Tag

Vẽ bức tranh làng quê bằng sự chung sức, đồng lòng

Nông thôn mới 08/11/2023 17:31
aa
TTTĐ - Những ngày này, về với huyện Ứng Hòa (Hà Nội), nhiều người không khỏi ngỡ ngàng bởi sự đổi thay của đất và người nơi đây. Bức tranh làng quê xinh đẹp với các con đường khang trang, những căn nhà thơm mùi ngói mới, gương mặt người dân nông thôn hân hoan, rạng rỡ như minh chứng cho thành công của hành trình hơn 10 năm xây dựng Nông thôn mới.
Đoàn đồng hành cùng thanh niên xây dựng những “Làng quê đáng sống” Trái ngọt OCOP của làng quê Hà thành ven dòng sông Hồng

Niềm tự hào trên quê hương Nông thôn mới

Là địa phương điển hình trong xây dựng Nông thôn mới của huyện Ứng Hòa, xã Liên Bạt là xã đầu tiên đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.

Trò chuyện với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, Bí thư Đảng ủy xã Liên Bạt Nguyễn Anh Tuấn phấn khởi chia sẻ: “Nhờ sự chung sức, đồng lòng, sẵn sàng vượt khó của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, xã Liên Bạt sớm về đích các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới và đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Cuộc sống của bà con Nhân dân đã có nhiều khởi sắc. Thu nhập bình quân đạt 75 triệu đồng/người/năm; cao hơn mức bình quân của huyện”.

Vẽ bức tranh làng quê bằng sự chung sức, đồng lòng
Xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa đổi thay từng ngày nhờ chương trình xây dựng Nông thôn mới

Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng Nông thôn mới, Đảng ủy xã Liên Bạt đã chỉ đạo cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu thực hiện để người dân làm theo và đã dần thành nếp trong hầu hết các gia đình ở địa phương.

Nhiều công trình công cộng, nhà ở của dân được xây dựng mới khang trang, bền vững; trình độ dân trí, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao… Để đạt được thành quả này phải kể đến những việc làm thiết thực mà người dân trong xã luôn hưởng ứng như hiến đất, góp công, góp của xây dựng công trình văn hóa…

Ở Liên Bạt, nhà ai có điều kiện thì hiến đất mở rộng ngõ. Các gia đình khác thì đóng góp kinh phí xây dựng cổng làng, giao thông nông thôn. Nhờ sự chung sức, đồng lòng ấy mà Liên Bạt ngày càng đổi thay từ nếp sống đến cảnh quan...

Vẽ bức tranh làng quê bằng sự chung sức, đồng lòng
Người dân xã Liên Bạt chung sức, đồng lòng xây dựng Nông thôn mới

Ngoài ra, người dân thực hiện tốt quy tắc ứng xử nơi công cộng, toàn xã có 8/8 làng đều được công nhận Làng văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục ở địa phương, bảo vệ và phát huy tốt giá trị các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng.

Không chỉ có Liên Bạt, sự chung sức, đồng lòng cũng là chìa khóa để nhiều địa phương khác của huyện nhanh chóng về đích mục tiêu xây dựng Nông thôn mới. Như tại xã Hoa Sơn, để đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Thị Kim Chung cho biết, kinh nghiệm của địa phương là tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư của Trung ương, thành phố và huyện. Bên cạnh đó, địa phương phát huy sức mạnh tổng hợp, nguồn lực nội sinh từ sự chủ động, đoàn kết, quyết tâm, sáng tạo, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương…

Vẽ bức tranh làng quê bằng sự chung sức, đồng lòng
Xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa nhìn từ trên cao

Trong sản xuất nông nghiệp, xã Hoa Sơn quy hoạch đất trồng lúa còn khoảng 360ha, ngoài ra, xã tập trung phát triển các vùng chuyên canh rau màu và trồng giống lúa J02 theo tiêu chuẩn VietGAP; đưa chăn nuôi tập trung xa khu dân cư để bảo đảm môi trường; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương; phối hợp với hội đoàn thể xã mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp...

Xây dựng Nông thôn mới hiện đại, bền vững

Ghi nhận những nỗ lực của địa phương, mới đây, ngày 24/10, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1224/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Ứng Hoà, đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2022.

Thủ tướng Chính phủ giao UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Ứng Hoà tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để đảm bảo tính bền vững trong xây dựng Nông thôn mới.

