Tag

“Vườn rừng Bản Thổ” và chuyện của cô gái bắt “đất cằn nở hoa”

Nhịp sống trẻ 11/07/2021 15:03
aa
TTTĐ - Bỏ công việc tốt với chế độ ưu đãi hấp dẫn ở thành phố để trở về quê nghèo trồng rừng khiến Nguyễn Lê Ngọc Linh (Như Xuân, Thanh Hóa) bị không ít người nói là gàn dở. Tuy nhiên, khát khao cháy bỏng giúp người dân quê hương vượt qua cái nghèo đã giúp Linh vươn lên gặt hái thành công bước đầu.
Tin tức giải trí mới nhất ngày 23/5: Nam Em chân trần dạo chơi trong rừng "Trồng rừng giữ nước" để mùa khô không còn là cơn ác mộng "Người trồng rừng" - cuốn sách được thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên đọc

Bỏ phố

Linh kể: “Mình là người dân tộc Thổ được sinh ra ở xã Hóa Quỳ (huyện Như Xuân, Thanh Hóa), một xã miền núi nghèo, thuộc huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa. Mảnh đất được người ta nói “Chó ăn đá, gà ăn sỏi”. Trời nắng cuốc xuống đất cuốc nảy lên, trơ trọi toàn sỏi đá. Mùa mưa đất dính nhẹm, muốn có ăn, có mặc chỉ có cách thoát ly.

Đó cũng là điều cha mẹ mình lấy ra để răn dạy, rằng cố học mà thoát nghèo. Mình cố gắng học, ra đi, bám trụ ở thành phố và có một công việc tốt, thu nhập hấp dẫn là mơ ước trong mắt bao người”.

Nguyễn Lê Ngọc Linh
Nguyễn Lê Ngọc Linh

Thế nhưng, Linh vẫn thấy đau đáu trong mình một nỗi đau khi mỗi lần trở về chỉ thấy những quả đồi núi trọc lóc ngày càng nhiều, đất bỏ hoang bạc thếch. Ở quê chỉ có người già và trẻ thơ nheo nhóc. Những người dân nơi đây luôn bị cái nghèo bủa vây.

Đặc biệt, câu chuyện người họ hàng của Linh phải chạy vạy khắp nơi mới đủ 2 triệu đồng để đi cấp cứu trong đêm tối khiến cô gái trẻ có suy nghĩ cháy bỏng: "Nhất định phải có cách nào đó để những người thân yêu sống tốt ngay trên chính mảnh đất của mình". Sao đất cứ phải bỏ hoang mà phải bon chen, vật lộn nơi xứ người, cực khổ mà cũng không đủ ăn?

Câu hỏi đó khiến Linh lao vào tìm kiếm các giải pháp về nông nghiệp bền vững. Cô gái trẻ lên mạng tìm kiếm sách, các hội nhóm về nông nghiệp.

“Ngày đó, cứ có hội nhóm nào chứa từ “nông nghiệp” là mình tham gia. Ngày đi làm, tối thức đến 2-3h sáng lọ mọ đọc hết mọi bài viết người ta chia sẻ. Ai chia sẻ kiến thức chi tiết, mình nhắn tin xin kết bạn rồi tìm trang của họ đọc. Bài nào hay mình lấy giấy bút ghi chép lại các ý”, Linh chia sẻ.

Bên cạnh đó, các năm 2016, 2017, vấn nạn thực phẩm bẩn trở nên trầm trọng. Cơ quan báo chí thông tin nhiều vụ gắn mác thực phẩm sạch nhưng cũng chỉ lấy hàng chợ đầu mối trà trộn vào. Con người sống giữa phố thị xa hoa mà luôn nơm nớp lo sợ. Lúc đó, Linh càng mơ ước về một nơi canh tác nông nghiệp mà không khí sạch, nước sạch, đất sạch, minh bạch hoàn toàn các bước. Các sản phẩm tròn đầy chất và vị bởi được kết tinh đủ thời gian cùng nắng – gió – đất.

“Vườn rừng Bản Thổ” và chuyện của cô gái bắt “đất cằn nở hoa”
Nguyễn Lê Ngọc Linh với các sản phẩm của "Vườn rừng Bản Thổ"

Năm 2018, Linh quyết định bỏ phố về quê lập nghiệp, với 3 héc ta đất đồi bố mẹ cho mượn để xây dựng mô hình "Vườn rừng Bản Thổ".

