, ngành cùng làm với doanh nghiệp; tinh thần là cái gì có lợi chung thì phải làm, lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân.

Về các kiến nghị của các ngân hàng liên quan áp dụng bộ chuẩn mực Basel III, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sand box)… Thủ tướng giao NHNN nghiên cứu triển khai, tinh thần là có không gian để sáng tạo, lấy hiệu quả để đánh giá.

Thủ tướng cũng đồng tình với đề xuất về tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, tuyển dụng và sử dụng nhân tài tại các DNNN với cách tiếp cận, tư duy, phương pháp luận mới.

Thủ tướng khẳng định tinh thần tiếp thu các ý kiến của doanh nghiệp tại hội nghị để hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện thuận lợi về vốn, hạ tầng, cùng quản trị thông minh, tháo gỡ cơ chế về con người, cán bộ… cho các doanh nghiệp.

"Các doanh nghiệp phải phát huy tinh thần yêu nước, khát vọng, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững; phải nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn với cách tiếp cận thực tiễn, phản ứng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả với tình hình thực tế diễn biến rất nhanh. Trong bối cảnh cả nước tăng tốc, bứt phá để về đích, thì doanh nghiệp phải tăng tốc, bứt phá và về đích sớm hơn các chủ thể khác", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng đồng tình với đề xuất về tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, tuyển dụng và sử dụng nhân tài tại các DNNN với cách tiếp cận, tư duy, phương pháp luận mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cũng đồng tình với đề xuất về tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, tuyển dụng và sử dụng nhân tài tại các DNNN với cách tiếp cận, tư duy, phương pháp luận mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tạo đột phá về phát triển nhà ở xã hội cho người trẻ

Cũng tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian đề cập yêu cầu đột phá phát triển nhà ở xã hội và nhấn mạnh, các địa phương phải giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp trong việc này. Thủ tướng nhắc tới thông tin trên báo chí về dự án có hơn 100 căn hộ nhà ở xã hội mà hơn một nghìn người bốc thăm.

Được cho biết Hà Nội đang triển khai xây dựng 3 khu nhà ở xã hội tập trung tại Đông Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh điểm cần lưu ý là, nhà ở xã hội không có nghĩa là làm ở những chỗ đất "đầu thừa đuôi thẹo", những nơi "khỉ ho cò gáy", không làm được nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội.

Thủ tướng lưu ý, với Hà Nội, nhà ở xã hội ở không chỉ tập trung ở Đông Anh là nơi còn nhiều đất, còn Nam Từ Liêm không còn nhiều đất thì không làm nhà ở xã hội ở đấy nữa. Người ta ở Đan Phượng mà phải về Đông Anh thì không được, phải có khu nhà ở xã hội ở Đan Phượng, Thủ tướng phát biểu.

"Phải ưu tiên nhà ở xã hội trước rồi mới đến nhà ở thương mại, chính sách xã hội của chúng ta là như thế, phải xác định rất rõ điều này", Thủ tướng nhấn mạnh.

Cùng với đó, nhà ở xã hội phải đầy đủ điều kiện hạ tầng (giao thông, y tế, giáo dục, thể thao, xã hội, môi trường…) như nhà ở thương mại, nhưng chỉ khác là Nhà nước có các chính sách hỗ trợ, như giao đất không thu tiền đất để ưu tiên cho người thu nhập thấp, người trẻ chưa có nhà sớm an cư lạc nghiệp. Cùng với đó, nhà ở xã hội phải có hình thức mua và thuê mua, chứ nhà ở xã hội chỉ mua thì không ổn.

Bộ Xây dựng phải tiếp tục đề xuất, hoàn thiện các chính sách nhà ở xã hội, Thủ tướng nêu rõ, phải tổ chức hội nghị để bàn cho ra giải pháp thúc đẩy nhà ở xã hội. "Tất cả trong tay chúng ta, chúng ta có đất đai, cơ chế, chính sách… mà chúng ta không xoay chuyển được tình thế thì chúng ta trông chờ vào ai, nếu chúng ta không làm thì ai làm", Thủ tượng đặt vấn đề với yêu cầu quản lý nhà nước phải kiến tạo để doanh nghiệp thực hiện, tạo đột phá về nhà ở xã hội.

Chia sẻ câu chuyện của bản thân, khi mới ra trường phải đi thuê nhà, rồi mua được căn nhà 12 m2, sau đó tăng lên 16 m2, 30 m2, 60 m2, Thủ tướng nêu rõ, phải có chính sách hỗ trợ nhà ở cho người trẻ, vì họ là chủ nhân tương lai của đất nước, nhưng mới ra trường thì còn khó khăn, nhất là những người "nhà quê ra tỉnh".

"Các đồng chí cứ hình dung cuộc đời các đồng chí như thế nào khi từ quê ra tỉnh thì phải đặt mình vào địa vị của những người đó như mình trước đây để giải quyết", Thủ tướng chia sẻ và nhấn mạnh, phải tạo đột phá về phát triển nhà ở xã hội cho người trẻ, người khó khăn, thu nhập thấp, công nhân lao động.

Đọc thêm

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025 Doanh nghiệp

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

TTTĐ - Kết thúc quý I năm 2025, tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) cải thiện đáng kể, nhờ nguồn thu từ hoạt động tín dụng và thu nhập ngoài lãi chuyển biến tích cực, đảo chiều so với cùng kỳ năm trước.
Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập Doanh nghiệp

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

TTTĐ - Nestlé vừa tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam.
Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt Doanh nghiệp

Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt

TTTĐ - Hòa nhịp cùng xu thế chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, PVcomBank đang đẩy mạnh quá trình số hóa một cách toàn diện và quyết liệt.
ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng Doanh nghiệp

ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng

TTTĐ - Ngày 18/4, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.
Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk Doanh nghiệp

Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk

TTTĐ - Theo đuổi chiến lược chuyển đổi xanh, Vinamilk không chỉ đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà còn có tác động tích cực đến các doanh nghiệp, bên liên quan và cộng đồng cũng như ngành sữa, chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam.
Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế Doanh nghiệp

Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

TTTĐ - Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm trước. Kết thúc quý 1, Hòa Phát đạt hơn 37.900 tỷ đồng doanh thu và 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 22% và 16% so với cùng kỳ 2024.
ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng Doanh nghiệp

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

TTTĐ - Theo kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông thông qua, ROX Key đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 là 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.
Thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững Doanh nghiệp

Thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 15/4, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng tổ chức phi lợi nhuận - Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation - SVF) chính thức bắt tay trở thành đối tác chiến lược nhằm phối hợp triển khai các dự án nâng cao năng lực cá nhân và thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, chung tay xây dựng cộng đồng hạnh phúc và phát triển bền vững. Lễ ký Thỏa thuận hợp tác Chiến lược toàn diện ABBANK và SVF đã được tổ chức thành công tại TP Hồ Chí Minh.
Vinamilk mang đậm bản sắc TP Hồ Chí Minh trong 50 năm kiến tạo, vươn tầm Doanh nghiệp

Vinamilk mang đậm bản sắc TP Hồ Chí Minh trong 50 năm kiến tạo, vươn tầm

TTTĐ - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của thành phố trong hành trình vươn tầm.
Khai sai lệch hồ sơ, Công ty Hóa chất Khí đốt Công nghiệp bị phạt Doanh nghiệp

Khai sai lệch hồ sơ, Công ty Hóa chất Khí đốt Công nghiệp bị phạt

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Hóa chất Khí đốt Công nghiệp vì kê khai sai lệch hồ sơ doanh nghiệp.
Xem thêm