Tag
Bài toán an toàn hành lang đường sắt Thủ đô: Đã đến lúc phải “giải đến nơi đến chốn”

Bài 3: Xử lý dứt điểm lối đi tự mở - khó cũng phải làm

Đô thị 27/10/2021 08:00
aa
TTTĐ - Có thể khẳng định, một trong những vấn đề nhức nhối và dai dẳng nhất của việc đảm bảo an toàn giao thông đường sắt của cả nước nói chung và TP Hà Nội nói riêng chính là xử lý lối đi tự mở qua đường sắt. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông đường sắt. Để thực hiện được mục tiêu giảm từ 5%-10% các vụ tai nạn giao thông đường sắt hàng năm do TP Hà Nội đề ra thì việc xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt đang được xem là phương án tối ưu.
Bài 2: Cuộc sống "cạnh tử thần" giữa lòng Hà Nội Bài toán an toàn hành lang đường sắt Thủ đô: Đã đến lúc phải “giải đến nơi đến chốn”

Đến năm 2025, Hà Nội xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt

Trong 2 năm qua, các vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường sắt xảy ra trên lối đi tự mở và dọc hai bên hành lang đường sắt chiếm 78%, còn lại là đường ngang có biển báo, cảnh báo tự động có cần chắn tự động. Riêng năm 2020, toàn quốc đã xảy ra 177 vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm chết 80 người, bị thương 110 người. Trong đó, nguyên nhân do người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người đi bộ qua lối đi tự mở chiếm 62,71% (111 vụ).

Còn riêng đối với TP Hà Nội, như bài 1 đã đề cập, trong số 25 vụ tai nạn đường sắt năm 2020 trên địa bàn TP thì có tới 10 vụ tai nạn xảy ra tại các lối đi tự mở, nghĩa là cũng chiếm tới gần một nửa số vụ tai nạn.

Điều đó cho thấy, đường ngang, lối đi tự mở, nhất là những điểm tự mở trái phép luôn tiềm ẩn nguy cơ TNGT nếu chính quyền địa phương không vào cuộc quyết liệt và ý thức người dân chưa được nâng cao.

Đặc biệt, công tác quản lý Nhà nước cũng như hoạt động tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm vẫn còn hạn chế; Vấn đề quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt còn nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến tình trạng phát sinh lối đi trái phép, tồn tại các đường ngang không có tín hiệu, không có gác chắn...

Về vấn đề này, theo thông tin từ Sở Giao thông vận tải Hà Nội, những năm qua, thành phố đã phối hợp với ngành Đường sắt triển khai nhiều biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, từng bước xóa bỏ các lối đi tự mở. Đặc biệt, Sở đã bàn giao hồ sơ lối đi tự mở cho các địa phương nhằm giao trách nhiệm cụ thể trong việc quản lý hành lang an toàn đường sắt.

Tháng 11/2020, UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành kế hoạch 216/KH-UBND yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án bảo đảm trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt.

Bài 3: Xử lý dứt điểm lối đi tự mở - khó cũng phải làm
Lối đi tự mở tại số 290 đường Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, hàng ngày có rất đông người qua lại mua sắm quần áo và đồ gỗ bên đường tàu

Theo đó, ngoài việc đặt ra mục tiêu giảm từ 5-10% các vụ tai nạn giao thông đường sắt mỗi năm, hạn chế thấp nhất tai nạn đường sắt đặc biệt nghiêm trọng, kế hoạch đặt ra yêu cầu từ năm 2021 - 2025, Hà Nội sẽ xóa bỏ toàn bộ các lối đi tự mở còn lại trên các tuyến, hoàn thành việc xóa bỏ 207 vị trí đường sắt chuyên dùng giao cắt với đường sắt quốc gia. Theo thống kê, từ nay đến năm 2025, Hà Nội cần bố trí hơn 220 tỷ đồng để xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở trên địa bàn.

Ngoài ra, kế hoạch này cũng đặt ra việc xây dựng hoàn thành hệ thống đường gom dài 15.776m, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng mới đường ngang, cầu vượt, hầm chui (nếu có).

Xây dựng đường gom - giải pháp giảm tai nạn

Việc xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn TP Hà Nội là một trong những giải pháp đúng đắn và gốc rễ để giảm tai nạn giao thông đường sắt.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đã nhiều năm, vì các lý do khác nhau mà việc xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn thành phố chưa được giải quyết một cách triệt để.

Theo đánh giá của các chuyên gia giao thông, để xóa bỏ được lối đi tự mở triệt để cần phải xây dựng đường gom, đường ngang dân sinh an toàn, có không gian cho người dân sinh sống bên đường tàu sinh hoạt cũng như hoạt động. Bởi nếu không, chỉ xóa bỏ lối đi tự mở được một thời gian, khi nhu cầu đi lại, sinh hoạt phát sinh, người dân sẽ lại tự mở lối đi. Người dân có thói quen thấy đâu tiện đó, cứ có lối là đi. Họ không quan tâm đến việc đó là lối hợp pháp hay bất hợp pháp.

Thực tế, dù đã có kế hoạch, tuy nhiên, việc làm đường gom dân sinh trên địa bàn TP Hà Nội vẫn chậm trễ. Thậm chí, cuối năm 2020, cử tri TP Hà Nội đã gửi công văn phản ánh tuyến đường gom dân sinh đường sắt Bắc Nam dài 17km qua địa bàn huyện Thường Tín có tiến độ thi công rất chậm, sau thời gian dài chưa được thông tuyến.

