“Bông hồng” năng nổ, nhiều sáng kiến ở Công ty Apatit
![]() |
Phạm Thanh Huyền
Bài liên quan
Đảng viên trẻ phường Phúc Xá với nhiều sáng kiến vì cộng đồng
Hoạt động quốc tế "Vườn tưởng niệm" thắt chặt tình hữu nghị Việt - Nga
Hà Nội biểu dương, khen thưởng nhà giáo tiêu biểu “Giỏi việc trường - đảm việc nhà”
Đổi vỏ mì tôm lấy… chỉ tiêu “Tình nguyện tốt”
Cô gái đam mê nghề... dành cho phái mạnh
Yêu thích ngành kỹ thuật nên Huyền quyết tâm theo ngành Hệ thống điện, Đại học Điện lực Hà Nội. Ra trường, cô gái dân tộc Giáy này “đầu quân” cho Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam. Một năm đầu, Huyền làm công nhân tại xưởng chuyên sửa chữa dòng xe vận tải trọng tải lớn từ 10 tấn trở lên và các dòng máy khai thác.
Đây cũng là giai đoạn vất vả, cực nhọc nhất với Huyền. Xưởng toàn nam, chỉ duy nhất Huyền là nữ. Đồng nghiệp ái ngại khi thấy một cô gái nhỏ xíu đến làm công việc sửa chữa vốn chỉ dành cho nam giới và suốt ngày lấm lem dầu mỡ. “Nhiều anh tài xế thấy mình ra nhận xe để sửa, họ nhìn bằng ánh mắt nghi ngại. Tuy nhiên, chính điều này khiến mình có thêm động lực khẳng định bản thân mình”, Huyền kể.
Cùng thời điểm này, Huyền học tiếp cao học tại Đại học Điện lực Hà Nội. Để hoàn thành tốt công việc ở xưởng cũng như việc học, cô gái trẻ phải nỗ lực gấp nhiều lần. Chiều thứ Sáu, xong công việc ở xưởng, Huyền vội vàng bắt xe từ Lào Cai xuống Hà Nội học. Chiều tối Chủ nhật cô lại bắt xe ngược về Lào Cai làm việc.
Vất vả, khó khăn nhưng Huyền vẫn kiên trì thực hiện. Bên cạnh đó, cô cũng nhận được sự giúp đỡ rất lớn của ban lãnh đạo công ty. Sau một năm thử việc tại xưởng, cô gái trẻ được cử lên phòng kỹ thuật làm việc, với vai trò kỹ thuật viên. Càng gắn bó với nghề, Huyền càng dành nhiều tình cảm cho công việc vốn được mặc định dành cho nam giới này. Tình yêu nghề giúp cô gái trẻ có nhiều sáng kiến, giải pháp trong lao động sản xuất.
Trong 5 năm làm việc tại phòng kỹ thuật, Huyền cho ra đời 6 sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả công việc như: “Nghiên cứu làm loại đai mới cho roto dây quấn máy điện”, “Chế tạo bin dây định hình động cơ điện xoay chiều”, "Thiết bị tạo rãnh cách điện giữa các lam góp của cổ góp máy điện một chiều phục vụ công tác soi rãnh cổ góp động cơ sau sửa chữa"…
Trong đó, sáng kiến “Nghiên cứu, chế tạo tủ điện mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát - động cơ trên máy xúc điện phục vụ công tác thử nghiệm thiết bị sau sửa chữa, năm 2017” khiến Huyền nhớ nhất. Nó không chỉ đơn giản là giải pháp sáng tạo làm lợi cho công ty mà còn là tình cảm gắn kết giữa những người đồng nghiệp.
![]() |
Phạm Thanh Huyền (Chi nhánh Sửa chữa Cơ điện, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam) nhận giải thưởng "Người thợ trẻ giỏi" toàn quốc năm 2020 |
Huyền tâm sự: “Khi đó một chú trong xưởng chuẩn bị nghỉ hưu nên mình nảy ra ý tưởng muốn làm gì đó để lưu lại dấu ấn về kinh nghiệm của thế hệ đi trước. Hơn nữa, máy xúc điện công ty đang sử dụng có trọng lượng, kích thước lớn, chi phí tháo lắp cao gây khó khăn trong công việc sửa chữa”.
Với sự giúp sức của người chú đó và các đồng nghiệp, Huyền đã chế tạo thành công tủ điện mô phỏng hệ thống điều khiển máy xúc điện. Chiếc tủ này có thể dùng cho việc kiểm tra chất lượng cho các loại động cơ xoay chiều, một chiều, máy phát mới và sau sửa chữa bảo dưỡng. Ngoài ra, nó còn có thể phục vụ kiểm tra các thiết bị điện trên máy xúc như tay số, chân số, các thiết bị trong tủ điện một chiều…
