Tag

Xanh hóa giao thông đô thị: Chìa khóa cho Thủ đô phát triển bền vững

Giao thông 01/04/2025 15:29
aa
TTTĐ - Trong kỷ nguyên của chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, giao thông không còn là câu chuyện của hạ tầng và phương tiện đơn thuần mà trở thành một phần thiết yếu trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ chất lượng sống đô thị.
Từng bước "xanh hóa" giao thông đô thị Đẩy nhanh “xanh hoá” giao thông, giảm ô nhiễm môi trường

Tại Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, việc phát triển giao thông xanh, giao thông thông minh hướng tới mục tiêu kép: Giảm tắc nghẽn và khí thải; đồng thời hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo COP26. Từ chính sách đến hành động, từ thách thức đến cơ hội, hành trình chuyển đổi ấy đang mở ra diện mạo mới cho đô thị: Hiện đại, văn minh và xanh bền vững.

Xanh hóa giao thông đô thị: Chìa khóa cho Thủ đô phát triển bền vững
Đại lộ Thăng Long (Hà Nội)

Biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng khiến các quốc gia buộc phải chuyển mình theo hướng phát triển thân thiện với môi trường. Việt Nam tích cực tham gia xu thế này, đặc biệt sau cam kết tại COP26 về Net Zero vào năm 2050. Trong chiến lược hành động, giao thông xanh - sạch - thông minh được xác định là trụ cột quan trọng tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Phát triển mô hình giao thông xanh cho Thủ đô không chỉ là bài toán kỹ thuật mà còn là vấn đề về tầm nhìn, chính sách, tài chính, khoa học công nghệ và hành vi cộng đồng. Giao thông xanh là chìa khóa mở ra không gian sống hài hòa, nơi phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo chất lượng sống cho cả hiện tại và tương lai.

Xây dựng thói quen cho nền giao thông không khói

Ngày 2/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 876 phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cacbon và khí mê tan của ngành giao thông vận tải. Mục tiêu nhằm hiện thực hóa cam kết quốc tế, đồng thời đặt nền tảng cho chiến lược phát triển giao thông xanh toàn diện, hiện đại.

Hà Nội đang từng bước hiện thực hóa chiến lược đó bằng các mô hình cụ thể. Việc triển khai tuyến xe buýt điện VinBus tại nhiều quận nội thành mang lại trải nghiệm di chuyển không khói, không tiếng ồn, góp phần giảm phát thải CO₂ và khí mê tan. Những chiếc xe buýt công cộng thuần điện không chỉ thể hiện xu hướng hiện đại mà còn là giải pháp thiết thực giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn đô thị.

Hà Nội có kế hoạch chuyển đổi xe buýt sử dụng cộng cơ diesel sang xe buýt điện nhằm hạn chế khí thải độc hại ra môi trường
Hà Nội từng bước chuyển đổi xe buýt sử dụng cộng cơ diesel sang xe buýt điện nhằm hạn chế khí thải độc hại ra môi trường

Song song với đó, các tuyến đường sắt đô thị như Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội đang trở thành biểu tượng cho quá trình chuyển dịch từ giao thông cá nhân sang hệ thống công cộng xanh. Dù còn nhiều vướng mắc về kết nối trung chuyển, đường sắt đô thị vẫn được xác định là “xương sống” trong chiến lược giao thông thông minh của Thủ đô.

Một hướng tiếp cận hiệu quả khác là phát triển mô hình TOD (Transit Oriented Development) - đô thị định hướng giao thông công cộng. Mô hình này tổ chức không gian đô thị theo trục giao thông chính, tập trung dân cư, thương mại, dịch vụ quanh nhà ga, bến xe buýt, góp phần tăng mật độ sử dụng phương tiện công cộng, giảm xe cá nhân và ùn tắc. TOD giúp tăng cường kết nối giao thông xanh, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế và nâng cao giá trị bất động sản.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi còn gặp nhiều rào cản. Hạ tầng giao thông công cộng thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo kết nối liên thông. Thói quen sử dụng xe cá nhân phổ biến, đặc biệt là xe máy và ô tô, dẫn tới tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm và cản trở tiến trình xanh hóa đô thị.

Thêm vào đó, nguồn vốn để phát triển hệ thống giao thông xanh rất lớn, trong khi thời gian thu hồi vốn kéo dài. Các dự án metro, xe buýt điện, bến bãi thông minh hay trạm sạc điện đều đòi hỏi đầu tư bền bỉ. Vì vậy, cần có cơ chế hiệu quả để huy động vốn và chia sẻ rủi ro. Hà Nội cần chính sách đột phá trong ưu đãi đầu tư, tín dụng xanh và miễn giảm thuế cho doanh nghiệp tham gia.

Xanh hóa giao thông đô thị: Chìa khóa cho Thủ đô phát triển bền vững
Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội

Phát triển giao thông xanh, vì một Thủ đô không khói bụi

Trước bối cảnh đó, thành phố cần một chiến lược toàn diện, đồng bộ, xuất phát từ tư duy quy hoạch và quản trị hiện đại. Các mục tiêu đã được xác lập rõ ràng trong chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia, chiến lược phát triển giao thông vận tải và các kế hoạch hành động hướng tới Net Zero. Quan trọng hơn, cần lồng ghép chặt chẽ các mục tiêu này với trụ cột: Khoa học công nghệ, hạ tầng, mô hình quản trị thông minh và sự đồng thuận xã hội.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là yếu tố không thể thiếu. Ứng dụng công nghệ trong điều hành giao thông (ITS), quản lý bãi đỗ xe, cung cấp dữ liệu thời gian thực qua ứng dụng di động, thanh toán không dùng tiền mặt… sẽ nâng cao tính tiện dụng, giúp người dân chuyển dần sang phương tiện xanh, sạch.