Bài 3: Đã đến lúc cần xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt

Lực lượng liên ngành huyện Thường Tín giải tỏa lối đi tự mở qua đường sắt tuyến Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện (tháng 9/2020)

Liên quan đến việc làm đường gom dân sinh, ông Trần Huy Ánh, chuyên gia quy hoạch đô thị từng chia sẻ với báo chí rằng, lâu nay việc thiếu kinh phí làm đường gom dân sinh dẫn đến sự chậm trễ mặc dù đã có nhiều giải pháp đưa ra. Chuyên gia Huy Ánh hiến kế, có thể làm đường ngang dân sinh nhưng có thu phí, từ đó củng cố lại hạ tầng giao thông và có kinh phí làm đường gom dân sinh. Điều quan trọng là thuyết phục người dân tin tưởng vào những giải pháp của thành phố đưa ra. Khi thấy hợp lý, người dân có thể cân đối giữa nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế phù hợp với từng công việc của mình.

Theo chia sẻ của Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Thanh Trì Triệu Đình Hiệp, kế hoạch số 216/KH-UBND của UBND TP Hà Nội cho phép UBND các quận, huyện có đường sắt đi qua đề xuất nguồn vốn đưa vào danh mục đầu tư công giai đoạn 2021-2025 để xóa bỏ lối đi tự mở, gỡ vướng cho các địa phương. Thời gian tới, huyện Thanh Trì sẽ quyết liệt triển khai, sớm xử lý dứt điểm những tồn tại lâu nay liên quan đến lối đi tự mở gây mất an toàn giao thông đường sắt.

Các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần quyết liệt thực hiện chủ trương làm đường gom dân sinh cho người dân bằng những giải pháp huy động vốn linh hoạt và hợp lý để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của hàng nghìn người dân bên đường tàu.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng cần đưa ra các chiến dịch tuyên truyền nhắc nhở người dân nâng cao ý thức, tự bảo vệ bản thân trước những hiểm họa tai nạn giao thông rình rập bất cứ lúc nào với nhiều chuyến tàu chạy qua mỗi ngày.

Mỗi vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng xảy ra đều để lại hậu quả nặng nề. Chừng nào văn hóa giao thông của người tham gia giao thông, đặc biệt là người dân sống bên cạnh các đường tàu vẫn không được nâng cao; Đường ngang tự phát cũng như việc lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt để xây dựng công trình, tụ tập buôn bán không được quản lý chặt chẽ thì tình hình tai nạn giao thông đường sắt sẽ rất khó được kiềm chế.

Vì thế, để đạt được mục tiêu đến hết năm 2025, các lối đi tự mở được xoá bỏ, góp phần giảm thiểu đáng kể TNGT đường sắt, rất cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp và người dân sống ven đường tàu tại Hà Nội.

Hà Nội sẽ xóa hơn 200 lối đi tự mở qua đường sắt trước năm 2025 Hà Nội rà soát, xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt

Đọc thêm

Khởi công dự án nút giao tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng Đô thị

Khởi công dự án nút giao tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 19/4, UBND thành phố Hà Nội tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long (huyện Hoài Đức).
Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công, khánh thành nhiều công trình trọng điểm Đô thị

Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công, khánh thành nhiều công trình trọng điểm

TTTĐ - Ngày 19/4, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức khánh thành 3 công trình, khởi công 1 công trình trọng điểm.
Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam Đô thị

Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam

TTTĐ - Ngày 19/4, UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, việc tiến hành lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND quận về sắp xếp đơn vị hành chính 18 phường trên địa bàn quận đang được triển khai thực hiện đồng loạt. Phương án dự kiến, quận Hoàn Kiếm sẽ thành lập 2 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hoàn Kiếm và Cửa Nam.
HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương Đô thị

HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương

TTTĐ - Tại Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) ngày 18/4, HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và lấy tên TP Hồ Chí Minh.
Hải Phòng: Khởi công dự án khu công nghiệp mức vốn 4.597 tỷ đồng Đô thị

Hải Phòng: Khởi công dự án khu công nghiệp mức vốn 4.597 tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 18/4, Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Tiên Thanh và Cấp Tiến nằm trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng được tổ chức long trọng. Dự án có quy mô 410,46ha với tổng vốn đầu tư hơn 4.597 tỷ đồng, mục tiêu là khu công nghiệp hiện đại, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
TP Hồ Chí Minh giảm 171 xã, có 102 xã mới sau sắp xếp Đô thị

TP Hồ Chí Minh giảm 171 xã, có 102 xã mới sau sắp xếp

TTTĐ - Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh vừa có thông tin về tình hình sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố.
Cảnh báo hiểm họa thả diều gần đường dây điện Đô thị

Cảnh báo hiểm họa thả diều gần đường dây điện

TTTĐ - EVNHANOI khuyến cáo người dân thả diều gần đường dây điện chính là mối hiểm họa khôn lường, tiềm ẩn nguy cơ điện giật, cháy nổ, tai nạn thương tâm.
Chủ động triển khai Dự án cầu Tứ Liên đảm bảo tiến độ Xã hội

Chủ động triển khai Dự án cầu Tứ Liên đảm bảo tiến độ

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP, các cấp ủy đảng, chính quyền các quận, huyện có Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên đi qua đã tích cực, chủ động triển khai các bước tiến hành thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ đã đề ra.
Tạo chuyển biến và nhận thức trong vận hành đường sắt đô thị Đô thị

Tạo chuyển biến và nhận thức trong vận hành đường sắt đô thị

TTTĐ - Ngày 17/4, Trường Cao đẳng Đường sắt đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo về “An toàn trong vận hành đường sắt đô thị”.
TP Hồ Chí Minh: Khởi công, khánh thành 6 dự án chào mừng đại lễ 30/4 Đô thị

TP Hồ Chí Minh: Khởi công, khánh thành 6 dự án chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đăng ký các công trình, dự án khởi công, khánh thành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xem thêm