Bài 2: 1001 cách “xẻ thịt” sân chơi
![]() |
Những không gian chung tại khu chung cư Đồng Tàu bị chiếm dụng làm điểm bán hàng nước, nơi đỗ xe
Bài liên quan
Khởi động "Tuần lễ Liên hoan Thời trang trẻ em Việt Nam 2019"
Bài 3: Xóa bỏ tư duy “việc của Nhà nước”
Tìm lại sân chơi cho các khu tập thể - “Cuộc chiến” dai dẳng - Bài 2: Hiệu quả nhờ sự quyết liệt
Eurowindow Garden City – “Mảnh ghép hoàn hảo” ở trung tâm TP Thanh Hóa
Green Bay Garden - Môi trường sống xanh cùng cộng đồng dân cư văn minh
Khảo sát tại một số khu đô thị trên địa bàn Hà Nội hầu hết chưa có một khu đô thị nào có sân chơi cho trẻ em đúng nghĩa. Tại một số khu chung cư, sân chơi tập trung còn bị chiếm dụng làm điểm trông giữ xe, bán hàng, tập kết rác thải, vật liệu xây dựng.
Mùa hè đang đến gần là lúc trẻ em được nghỉ học và vui chơi nhưng chơi ở đâu an toàn và thoải mái lại là vấn đề nan giải cho các bậc phụ huynh.
Bà Lê Thị Lan, cư dân khu chung cư Đồng Tàu, quận Hoàng Mai cho biết: Nhiều năm nay, một số cá nhân tự ý biến diện tích sử dụng chung thành của riêng. Họ bán hàng, nấu nướng trong sân chơi của bọn trẻ, xả rác, để xe bừa bãi…. “Khổ nhất là bọn trẻ nghỉ hè chỉ quanh quẩn trong mấy bức tường chật chội, xuống sân thì không có chỗ chơi nên lúc nào cũng cuồng chân, bí bách. Cũng vì thiếu sân chơi nên các cháu dễ sa đà vào trò chơi điện tử”, bà Lan nói.
![]() |
Không gian chung ở khu tập thể Đại học Thủy lợi biến thành nơi kinh doanh, buôn bán |
Còn khu chung cư trên phố Kim Mã Thượng, gồm 2 dãy nhà, mỗi dãy cũng ngót nghét 100 hộ, cũng chỉ có một sân chơi nhỏ chung ở giữa hai khu. Nơi này trước đây bị “chiếm dụng” thành chỗ để xe của các hộ, giờ đã được tổ dân phố đầu tư kinh phí để lát gạch, xây rào, mục tiêu là biến thành chỗ vui chơi cho trẻ. “Thế nhưng cũng chỉ mới thấy có rào và gạch lát sàn, thêm 4 cái ghế đá, chứ có món đồ chơi nào cho trẻ đâu. Chiều chiều, bọn trẻ cũng chỉ xuống đây chạy nhảy, đá bón mà cũng “rón rén” lắm vì sân nhỏ, đá không cẩn thận vào người đi qua, đi lại thì bị mắng. Còn các trò chơi vận động khác thì coi như không có”, chị Lan Anh, một cư dân tại đây nói.
![]() |
Hàng quán mọc đầy lối đi chung |
Cũng theo chị Lan Anh, mảnh sân nhỏ là thế, nhưng gần đây còn bị quán nước chiếm dụng mất, thành ra các cháu cũng chẳng còn chỗ.
Đó cũng là tình trạng chung của hầu hết các khu chung cư tại Hà Nội hiện nay, kể cả những chung cư cũ, cũng như các chung cư mới tinh được mang dáng “hiện đại” như Khu đô thị Xa La, Nam Trung Yên, Mỹ Đình... “Chủ đầu tư vì lợi nhuận nên hầu như không quan tâm tới việc xây khu vui chơi chung cho trẻ nhỏ. Còn vườn hoa, sân chung của khu chung cư thì cũng vì “đất chật, người đông” nên toàn bị người lớn chiếm dụng làm nơi bán hàng, làm chỗ để đồ... thế là bọn trẻ cuối cùng chỉ còn biết quanh quẩn trong nhà hoặc hành lang của tầng nhà mình”, chị Hà Phương, chung cư Nam Trung Yên cho biết.
Theo TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên nhân của việc thiếu sân chơi cho trẻ em tại các khu chung cư một phần là do thiếu quy định chặt chẽ trong quá trình nghiệm thu. “Theo quy định hiện nay, tại các dự án, chúng ta chỉ nghiệm thu căn nhà, không nghiệm thu cả khu đô thị. Do đó, mặc dù có quy định bắt buộc các khu đô thị mới phải có công viên, cây xanh, khuôn viên vui chơi giải trí, nhưng thực tế, tình trạng thiếu điểm vui chơi công cộng vẫn diễn ra phổ biến. Trước đây, Hà Nội từng quyết tâm xây dựng mới nhiều điểm vui chơi công cộng dành cho thiếu nhi, nhưng đến nay kết quả vẫn rất khiêm tốn”, TS Liêm nhận định.
Rõ ràng, các cơ quan chức năng đã nhìn ra và lên tiếng, tuy nhiên, do mọi việc mới chỉ ở mức độ thực trạng, mà chưa có chế tài đi kèm, nên đã dẫn tới việc chủ đầu tư vẫn “cố tình lờ” đi hạng mục này trong các công trình xây dựng của mình.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7

Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao

Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025

Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình

Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình

Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ

Thanh niên nghe chuyện lịch sử, viết tiếp tương lai

Khi người trẻ trở thành nguồn cảm hứng lan tỏa mạnh mẽ cho xã hội

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"
