Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới
Đại dịch Covid-19 “đè bẹp” ngành may mặc Châu Á |
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) dẫn báo cáo thống kê thương mại thế giới năm 2021 mới nhất của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết, Việt Nam đã có sự duy trì tốc độ tăng trưởng liên tục trong các năm, lần đầu tiên đã vượt qua Bangladseh để trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai trên thế giới năm 2020.
Theo đó, Trung Quốc tiếp tục giữ vững vị trí số một với kim ngạch xuất khẩu đạt 142 tỷ USD năm 2020, chiếm 31,6% thị phần xuất khẩu toàn cầu. Ngay sau là Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 29 tỷ USD, chiếm 6,4% trong khi đó Bangladesh chỉ đạt 28 tỷ USD, chiếm 6,3%.
![]() |
Công nhân Tổng công ty May 10 vừa phòng dịch, vừa sản xuất. (Ảnh: Vinatex) |
Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đã giảm 7,0% trong năm 2020 so với 2019 trong khi Bangladesh đối mặt với mức giảm 15%.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến các nhà máy tại Bangladesh phải đóng cửa do nhiều nhãn hàng phương Tây hủy hợp đồng hoặc trì hoãn việc thanh toán.
Trong khi đó, nhờ sự kiểm soát dịch tốt trong năm 2020, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả, doanh nghiệp dệt may Việt Nam đáp ứng tốt các quy định về tuân thủ, luôn tìm cách đa dạng hóa sản xuất, không chỉ là hàng may mặc thời trang nhanh (giá rẻ, hợp thời trang) mà còn cả quần áo và phụ kiện tầm trung và cao cấp.
Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nâng cao các kỹ năng tiếp cận, đổi mới sản phẩm thích nghi thị trường, đẩy mạnh hoạt động marketing trực tuyến về hàng hóa và nâng cao năng suất lao động, nên dù xuất khẩu dệt may có sụt giảm so với 2019 nhưng mức giảm vẫn thấp hơn so với Bangladesh.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 15,31 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 2,06 tỷ USD.
Xét về thị trường, Hoa Kỳ tiếp tục là quốc gia nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 7,61 tỷ USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 49,7% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đối mặt với rủi ro lãi suất thấp, nhà đầu tư cần làm gì?

Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 12,14% trong quý II/2025

Trình dự thảo nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi trước 30/4

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng phương tiện công cộng

Đồng Nai: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tổ chức tín dụng hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia

Sẵn sàng kịch bản ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ

Khẳng định đẳng cấp sống thượng lưu khi làm chủ căn hộ duplex