Đặc biệt, tủ này có thể dùng phục vụ cho việc đào tạo, tìm hiểu nâng cao tay nghề về điện máy xúc cho công nhân viên; Giúp kiểm tra được chất lượng sản phẩm đầu ra... nên có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, xã hội.
Năm 2019, Huyền tiếp tục nghiên cứu, chế tạo máy biến áp tự ngẫu từ máy biến áp lực phục vụ công tác sửa chữa và thí nghiệm. Đề tài này được hội đồng sáng kiến công ty công nhận là giải pháp hợp lý hóa sản xuất. Máy biến áp tự ngẫu này có thể dùng cho việc kiểm tra chất lượng các loại rơ le, hệ thống điều khiển, quá trình thí nghiệm các tủ điện, thiết bị đóng cắt điện.
Việc sử dụng máy biến áp tự ngẫu trên giúp công tác sửa chữa thiết bị lớn tốt hơn, kiểm tra sản phẩm đầu ra đầy đủ, nâng cao chất lượng sửa chữa. Việc chế tạo máy chi phí thấp, tận dụng các vật tư thiết bị có sẵn.
Nhiệt huyết trong công tác Đoàn
Ngoài đam mê với công việc, Huyền năng nổ trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Là Phó Bí thư Đoàn Chi nhánh Sửa chữa Cơ điện, cô gái trẻ đã tích cực tham mưu cho Ban Chấp hành Chi đoàn vận động đoàn viên, thanh niên trong tham gia đăng ký sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
Bên cạnh đó, Huyền còn tham mưu triển khai nhiều phong trào với hình thức mới và phong phú, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia như: Phong trào "Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất"; "Tiểu ban khoa học trẻ"... Kết quả trong năm 2015, chi nhánh có 8 sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật thì số sáng kiến có đoàn viên, thanh niên tham gia 6 sáng kiến. Năm 2016, chi nhánh có 4 sáng kiến đều có đoàn viên tham gia. Năm 2018, chi nhánh có 6 sáng kiến đều có đoàn viên tham gia giá trị làm lợi cao. Năm 2019, chi nhánh có 2 sáng kiến đều có đoàn viên tham gia.
Ngoài hoạt động gắn với sản xuất của công ty, Huyền và các thành viên trong ban chấp hành cũng tổ chức nhiều hoạt động tình nguyện vì cộng đồng: "Ngày thứ 7 tình nguyện", "Ngày Chủ nhật xanh" giữ gìn môi trường làm việc luôn xanh - sạch - đẹp; Giúp đỡ tu sửa trường học và tặng quà trường liên cấp tiểu học, trung học Tả Phời số 1 với giá trị 10 triệu đồng; Tổ chức chương trình "Áo ấm cho em" tặng 52 chiếc áo khoác tới các em học sinh trường tiểu học Tả Phời số 2 (Lào Cai) trị giá 12 triệu đồng...
Những hoạt động này đã tạo môi trường cho đoàn viên, thanh niên rèn luyện và trưởng thành; Đồng thời nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn trong các xí nghiệp, nhà máy.
Những nỗ lực của Huyền đã được ghi nhận bằng nhiều phần thưởng, trong đó có danh hiệu "Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc năm 2020.
"Được nhận phần thưởng này sẽ giúp mình có thêm sự tự tin trong công việc. Đây cũng là nguồn động lực lớn lao cổ vũ cho những người trẻ như mình cống hiến nhiều hơn cho đơn vị. Mình cũng muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả cô chú, đồng nghiệp trong công ty đã luôn hướng dẫn, giúp đỡ để mình gặt hái được thành quả như hôm nay”, Huyền chia sẻ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7

Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao

Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình

Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ

Thanh niên nghe chuyện lịch sử, viết tiếp tương lai

Khi người trẻ trở thành nguồn cảm hứng lan tỏa mạnh mẽ cho xã hội
