Tag
Nhà văn Nguyễn Văn Học

Yêu nếp làng, yêu Hà Nội qua từng con chữ

Người Hà Nội 06/06/2024 13:42
aa
TTTĐ - Xa ngoại thành chiêm trũng để lập nghiệp nơi trung tâm Hà Nội đã hơn 20 năm nhưng trong từng câu chuyện, lời văn của Nguyễn Văn Học vẫn luôn thấm đẫm hồn cốt làng quê. Mới đây anh cho ra mắt tập ký “Thân thương làng” (NXB Văn học, năm 2023) càng làm độc giả hiểu rằng anh yêu làng quê đến nhường nào.
Chung tay hành động vì một Hà Nội xanh "Con đường văn sĩ" - kho tư liệu quý về nhà văn tiền chiến Tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng nước Áo đến Việt Nam

Đi trăm nơi vẫn luôn nhớ về làng

Tôi gặp và quen nhà văn Nguyễn Văn Học tại một cuộc thi viết về hôn nhân gia đình do báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức mấy năm trước. Cho dù chỉ là một cuộc thi quy mô nhỏ nhưng anh Học vẫn dành nhiều tâm huyết, thời gian để dự thi cho dù rất bận rộn với công việc tại Báo Nhân Dân.

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học

Từ ấn tượng đó, tôi càng hiểu sâu hơn về con người, cá tính và xu thế viết văn, viết báo của anh. Anh không “nể nang” bất cứ đề tài nào, dẫu có phải trực tiếp tác nghiệp tại nơi xa xôi, vất vả, cho dù nhuận bút chẳng là bao. Điều mà nhà văn nhận trân quý hơn cả là sự gia tăng vốn sống, trải nghiệm và đối chiếu văn hóa vùng miền.

Nhà văn Nguyễn Văn Học đi rất nhiều nơi, có lẽ đã đặt chân lên hết 63 tỉnh thành cả nước nhưng nơi anh thích nhất vẫn là về các làng quê chứ không phải nơi phố thị hoa lệ hay những nơi hiện đại, hào nhoáng.

Anh cũng rất khoái khi được tiếp xúc với các “báu vật sống” ở các làng, đó là các nghệ nhân, bậc cao niên uy tín hay những thân phận mang nhiều ngặt nghẽo của cuộc đời, ở đó có những câu chuyện hết sức giản dị, bình sinh và chan chứa tình người.

Nhà văn Nguyễn Văn Học sinh ra tại xã Minh Tân (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội), nơi mà một con gà gáy ba tỉnh đều nghe rõ (Hưng Yên, Hà Nam và Hà Nội). Là anh cả trong gia đình nghèo có bốn anh em trai, Nguyễn Văn Học phải sớm học cách trồng rau, cuốc đất để phụ giúp bố mẹ nuôi các em.

Chính những ngày tháng ấu thơ chứng kiến sự vất vả của bố mẹ cũng như những người dân trong làng đã khiến anh sau này dù có đi ngược về xuôi cũng luôn thương mến những kỷ niệm về làng, nơi đã nuôi anh khôn với với một tâm hồn trong veo.

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học trong chuyến đi thực tế tại làng Cựu (Phú Xuyên, Hà Nội)
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học trong chuyến đi thực tế tại làng Cựu (Phú Xuyên, Hà Nội)

Ngay từ hồi còn đi học trường làng, anh đã làm được những bài thơ rất vần, rất điệu và ngữ liệu của những vần thơ đó chính là sự vất vả nhưng cần cù, sự nghèo khó nhưng thanh bần của những người nông dân quê anh.

Lớn lên, anh cũng ước mơ học hành thật giỏi để “đổi đời” như bao bạn bè đồng trang lứa nhưng Nguyễn Văn Học không mơ về nhà lầu, xe hơi hay sống trong một đô thị ồn ã, “chín người mười làng” mà luôn nghĩ... về quê, sự quê đó đã không ít lần bị bạn bè chê bôi là "quê mùa".

Không phải vì thiếu động lực làm giàu cũng chẳng phải không có chỗ đứng tại nơi đất chật người đông mà Văn Học về quê để gìn giữ lại những gì tinh túy, hồn cốt của làng quê - vì làng mang bản sắc văn hóa riêng biệt, vì làng mãi là gốc gác của mọi người dân Việt Nam.

Đãi cát tìm “nếp làng”

Tập ký “Thân thương làng” gồm 31 bài, chủ yếu viết về những vùng nông thôn, làng văn hóa, làng cổ ở Hà Nội. Ở đó, nhiều nơi còn giữ gìn được những nét đẹp, hàng cổ thụ, giếng cổ, nhà cổ cũng như nhiều giá trị truyền thống. Song cũng không ít nơi đang bị đô thị hóa mạnh mẽ, làm mai một không ít vẻ đẹp di tích, nếp sống và cả cách ứng xử lâu đời.