5 năm trước, mình đã bị mọi người nói gàn dở. Trước khi mình làm và ngay cả bây giờ khi mô hình đã thành hình, ai đặt chân tới “Vườn rừng Bản Thổ” cũng khuyên mình suy nghĩ lại. Ở đây khó khăn trùng trùng, đất xấu, đường xá giao thương không có, cớ gì mình cứ phải làm ở đây. Mình quả thực không biết gì về quản trị, về tài chính, chỉ có ý nghĩ này rất rõ ràng trong đầu: Nếu ở nơi khó khăn trăm bề như thế này, mô hình của mình vẫn thành công, thì ở bất kì nơi đâu, rừng vẫn sẽ được trồng, người nông dân vẫn sẽ sống thật tốt với mảnh đất của họ.

Làm nông nghiệp theo cách khác

Mục tiêu của Linh là tạo ra một mô hình vườn rừng bền vững. Ở đó sinh kế được đảm bảo mà không cần chặt đi cây rừng nào, không cần hủy hoại sức khỏe của bản thân và cả hệ sinh thái bởi thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học mà năng suất cây trồng vẫn cao.

Sau khi thành công, Linh sẽ nhân rộng và liên kết với các hộ nông dân xung quanh để trồng vườn rừng và mở rộng diện tích ra những vùng đồi trọc, trồng độc canh keo, cao su. Từ đó, người nông dân có thể sống đủ đầy, thậm chí sống khỏe mạnh trên chính mảnh đất của mình.

Vì vậy khi thực hiện mô hình “Vườn rừng bản Thổ”, Linh chỉ trồng dặm cây chứ không phá. "Như Xuân là vùng đất khô hạn, ít mưa, đất đai nếu không được che phủ tốt sẽ dễ bị thoát hơi nước dẫn đến bạc màu, không thể trồng được cây. Bởi vậy, mình không sử dụng thuốc diệt cỏ, không nhổ cỏ, chỉ xáo cỏ để tạo độ che phủ tốt cho đất", Linh cho biết.

Dù đã có sự chuẩn bị nhưng khi khởi nghiệp Linh gặp không ít khó khăn. Nguồn vốn ít, kiến thức về trồng rừng còn hạn chế. Tuy nhiên, khát khao hiện thực hóa giấc mơ thay đổi vùng quê nghèo đã giúp cô gái trẻ có năng lượng, động lực để vượt qua khó khăn.

Ngay sau khi vay mượn đủ nguồn vốn, Linh bắt đầu cải tạo vùng đất đã được nghỉ ngơi 1 năm bằng chuối, các cây họ đậu và để cây rừng như lát, lim, mắc khén, tiêu rừng...tái sinh lại. Tháng 1/2019, khi đất có nhiều mùn và sinh khối hơn, cô gái trẻ bắt đầu đưa thêm các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và cây dược liệu vào trồng bên cạnh cây rừng. Đây là những cây có tác dụng khôi phục lại các mạch nước ngầm dưới lòng đất.

Tại vòng Chung kết Cuộc thi dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2020 do T.Ư Đoàn tổ chức, dự án của Nguyễn Lê Ngọc Linh đã đoạt giải Đặc biệt của cuộc thi
Tại vòng chung kết Cuộc thi dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2020 do Trung ương Đoàn tổ chức, dự án của Nguyễn Lê Ngọc Linh đã đoạt giải Đặc biệt

Mặt khác, Linh trồng thêm các loài cây như dổi rừng lấy hạt, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như bưởi, cam, ổi, mít... Ngoài ra, cô gái trẻ còn trồng dưới tán rừng các loài cây hoa màu, bobo, ngô để lấy nguồn nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi tại chỗ và trồng các cây dược liệu như: Cây thiên môn đông, gừng, nghệ, tỏi…

Tới nay, "Vườn rừng Bản Thổ" đã có hơn 50 loài cây rừng bản địa như lim, lát, dẻ, trám, mắc khén, dổi… cùng các loài cây hái quả gồm cam, quýt, bưởi và các loài dược liệu, cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, kết hợp nuôi ong, gà trong rừng. Các sản phẩm từ vườn rừng như mật ong, các cây rừng, cây dược liệu, trái cây, nguyên liệu liệu chế biến thức ăn chăn nuôi… được bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Hiện nay Linh đã có bước đầu khá thành công với mô hình này, cho thu nhập 500 đến 600 triệu đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho 4 lao động thường xuyên và 10 lao động thời vụ với mức lương mỗi tháng 5 triệu đồng/tháng.

