Xốc lại tinh thần để "bùng nổ" sau dịch
Khủng hoảng tâm lý trong mùa dịch
Gần 2 tháng thực hiện giãn cách xã hội và trước đó bắt đầu làm việc tại nhà từ đầu tháng 5, Trần Hoa Phương (24 tuổi, leader của một nhóm marketing tại Hà Nội) cho biết đợt dịch vừa rồi đối với cô là một khoảng thời gian khó chịu và khủng hoảng nhất.
![]() |
Những ngày giãn cách xã hội khiến cô gái trẻ Hoa Phương cảm thấy áp lực nặng nề |
Thay vì làm việc cùng nhau tại văn phòng, Phương và những người bạn của mình làm việc ở nhà chỉ để duy trì hoạt động. Tuy vậy, hợp đồng không có, các thành viên trong nhóm thì không tập trung do bận các việc khác càng khiến cô gái trẻ thêm stress.
Phương cũng nhận ra trong chính bản thân đó là sự trì trệ, không còn linh hoạt, nhanh nhẹn do ở nhà quá nhiều. Giãn cách xã hội kết thúc nhưng cô gái trẻ vẫn đang loay hoay với định hướng sắp tới của mình.
Cũng giống Hoa Phương, anh Trần Thái Hoàng (31 tuổi, kỹ sư xây dựng) cho biết những tháng ở nhà giãn cách xã hội khiến anh cảm thấy uể oải, gò bó và nhớ công trường. Hiện tại, anh đã có 2 con nhỏ nên áp lực kiếm tiền nuôi gia đình khiến anh rất áp lực.
"Mình quen với việc gắn bó với các công trình nên ở nhà rất chán, bí bách lắm. Nghỉ dịch ở nhà không kiếm được tiền để lo cho gia đình, mình thấy rất nản. Công việc của mình vẫn tiếp tục trì trệ dù không còn giãn cách xã hội. Mình không biết hướng đi sắp tới của mình như thế nào”, anh Hoàng cho biết.
![]() |
Bắt nhịp với trạng thái bình thường mới tưởng chừng dễ dàng nhưng lại là vấn đề tâm lý mà nhiều bạn trẻ đang gặp phải |
Còn Trần Thị Thu Hoài (sinh viên năm cuối một trường đại học tại Hà Nội) chia sẻ, chỉ cách đây một thời gian ngắn, khi thành phố nới lỏng giãn cách xã hội, Thu Hoài còn nghĩ mình là người may mắn và hạnh phúc.
Tuy vậy, khi đối diện với những điều mình mong muốn, khát khao suốt mấy tháng giãn cách xã hội, niềm vui thú lại chẳng giữ được lâu. Những gì cô gái trẻ cảm thấy ở hiện tại là mệt mỏi, hoang mang và chỉ muốn nghỉ việc, nằm dài ở nhà.
Làm thế nào để "bùng nổ"?
Nam Anh, chủ nhân kênh YouTube The Hanoi Chamomile đang thu hút sự chú ý của giới trẻ với các video về xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh và truyền cảm hứng làm việc, học tập cho biết, để lấy lại tinh thần và động lực, việc đầu tiên là các bạn trẻ nên thiết lập lại thói quen sinh hoạt lành mạnh.
![]() |
Xem các video về lối sống tích cực cũng là một cách giúp các bạn trẻ thoải mái tinh thần hơn sau đại dịch |
“Trong thời gian nghỉ dịch, không ít bạn trẻ có chế độ ăn uống thiếu điều độ. Do đó, các bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho lành mạnh và cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường khỏe, lấy lại thể trạng để xốc lại tinh thần làm việc sắp tới.
Ngoài ra, sau một thời gian dài nghỉ dịch, cơ thể chúng ta đã quen với việc thức khuya, dậy trễ. Vì vậy, để chuẩn bị cho việc đi làm trở lại một cách thật hiệu quả, chúng ta nên thay đổi thói quen sinh hoạt này bằng cách ngủ sớm và dậy sớm. Điều này, giúp chúng ta cân bằng lại nhịp sinh học và tinh thần hứng khởi hơn để chuẩn bị cho một chuỗi ngày làm việc mới”, Nam Anh chia sẻ.
Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thảo Nguyên cho rằng, bạn trẻ cần lên kế hoạch làm việc cụ thể để tránh rơi vào tình trạng đầu óc “trống rỗng” sau thời gian dài “ngủ đông”.
![]() |
Học cách chấp nhận và có thái độ tích cực với các vấn đề gặp phải sẽ giúp các bạn trẻ bắt nhịp tốt hơn với trạng thái bình thường mới |
“Kỳ nghỉ dài do dịch bệnh có thể tác động tới sức khỏe và hiệu suất làm việc của chúng ta. Để tránh rơi vào tình trạng trống rỗng sau dịch chúng ta cần duy trì sức khỏe, năng suất làm việc để kiểm soát các kế hoạch của mình. Hãy đặt mục tiêu cho bản thân, lên danh sách những việc cần thực hiện trong những ngày đi làm trở lại, lập kế hoạch cho các hoạt động, học thêm một vài khóa học nâng cao năng lực, kỹ năng của bản thân.
Các bạn hãy chấp nhận tình trạng thực tại và có thái độ tích cực hơn với vấn đề đó. Thay vì nghĩ đến những ngày mệt nhọc đã qua thì hãy để đầu óc thư giãn, làm bất cứ những việc giúp tâm trạng trở nên tốt hơn, thoải mái hơn thì sẽ làm bạn bớt bị áp lực, căng thẳng.
Chắc chắn sự chán nản sẽ xuất hiện trong tâm trí, nhưng đừng vì lý do này mà làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc trong giai đoạn bình thường mới. Vượt qua đại dịch, chúng ta sẽ học được cách tiết kiệm hơn, biết lo lắng cho sức khỏe, biết trân trọng những ngày tháng được ở bên gia đình và người thân”, chuyên gia Phạm Thị Thảo Nguyên chia sẻ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7

Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao

Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025

Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình

Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình
