Tag

Bài 2: Cặp doanh nhân…tầm quất

Khởi nghiệp sáng tạo 08/04/2016 01:49
aa
Người dân phố Ngõ Gạch đã quen thuộc với hình ảnh những người mù ở số nhà 19 thi thoảng vẫn ra phố đi dạo, uống cốc nước chè và trò chuyện với họ mỗi khi vắng khách. Trong những câu chuyện, họ vẫn thường nhắc đến ông chủ của mình bằng hai từ rất đỗi bình dị mà thân quen “anh Hán”.

Bài 2: Cặp doanh nhân…tầm quất

Người dân phố Ngõ Gạch đã quen thuộc với hình ảnh những người mù ở số nhà 19 thi thoảng vẫn ra phố đi dạo, uống cốc nước chè và trò chuyện với họ mỗi khi vắng khách. Trong những câu chuyện, họ vẫn thường nhắc đến ông chủ của mình bằng hai từ rất đỗi bình dị mà thân quen “anh Hán”.

Gian nan vợ đèo chồng

Anh Hán nhớ lại khoảng thời gian vất vả trước khi mở cơ sở. Đó là một khoảng thời gian dài anh vừa làm việc ở trung tâm của người mù trẻ Hà Nội, vừa tham gia thể thao và đi làm mẫu họa. Ngày ấy, đều đặn mỗi sáng 5 rưỡi anh dậy tập thể thao, sau đó 8 giờ ngồi làm mẫu vẽ, 5 rưỡi chiều về lại trung tâm và làm việc đến 10 rưỡi đêm mới trở về nhà. Xe bus không còn chạy, ngày nào lương cao anh đi xe ôm, ngày không có tiền anh và người bạn lại dắt nhau đi bộ. Ngày nào về đến nhà cũng 12 giờ đêm, sáng sớm lại phải dậy sớm, đó dường như là lịch trình quá sức với chàng trai chỉ nặng chừng 40 cân.

Được 1 thời gian, anh xin nghỉ ca từ 5-10 giờ ở trung tâm để làm tại nhà. Nhưng khi ấy nhà anh không có giường masage , nhà cũng chỉ có 1 tầng, mọi sinh hoạt đều tập trung trong căn nhà rộng chưa đầy 20 mét vuông. Không thể làm được tại nhà, anh treo biển và để số điện thoại của mình lên đó, còn chị Thanh (khi ấy còn là người yêu) thì đi giải tờ rơi khắp phố, ai cần thì gọi điện anh sẽ đến tận nhà. Nhiều hôm chị sang chơi chưa ngồi được với nhau đã có khách gọi, chị lại lụi cụi đèo anh đi rồi vừa ngồi chờ, vừa nói chuyện. Mất khoảng hơn 1 năm đến nhà phục vụ khách, năm 2006, sau khi lập gia đình, căn nhà được cơi nới lại, cơ sở đầu tiên của thương hiệu “tầm quất thật” mới ra đời.

Không có vốn, phải tiết kiệm từng chút một, lấy công làm lãi, hai vợ chồng Hán phải tự tay làm gần hết. Trừ những việc không thể tự làm được như in bạt, đóng khung biển, đóng khung giường, còn đâu hai vợ chồng phải tự đấu bóng điện, mua gỗ, mua da, mua mút về tự hoàn thiện nốt những khâu còn lại. Hầu như họ phải làm từ a đến z. Ngày ấy, vợ lái xe, chồng ngồi sau, họ tìm đến những nơi bán buôn, hàn công để mua và thuê hàn nhằm giảm chi phí giá thành. Từ những mày mò cho cơ sở đầu, hai vợ chồng có kinh nghiệm làm giường phù hợp với chiều cao nhân viên và kiêm luôn nghề làm giường cho các cơ sở massage cho đến nay. Dù không nhìn thấy, anh vẫn đảm nhiệm hết phần nội thất, đấu đèn cho biển quảng cáo, mắc rèm, mắc quạt... Có lúc mắc sai dây, đèn không sáng, anh lại tháo ra làm lại từ đầu. Nếu người bình thường chỉ làm trong 1 giờ đồng hồ, thì Hán phải mất đến 3 - 4 giờ mới hoàn thành.