Nhiều bài viết có sự tìm hiểu, tìm tòi kỹ lưỡng, gặp gỡ những nhân vật đã và đang hết lòng góp nhặt giá trị. Khi viết về quá trình đô thị hóa, làng lên phố, anh thể hiện sự xót xa: “Trong quá trình đô thị hóa, làng lên phố, cái được thì dễ thấy nhưng có những cái mất âm thầm khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối.

Ấy là nếp nhà gia phong, mối quan hệ xóm giềng ngày càng nhạt nhòa; rồi tệ nạn xã hội, vi phạm trật tự đô thị... cũng len lỏi trong mỗi khu dân cư. Thực tiễn này đáng trăn trở biết bao...”.

Phải nói rằng, Nguyễn Văn Học là người rất tỉ mỉ, chịu khó dấn thân và không bỏ qua bất cứ chi tiết nào có giá trị. Chỉ cần đi qua một ngôi nhà cũ, một giếng nước cổ, một cây cổ thụ hoặc một cụ già đẹp lão, anh đều xin vào chụp ảnh “check-in”, rồi từ những chi tiết nhỏ đó viết nên một câu chuyện mang hơi thở của làng như "Chuyện cây đa Giời ơi ở thôn Phúc Lâm" (huyện Phú Xuyên), chuyện về rặng bờ rào xanh mát ở Chương Mỹ hay cây cầu “thượng gia hạ kiều” ở làng cổ Bình Vọng (huyện Thường Tín).

Yêu nếp làng, yêu Hà Nội qua từng con chữ
Tập ký "Thân thương làng" mới được Nguyễn Văn Học gửi đến bạn đọc

Đã không biết bao nhiêu lần nhà văn về thăm làng nghề thêu ren Quất Động (huyện Thường Tín), lần nào về anh phải tìm bằng được những điều thú vị hoặc những góc khuất của làng nghề mới chịu ra về.

Trong đó có tâm huyết và nỗi khắc khoải của nghệ nhân gạo cội Nguyễn Quốc Sự về sự hưng thịnh của làng nghề, về lớp kế cận đang không còn mấy tin vào con đường làm giàu từ nghề truyền thống. Hay những vấn đề về môi trường, môi sinh tại làng nghề phải xử lý như thế nào...

Anh không phải người bảo thủ, sính cựu khinh tân mà anh biết chọn lọc những vẻ đẹp của làng và sẵn sàng phê phán những hủ tục, lạc hậu, nếp sống phong kiến. Như trong bút ký “Khi làng lên phố”, anh cùng các bậc cao niên đều khẳng định rằng đô thị là cái tất yếu và cái chất làng, xã với bao lối ứng xử gần gũi thân thương sẽ phải giảm sút, thu nhập của người dân tăng lên, cuộc sống đỡ phần nào vất vả.

Đô thị hóa với tốc độ như thế nào, đô thị hoá có đi kèm với bảo vệ các giá trị văn hoá cốt lõi hay không mới là vấn đề đáng lưu ý như nhận định của PGS,TS Nguyễn Thị Phương Châm nêu ra trong tác phẩm: Trong quá trình đô thị hóa có những thách thức đánh đổi. Chính quyền và người dân phải nhận ra rõ để những điều đó có giải pháp hạn chế, ngăn ngừa.

Như nhà văn Nguyễn Văn Học chỉ ra trong bài “Đâu rồi húng Láng”? Rõ ràng, trong một đô thị mà tấc đất tấc vàng như Hà Nội thì việc dành đất để trồng húng Láng chẳng đem lại mấy giá trị kinh tế, còn chẳng bằng 1/10 của việc xây dãy nhà cho thuê trọ, dĩ nhiên húng Láng sẽ chỉ còn ở lại trong thơ ca, trong trí nhớ của các bậc cao niên.

Cái mà Văn Học muốn nêu lên chính là những người con ở đất húng Láng xưa nên biết, nên nhớ về một thời mảnh đất này đã làm nên thương hiệu của một loại rau gia vị trứ danh và đừng bao giờ rũ bó quá khứ huy hoàng đó.

Thời đại công nghệ phát triển, nhà báo có thể thực hiện tác nghiệp online trong trường hợp không có điều kiện xuống hiện trường. Nhà văn tâm sự: “Tôi chẳng mấy khi làm thế, hễ cứ rảnh bất chấp trời nắng hay mưa là lại tìm về làng, cho dù làng đó tôi đã đến cả chục lần, có số điện thoại của đầy đủ lãnh đạo thôn xã.

Với tôi, về làng như một liều thuốc tinh thần hằng ngày, về làng để ngửi mùi hương sen thơm ngát ở đình làng, được đi trên những bó rơm bó rạ thơm nồng dải đầy đường làng hay tắm mình dưới bóng mát của các cụ cây ngàn tuổi, hoài niệm về ngày xưa xanh mát”.