Vẽ bức tranh làng quê bằng sự chung sức, đồng lòng
Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi khang trang, hiện đại minh chứng cho cuộc sống ngày càng khá giả của bà con nơi đây

Để có được thành quả hôm nay là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương trong suốt hành trình hơn 10 năm qua. Vốn là huyện thuần nông, xuất phát điểm thấp nên khi bắt đầu thực hiện, huyện Ứng Hòa đã từng gặp rất nhiều khó khăn. So với bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, khi đó, hầu như các xã đều chỉ đạt 1/19 tiêu chí; 6/19 tiêu chí đạt trên 50%, 12/19 tiêu chí chưa đạt hoặc đạt thấp...

Cùng với phát huy tinh thần đoàn kết, tranh thủ mọi nguồn lực, bám sát Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2020 và Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy giai đoạn 2021-2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng Nông thôn mới của huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt cùng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế; áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân...

Vẽ bức tranh làng quê bằng sự chung sức, đồng lòng
Người dân Ứng Hòa gặt lúa

Vui mừng, phấn khởi bởi sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền địa phương được ghi nhận, Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Nguyễn Tiến Thiết bồi hồi chia sẻ: “Quá trình triển khai, huyện luôn xác định công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng, được đặt lên hàng đầu nhằm nâng cao nhận thức trong Nhân dân về ý nghĩa, tác dụng của xây dựng Nông thôn mới, qua đó huy động được sức mạnh toàn dân.

Cùng với đó, huyện phát huy tối đa quy chế dân chủ trong xây dựng Nông thôn mới; thực hiện công khai, minh bạch các nguồn lực để người dân bàn bạc, quyết định, kiểm tra, giám sát và chính người dân được thụ hưởng thành quả xây dựng Nông thôn mới. Vì vậy, Nhân dân đã vào cuộc tích cực, tham gia góp công sức, tiền của cùng chính quyền địa phương tạo thêm nguồn lực đầu tư, hoàn thiện các công trình xây dựng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội...

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, đến nay huyện Ứng Hòa đã có 28/28 xã được thành phố công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới, 3/28 xã được thành phố công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, thị trấn Vân Đình đạt chuẩn đô thị văn minh và hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện Nông thôn mới. Tổng nguồn vốn huy động giai đoạn từ 2010 đến hết năm 2022 của huyện Ứng Hòa là 8.491.580 triệu đồng.

Vẽ bức tranh làng quê bằng sự chung sức, đồng lòng
Ngoài nghề nông, phát triển làng nghề, nuôi trồng thủy sản cũng đem lại mức thu nhập đáng kể cho người dân

Thu nhập bình quân của người dân toàn huyện tăng từ 12,38 triệu đồng/người/năm (2010) lên 61,527 triệu đồng/người/năm (2022), tăng 49,147 triệu đồng so với năm 2010. Từ năm 2010 đến nay huyện đã đầu tư 1.429.750 triệu đồng xây mới, cải tạo nâng cấp 388,84km đường giao thông nông thôn (gồm 73,9km đường trục xã, liên xã; 47,67km đường trục thôn

Hệ thống trường học trên địa bàn huyện ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, mạng lưới, quy mô trường lớp đáp ứng đủ nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn huyện, chất lượng giáo dục đào tạo được nâng cao. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 145/145 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố, điểm sinh hoạt cộng đồng với cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân địa phương.

“Những thành quả này là nền tảng, động lực để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Ứng Hòa tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã, huyện đạt chuẩn Nông thôn mới. Huyện đặt ra mục tiêu xây dựng Nông thôn mới cần thực hiện thực chất hơn, thiết thực hơn, hiệu quả và bền vững hơn gắn liền với quá trình đô thị hóa, có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc.

Ứng Hòa phấn đấu đến hết năm 2025, có 15 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao (chiếm 53,6%); 8 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu (chiếm 28,6%)”, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Tiến Thiết nhấn mạnh.

Đọc thêm

Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ngày 27/6, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả quý II, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố Nông thôn mới

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố

TTTĐ - Tính đến thời điểm hiện tại, TP Hà Nội đã có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới (NTM), hoàn thành trước 1 năm so với mục tiêu TP đặt ra. Hà Nội cũng đã có 172 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 65 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đây được xem là tín hiệu tích cực góp phần giúp Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM cấp TP.
Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Hoàn thành chương trình xây dựng Nông thôn mới năm 2020, xã Phú Đông (Ba Vì, Hà Nội) tiếp tục triển khai các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Sau hơn 3 năm thực hiện, Phú Đông đủ điều kiện, đề nghị thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Xem thêm