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều đã xây dựng lộ trình xanh hóa vận tải công cộng. Việc mở rộng mạng lưới xe buýt điện, phát triển metro, tổ chức xe đạp công cộng tại nội đô, đồng thời cải tổ không gian giao thông theo hướng giảm xe cá nhân, sẽ giúp giảm phát thải, kẹt xe và tiếng ồn, nâng cao chất lượng sống đô thị.

Cộng đồng và doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong thay đổi văn hóa giao thông. Khi người dân nhận thấy rõ lợi ích về chi phí và sức khỏe từ phương tiện xanh, họ sẽ chủ động tham gia. Khi doanh nghiệp thấy rõ tiềm năng từ các mô hình như TOD, nhà ở xanh, trạm sạc điện… họ sẽ đầu tư, đồng hành cùng chính quyền kiến tạo một đô thị bền vững.

Xanh hóa giao thông đô thị: Chìa khóa cho Thủ đô phát triển bền vững
Trong các giải pháp "xanh hóa giao thông" của Hà Nội việc phát triển xe đạp, xe máy điện

Sau tất cả, giao thông không chỉ là phương tiện đi lại. Giao thông xanh là nền tảng của phát triển bền vững, của môi trường sống lành mạnh và công bằng xã hội. Một Thủ đô - nơi trẻ em đạp xe tới trường an toàn, người lao động di chuyển thuận tiện bằng metro, người cao tuổi dạo bước trong không gian không khói bụi - đó không phải là viễn tưởng. Đó là tương lai đang đến gần, nếu ngay hôm nay chúng ta dám lựa chọn con đường xanh.

Phát triển giao thông xanh cho Thủ đô, vì một Hà Nội hiện đại, văn minh và trong lành - là bước đi tiên phong hiện thực hóa cam kết Net Zero và khẳng định vai trò của Việt Nam trong hành trình chuyển đổi xanh toàn cầu.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh phát triển giao thông xanh Giao thông

TP Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh phát triển giao thông xanh

TTTĐ - Chiều 22/5, Sở Xây dựng đã có thông tin về lộ trình điện hóa các phương tiện giao thông ở TP Hồ Chí Minh. Đây là nước đi hướng tới xây dựng thành phố thân thiện với môi trường, nâng cao tỉ lệ xe điện ở các loại hình phương tiện giao thông.
Hải Dương: Ai trúng gói thầu xây dựng đường hơn 613 tỷ đồng? Giao thông

Hải Dương: Ai trúng gói thầu xây dựng đường hơn 613 tỷ đồng?

TTTĐ - Nhà thầu duy nhất nộp hồ sơ dự thầu và trúng thầu Gói thầu số 36 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án Xây dựng Đường huyện ĐH02 - giai đoạn 1 tại huyện Ninh Giang (Hải Dương) với giá hơn 613 tỷ đồng.
Thái Nguyên: Một phụ nữ tử vong trong chiếc ô tô bị lật dưới ao Giao thông

Thái Nguyên: Một phụ nữ tử vong trong chiếc ô tô bị lật dưới ao

TTTĐ - Ngày 22/5, tại xã Phúc Hà (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) xảy ra vụ tai nạn khiến một phụ nữ tử vong.
Quảng Nam tìm kiếm thiết kế cho cầu Tam Thanh 400 tỷ đồng Nhịp điệu cuộc sống

Quảng Nam tìm kiếm thiết kế cho cầu Tam Thanh 400 tỷ đồng

TTTĐ - Quảng Nam vừa phát động cuộc thi tuyển kiến trúc cho cầu Tam Thanh, một dự án giao thông trọng điểm trị giá 400 tỷ đồng nhằm tìm kiếm thiết kế độc đáo và khả thi để xây dựng cây cầu bắc qua sông Trường Giang, TP Tam Kỳ.
Hoằng Hoá (Thanh Hoá): Tai nạn giao thông làm 2 người thương vong Giao thông

Hoằng Hoá (Thanh Hoá): Tai nạn giao thông làm 2 người thương vong

TTTĐ - Trên địa bàn huyện Hoằng Hoá (tỉnh Thanh Hoá) vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông làm 2 người thương vong.
TP Hồ Chí Minh hợp tác Hàn Quốc về định hướng phát triển metro Giao thông

TP Hồ Chí Minh hợp tác Hàn Quốc về định hướng phát triển metro

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh triển khai dự án hợp tác với Hàn Quốc nhằm xây dựng khung pháp lý phát triển đường sắt đô thị (metro), hướng đến phát triển giao thông bền vững, hiện đại.
"Đôi cánh" để hàng không Việt Nam xanh hơn, cạnh tranh hơn Giao thông

"Đôi cánh" để hàng không Việt Nam xanh hơn, cạnh tranh hơn

Chiều 20/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp nghe báo cáo về chính sách phát triển nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) và tham gia vào Chương trình Bù đắp và giảm phát thải carbon hàng không quốc tế (CORSIA) của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO).
Quyết tâm khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025 Giao thông

Quyết tâm khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

TTTĐ - Chiều 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, đơn vị liên quan để rà soát việc triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Giải pháp thanh toán thông minh phục vụ giao thông hiện đại Giao thông

Giải pháp thanh toán thông minh phục vụ giao thông hiện đại

TTTĐ - Ngày 20/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Giải pháp thanh toán thông minh phục vụ giao thông hiện đại" để có cái nhìn tổng thể, toàn diện về thực trạng và giải pháp cho hệ thống thẻ vé trong giao thông công cộng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên Đô thị

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên

TTTĐ - Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.
Xem thêm