Những năm 2006-2007, tầm quất người mù chưa được biết đến. Mỗi lần đi phát tờ rơi, chị Thanh phải nói rất nhiều, ấy vậy mà thậm chí khách vẫn không hiểu. Bởi vậy, mỗi lần đi phát tờ rơi, chị lại phải dẫn theo chồng hoặc nhân viên trực tiếp làm cho khách, vừa để chứng mình người mù vẫn có thể là được, vừa để “giới thiệu mặt hàng”. Sau dần, người nọ giới thiệu người kia, thương hiệu “tầm quất thật” của người mù dần được biết đến. Dù “tẩm quất giả” mọc lên nhan nhản, thì nhiều người vẫn tìm đến thương hiệu “Tẩm quất thật” của anh. Có người còn vượt hơn 30km đến với “Tẩm quất thật”, vì vừa được tẩm quất theo đúng nghĩa đen, lại vừa ủng hộ người khiếm thị.

Cơ sở 19 Ngõ Gạch chỉ là một phòng nhỏ khoảng 3 giường. Chỉ sau thời gian ngắn, khách đông dần nên Hán buộc phải nghĩ tới chuyện mở rộng cơ sở. Với cái duyên và sự nhạy bén trong kinh doanh, từ năm 2007 đến nay, mỗi năm vợ chồng Hán mở thêm một cơ sở mới.

Bài 2: Cặp doanh nhân…tầm quất

Gia đình hạnh phúc của anh Hán, chị Thanh

Chỉ mong được vất vả hơn

Ngoài cơ sở ở phố Ngõ Gạch, thương hiệu “Tẩm quất thật” đã có ở 711 Hồng Hà, 226 Âu Cơ, Số nhà 3 Ngõ 9 Minh Khai,… giúp những người khiếm thị có nhu cầu học nghề, miễn phí học, nuôi ăn, hỗ trợ việc làm ban đầu, tạo điều kiện cho 30 người khiếm thị có một “cần câu” để kiếm sống”

Nhìn lại chặng đường đã đi qua khi phải nuôi 2 con, vừa tập thể thao lại vừa lo toan chuyện mở thêm cơ sở, chính chị Thanh cũng kinh ngạc. Chị thổ lộ: “Mở nhiều cơ sở không phải vì chúng tôi hướng đến mục tiêu kinh doanh mà bởi anh em người mù cần việc làm ngày càng nhiều. Họ rất khó xin được một việc làm tử tế với mức lương đủ sống. Nhìn thấy họ chật vật, khổ sở như chúng tôi trước đây, vợ chồng tôi quyết tâm có vất vả mấy cũng ráng làm để giúp họ”.

Nói về thương hiệu “Tầm quất thật”, anh Hán chia sẻ “Đó là thương hiệu riêng của người mù. Anh và những người khiếm thị muốn dùng sức lao động của mình để cho xã hội phải nể phục. Thương hiệu tầm quất thật của anh chỉ phục vụ sức khỏe, chủ yếu hướng đến trị liệu đau vai gáy, thoái hóa. Giá tầm quất chỉ 70 ngàn/ tiếng nhưng đối với những người khuyết tật lao động thực thụ, để kiếm được 70 ngàn ấy không mấy đơn giản, họ phải bỏ ra rất nhiều sức và lực. Nhưng cái mà anh hướng đến là loại hình lành mạnh chứ không phải như những cửa hiệu tẩm quất, mát-xa thư giãn trá hình như người ta vẫn làm.”

Giải thích về động lực nào đã khiến anh chị phấn đấu không ngừng nghỉ, anh Hán chỉ nói giản dị: “Dù mình là người khuyết tật, nhưng không là người thừa của xã hội. Vợ chồng tôi rất ít khi kêu ca, khi mệt thì động viên nhau. Cả hai đều nhìn nhận được rằng mình vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người, mình chỉ không may trong 1 thời điểm. Thời điểm này xã hội và nhà nước quan tâm rất nhiều. Nên có cơ hội nào nắm bắt được, miễn là công việc ấy không phải là ăn cắp ăn trộm thì chúng tôi đều cố gắng làm”.