Những trái ngọt đầu tiên đã nguồn động lực để Linh đối mặt với những thử thách khác, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo cô gái trẻ, dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến việc giao thương, vận chuyển hàng hóa. Cô gái trẻ cũng phải chuyển đổi cách thức bán hàng truyền thống sang online để kịp thời thích ứng và đảm bảo cho sự phát triển của nông trại.

Tuy rất nhiều thử thách nhưng hiện mô hình của Linh vẫn đang phát triển đi lên. Trong đó, cô gái trẻ đang nỗ lực xây dựng nhà xưởng để chế biến các nông sản như mật ong lên men và các đặc sản địa phương như hạt dổi, mắc khén...

“Mơ ước của mình là xây dựng được một nhà máy chế biến nông sản; Phát triển du lịch bền vững gắn liền với khôi phục văn hóa cổ truyền của người dân tộc Thổ. Mình hi vọng hướng đi này sẽ góp phần thay đổi diện mạo xã Hóa Quỳ (Như Xuân, Thanh Hóa) tạo động lực cho đoàn viên, thanh niên khác quyết tâm lập nghiệp, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương”, Linh tâm sự.

Đọc thêm

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

TTTĐ - Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang về doanh thu 30 tỉ đồng mỗi năm mà còn đưa cói Việt ra thế giới.
Hát vang bài ca tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh mừng đại lễ 30/4 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hát vang bài ca tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 20/4, tại Nhà văn hoá Sinh viên TP Hồ Chí Minh, Thành đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ chào cờ “Tôi yêu Tổ quốc tôi” và chương trình hòa ca “Đất nước trọn niềm vui” hướng đến chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích "đánh thức" thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích "đánh thức" thanh niên

TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ thế giới, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đã thu hút sự chú ý của đông đảo thanh niên. Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ trở thành bệ phóng chắp cánh cho những khát vọng làm chủ công nghệ của thế hệ trẻ, đồng thời khơi dậy tiềm năng sáng tạo vô bờ bến của họ trong kỷ nguyên số.
Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới Camera 360 trẻ

Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới

TTTĐ - Gần 2.000 thí sinh xuất sắc được tuyển chọn từ 230 đội tuyển các trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học trên toàn quốc chính thức bước vào tranh tài tại Vòng loại quốc gia Cuộc thi Vô địch tin học văn phòng thế giới – Viettel 2025 vào sáng 20/4.
Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ

TTTĐ - Thực hiện chương trình Công tác năm 2025; Kế hoạch số 31/KH-PK02-Đ2 ngày 10/4/2025 của Phòng Cảnh sát Cơ động về việc tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ, kỷ niệm lớn năm 2025, Phòng Cảnh sát Cơ động, Công an thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tổ chức chương trình Giao lưu nhân chứng lịch sử nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với chủ đề “Bài ca thống nhất”.
Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025 với chủ đề “Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh tự hào, vững tin theo Đảng”.
Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Chưa bao giờ thế giới vận động nhanh như hiện tại, chỉ với một cú chạm, người trẻ có thể học lập trình AI, gọi vốn khởi nghiệp qua blockchain hay điều hành một cửa hàng online ngay trên điện thoại.
Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước Nhịp sống trẻ

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

TTTĐ - Trong những ngày cận kề dịp lễ 30/4 – Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo khác, chọn một hướng đi đầy cảm xúc: Kể chuyện đất nước bằng trang trí không gian, đồ uống, để những ai ghé qua đều được chạm vào lịch sử theo cách riêng của mình.
Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam Camera 360 trẻ

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 30/4/2025 đánh dấu 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một cột mốc lịch sử thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Không chỉ có những hoạt động truyền thống như lễ hội, triển lãm, diễu hành… mà năm nay, nhiều bạn trẻ lựa chọn một cách tưởng nhớ và tri ân đầy sáng tạo: Thay ảnh đại diện mạng xã hội (avatar) với khung hình hoặc hình ảnh mang thông điệp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng. Đó là một hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn.
Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

TTTĐ - Tỉnh đoàn Ninh Thuận vừa phối hợp với Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân, kết nối và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Xem thêm