Đọc hết tập ký “Thân thương làng”, thấy được rất rõ những gì làng đã và đang mất mà anh chỉ ra. Ở chính ngôi làng đó có thật nhiều điều diệu kỳ mà thế hệ trẻ không biết mà chỉ có một số cụ cao niên còn nhớ thoang thoảng trong ký ức.

Đó là những làn điệu dân ca “sinh ra từ làng” như ca trù, hát trống quân, hát dô, hò cửa đình, rối cạn... được Nguyễn Văn Học phát hiện và tìm cách để chấn hưng những giá trị tưởng chừng đang mất hẳn đó.

Những bài báo, bài ký của anh thấm đẫm tình cảm của một con người như thuộc về ngôi làng mà anh đã đi qua, khoét sâu vào sự thay đổi quá nhanh khiến cho những giá trị văn hóa truyền thống ít nhiều bị lung lay.

Đọc hết tập ký của anh, bạn đọc sẽ thấy được những không gian làng Việt được xuất hiện qua tập sách nho nhỏ. Anh sử dụng từ ngữ giản dị, ít kỹ thuật, lắt léo, chính điều đó đã tạo ra sự gần gũi cho bạn đọc.

Ai đã từng gặp anh chắc chắn sẽ có chung một cảm nhận rằng, anh yêu thiên nhiên, không màng vật chất chẳng cần danh lợi, trong anh có thứ cảm xúc thuần khiết, yêu làng quê, cây đa, bến nước sân đình đến da diết.

Tôi tin rằng với bút lực dồi dào và phong cách đã được định hình rõ ràng, cùng với tố chất “làng quê” luôn sôi sục trong máu nhà văn, chủ nhân của hơn 30 đầu sách sẽ tiếp tục cho ra mắt những cuốn sách hấp dẫn, thú vị và thắm đượm tính nhân văn phục vụ bạn đọc, phục vụ công cuộc gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hoá Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Đọc thêm

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024 Người Hà Nội

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

TTTĐ - Sáng 26/6, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hưởng ứng Tháng phòng, chống bạo lực gia đình và biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỉ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi” Người Hà Nội

Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi”

TTTĐ - Tích cực thể hiện vai trò của những người làm báo Thủ đô, mang yêu thương tới khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã lan tỏa nét nhân ái, văn minh của người Hà Nội. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, tập thể lãnh đạo, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô đã góp thêm cho đời những đóa hoa tươi thắm, tô điểm cuộc sống thêm rực rỡ sắc màu và tràn đầy năng lượng.
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt Người Hà Nội

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) từ ngày 25 - 29/6 là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc Người Hà Nội

Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc

TTTĐ - Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, sự thấu hiểu, gắn kết; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước Người Hà Nội

Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước

TTTĐ - "Đa dạng công tác thông tin, tuyên truyền về quy ước; ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hình thức tuyên truyền". Đó là một trong những giải pháp mà quận Long Biên (Hà Nội) sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm thu hút đông đảo Nhân dân tham gia vào công tác phát huy hương ước, quy ước tại địa phương.
Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội Người Hà Nội

Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội

TTTĐ - Sáng 11/6, tại Trung tâm Văn hóa quận Tây Hồ, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về công tác xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước năm 2024. Hoạt động diễn ra tại cụm số 1 gồm các quận: Tây Hồ, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Ba Đình.
Màu áo xanh giúp thí sinh vững tâm lý, vượt qua kì thi Nhịp điệu cuộc sống

Màu áo xanh giúp thí sinh vững tâm lý, vượt qua kì thi

TTTĐ - Kỳ thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội diễn ra vào hai ngày thời tiết không được thuận lợi nhưng tất cả những lo lắng, căng thẳng được xoa dịu, giảm đi rất nhiều bởi học sinh và gia đình có sự đồng hành, giúp sức của các đơn vị chức năng, trong đó có màu áo xanh tình nguyện. Vì những hành động chu đáo, ấm áp ấy mà thí sinh vững tâm lý hơn, góp phần đạt kết quả tốt hơn.
Người tốt, việc tốt thi đua xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Người tốt, việc tốt thi đua xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại

TTTĐ - Sáng 7/6, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin - Truyền thông, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Giao lưu trực tuyến gương điển hình tiên tiến, Người tốt, việc tốt với chủ đề “Thi đua xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại” trên Trang thông tin điện tử Thi đua Khen thưởng tại địa chỉ httpsthiduakhenthuongvn.org.vn.
Làm sống lại và giúp di sản “tỏa sáng” Người Hà Nội

Làm sống lại và giúp di sản “tỏa sáng”

TTTĐ - Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” năm 2024 nhằm mang đến cho du khách trải nghiệm văn hóa đậm dấu ấn truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là hoạt động ý nghĩa làm sống lại và giúp di sản “tỏa sáng”, nhất là thu hút khách du lịch tại Hoàng thành Thăng Long.
Xem thêm