Có lẽ vì vì vậy mà hai cơ thể khuyết tật ấy luôn làm với sức lực của mấy người, họ làm rất nhiều nghề cùng lúc, lúc nào cũng vươn lên, cũng cố gắng để những đứa con của mình được bằng bạn bằng bè. Họ chia sẻ: Nếu không may con mình cũng bị bất hạnh giống bố mẹ, thì sự cố gắng ấy là để các con họ nhìn thấy, để nó có nghị lực giống như cha mẹ nó”.

Tú Linh

Tin liên quan

Đọc thêm

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội Khởi nghiệp sáng tạo

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội

TTTĐ - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 diễn ra sáng 11/5 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội - Cơ sở 2 (đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với sự tham dự của khoảng 10.000 người.
Tôn vinh giá trị khoa học, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

Tôn vinh giá trị khoa học, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) và 66 năm ngày Bác Hồ về thăm trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) tưng bừng tổ chức “Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025” từ ngày 5 đến 18/5/2025 tại Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên Khởi nghiệp sáng tạo

Thủ tướng Chính phủ dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên

TTTĐ - Sáng 20/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Khánh thành nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô Lao động - Việc làm

Khánh thành nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô

TTTĐ - Ngày 19/4, Công ty TNHH Công nghiệp Shiliduo Việt Nam tổ chức khánh thành đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô hiện đại ở Khu công nghiệp Hựu Thạnh tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Dự lễ có bà Bà Đặng Thị Ngọc Mai, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Long An cùng nhiều lãnh đạo Sở, ngành.
Ươm mầm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên Kinh tế

Ươm mầm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên

TTTĐ - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên vừa phối hợp với Tỉnh đoàn và các đơn vị liên quan tổ chức khóa đào tạo “Nâng cao kiến thức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” dành cho thanh niên địa phương. Chương trình nhằm trang bị nền tảng vững chắc và khơi dậy tinh thần dám nghĩ, dám làm trong thế hệ trẻ.
Tổ chức tham quan mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu Khởi nghiệp sáng tạo

Tổ chức tham quan mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu

TTTĐ - Nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng thanh niên trên con đường khởi nghiệp, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức hành trình học tập, tham quan các mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu tại một số tỉnh thành miền Trung và phía Bắc.
Đội CFIM giành Quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo “I impACT” Khởi nghiệp sáng tạo

Đội CFIM giành Quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo “I impACT”

TTTĐ - Với dự án “Biến phế thải công nghiệp thành vật liệu chống cháy cách nhiệt” các thành viên đội CFIM xuất sắc giành ngôi Quán quân cuộc thi “Khởi nghiệp sáng tạo xã hội - I impACT” năm 2025.
APEC Innovation 2024: Ban Tổ chức tiếp nhận 1.191 ý tưởng dự thi từ gần 4000 sinh viên Khởi nghiệp sáng tạo

APEC Innovation 2024: Ban Tổ chức tiếp nhận 1.191 ý tưởng dự thi từ gần 4000 sinh viên

TTTĐ - Theo thông tin từ Ban Tổ chức cuộc thi APEC Innovation, tính đến hết ngày 31/3 (hạn cuối nộp bài dự thi), Ban Tổ chức đã tiếp nhận tổng cộng 1.191 ý tưởng dự thi từ gần 4000 sinh viên, tới từ 81 trường đại học, cao đẳng trên khắp cả nước.
Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

TTTĐ - Sáng 10/4, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh (HCMC C4IR) phối hợp Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (HUTECH) - thành viên sáng lập HCMC C4IR tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế “Các giải pháp xanh và công nghệ mới nổi cho sự phát triển bền vững” lần thứ 2 - năm 2025 (GSETS 2025).
Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp Kinh tế

Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp

TTTĐ - Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập.
Xem thêm