Vĩnh Phúc xây dựng nông thôn mới văn minh, bền vững
![]() |
Sản phẩm nông sản của tỉnh Vĩnh Phúc được trưng bày, giới thiệu tại Festival toàn quốc chương trình OCOP tại tỉnh Nam Định nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Bài liên quan
Gia Lâm đón nhận Danh hiệu huyện đạt chuẩn nông thôn mới
Để xây dựng nông thôn mới thành công phải làm tốt công tác tuyên truyền
Xây dựng nông thôn mới hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
Huyện Mỹ Xuyên sau 10 năm chung sức xây dựng nông thôn mới
Thị xã Ngã Năm: Hành trình 10 năm xây dựng và hoàn thành nông thôn mới
Nông thôn mới là chương trình hợp lòng dân nên được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao
‘Trái ngọt’ 10 năm xây dựng nông thôn mới
Năm 2010, Vĩnh Phúc bước vào xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm rất thấp. Trong tổng số 112 xã, chỉ có 14 xã đạt từ 10-14 tiêu chí chuẩn nông thôn mới, 80 xã đạt từ 5-9 tiêu chí, 18 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Bình quân mỗi xã đạt 6,6 tiêu chí. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhân lực khu vực nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn tuy được cải thiện nhưng vẫn còn khó khăn...
Giải quyết từng bước các khó khăn này, Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Đặc biệt, tỉnh đã huy động mọi nguồn lực đầu tư cho ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn. Trong đó đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, huy động sức dân cùng tham gia Chương trình.
Tiến hành triển khai xây dựng nông thôn mới, chỉ trong mấy năm đầu thực hiện, HĐND tỉnh đã ban hành tới 31 Nghị quyết về cơ chế, chính sách đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn, gắn với các nội dung tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, UBND tỉnh cũng ban hành 41 Quyết định nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết trên.
Nhờ sự đổi mới, sáng tạo, với nhiều cách làm khác nhau phù hợp với từng địa phương, Vĩnh Phúc đã thu được “trái ngọt” sau 10 năm nỗ lực triển khai thực hiện từng tiêu chí theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm; dễ làm trước, khó làm sau. Đến nay, 4 huyện, thành phố là: Yên Lạc, Vĩnh Yên, Bình Xuyên, Phúc Yên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Ngày 4/12/2019, 3 xã còn lại (trong tổng số 112 xã) được 100% phiếu đồng ý đề nghị UNND tỉnh xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Nỗ lực hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới vào năm 2020
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã huy động được 12.897 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới. Trong đó, Trung ương hỗ trợ 101 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 7.800 tỷ đồng, nguồn tín dụng trên 3.200 tỷ đồng, doanh nghiệp đóng góp trên 150 tỷ đồng và người dân đóng góp hơn 635 tỷ đồng.
Với nguồn vốn huy động 12.897 tỷ đồng, Vĩnh Phúc đã đầu tư xây mới, nâng cấp hơn 528 km đường từ trung tâm xã đến đường huyện, 724 km đường trục thôn, ngõ xóm, 716 km đường trục chính nội đồng; 100% kênh loại I, II và 97% kênh loại III được kiên cố hóa, trên 300 công trình đầu mối, trạm bơm, hồ đập được đầu tư cải tạo, nâng; xây mới thêm 1.096 phòng học kiên cố.
Điều đặc biệt là, bên cạnh việc cơ bản hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì những tiêu chí quan trọng nhất đều cán đích ở mức cao, thậm chí cao hơn bình quân cả nước. Đơn cử như tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh giảm còn 2,11%, thu nhập bình quân đạt gần 40 triệu đồng/người, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt gần 92%, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch lên đến 98%...
Để có được kết quả này, Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các địa phương tập trung triển khai nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, với nhiều chương trình, đề án, dự án cụ thể nhằm dịch chuyển cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu lao động khu vực nông thôn. Xây dựng các vùng chuyên canh, các khu chăn nuôi tập trung với những mô hình liên kết mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của người dân khu vực nông thôn.
Chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới ở Vĩnh Phúc 10 năm qua, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Trì cho biết: Cùng với công tác chỉ đạo, điều hành phải sâu sát, quyết liệt, việc huy động sức dân phải công khai, minh bạch, tạo được niềm tin, sự đồng thuận trong dân và cần gắn chương trình xây dựng nông thôn mới với quá trình đô thị hóa theo hướng đồng bộ từ quy hoạch đến triển khai thực hiện. Với những bước đi bài bản và có lộ trình rõ ràng, Vĩnh Phúc đạt mục tiêu có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2019, và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2020.
Thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí của xã đạt chuẩn nông thôn mới; thực hiện xây dựng các thôn dân cư ở các xã đạt chuẩn thành các thôn dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, quyết tâm xây dựng nông thôn Vĩnh Phúc phát triển mạnh về kinh tế, văn minh, hiện đại.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Standard Chartered được vinh danh Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam từ Global Finance

Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk

Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

Thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững

Vinamilk mang đậm bản sắc TP Hồ Chí Minh trong 50 năm kiến tạo, vươn tầm

Khai sai lệch hồ sơ, Công ty Hóa chất Khí đốt Công nghiệp bị phạt

Đà Nẵng: Loạt đơn vị thi công kêu cứu vì nhà thầu nợ tiền

ACB - ngân hàng duy nhất vào top 50 doanh nghiệp tiêu biểu TP Hồ Chí Minh
