Tag

VCCA giới thiệu Triển lãm Điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn 2024

Văn hóa 04/08/2024 16:06
aa
TTTĐ - Từ ngày 3/8/2024 - 3/9/2024, Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA) giới thiệu Triển lãm Điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn 2024 quy tụ gần 100 tác phẩm đến từ 37 nghệ sĩ điêu khắc trên toàn quốc. Đây là lần thứ hai VCCA đồng hành tổ chức triển lãm với mong muốn hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của điêu khắc hiện đại Việt Nam, không ngừng kết nối đưa các tác phẩm nghệ thuật đến gần hơn với công chúng.
VCCA tổ chức triển lãm số các tác phẩm kinh điển của Rene Magritte và Frida Kahlo VCCA giới thiệu triển lãm “Những người làm vườn” tại Hà Nội Mở cửa triển lãm sắp đặt "Thủy triều cảm xúc" của nghệ sĩ Chiharu Shiota tại Việt Nam VCCA triển lãm định dạng digital các kiệt tác của trường phái Lập thể
VCCA giới thiệu Triển lãm Điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn 2024
Triển lãm Điêu khắc Hà Nội – Sài Gòn 2024 quy tụ gần 100 tác phẩm đến từ 37 nghệ sĩ điêu khắc trên toàn quốc, được trưng bày tại không gian VCCA từ 03/08/2024 đến ngày 03/09/2024
Triển lãm Điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn 2024 quy tụ gần 100 tác phẩm đến từ 37 nghệ sĩ điêu khắc trên toàn quốc, được trưng bày tại không gian VCCA từ 3/8/2024 đến ngày 3/9/2024
Nghệ sĩ Đào Châu Hải, nghệ sĩ Phạm Đình Tiến, nghệ sĩ Thái Nhật Minh, nghệ sĩ Khổng Đỗ Tuyền (từ trái sang phải) phát biểu tại Lễ khai mạc triển lãm Điêu khắc Hà Nội – Sài Gòn 2024
Nghệ sĩ Đào Châu Hải, nghệ sĩ Phạm Đình Tiến, nghệ sĩ Thái Nhật Minh, nghệ sĩ Khổng Đỗ Tuyền (từ trái sang phải) phát biểu tại Lễ khai mạc triển lãm Điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn 2024

Triển lãm Điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn 2024 hội tụ khối lượng đồ sộ gần 100 tác phẩm của 37 điêu khắc gia thuộc nhiều thế hệ, từ nhiều vùng miền trên cả nước, bao gồm những gương mặt quen thuộc và sự xuất hiện của những tên tuổi mới. Điểm nhấn năm nay là cuộc đối thoại giữa cũ và mới trong nỗ lực xác định vị thế của điêu khắc hiện đại trong tiến trình chung của nền điêu khắc Việt Nam.

VCCA giới thiệu Triển lãm Điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn 2024
Không gian trưng bày triển lãm điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn 2024
Không gian trưng bày triển lãm điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn 2024

Thừa hưởng di sản về ngôn ngữ tạo hình cũng như những nền văn hóa bản địa đặc sắc, các nghệ sĩ điêu khắc hiện đại tiếp nối và mở rộng khuynh hướng sáng tạo của mình bằng tài nguyên của thời đại mới. Trong đó bao gồm những chất liệu độc đáo như vật liệu tổng hợp, kim loại, đá, sợi, keo bọt nở, các vật dụng hàng ngày…; với niềm cảm hứng phong phú từ những chủ đề như tình yêu hay thiên nhiên, cho tới những nỗi niềm, chiêm nghiệm mang tính thời sự, cá nhân hóa. Qua đó cũng phản ánh phần nào những diễn biến đa dạng, đa chiều của điêu khắc Việt Nam hiện nay.

VCCA giới thiệu Triển lãm Điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn 2024
Tác phẩm “Sen” của nghệ sĩ Lê Thị Hiền (trái) và bộ tác phẩm “Vũ môn” của nghệ sỹ Hoàng Mai Thiệp (phải)
Tác phẩm “Sen” của nghệ sĩ Lê Thị Hiền (trái) và bộ tác phẩm “Vũ môn” của nghệ sỹ Hoàng Mai Thiệp (phải)

Góp mặt trong triển lãm Điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn 2024 có các nghệ sĩ Đào Châu Hải và Lê Thị Hiền thuộc thế hệ tiên phong của điêu khắc hiện đại Việt Nam, cùng những tên tuổi như Đào Tân, Đinh Duy Tôn, Đỗ Hà Hoài, Hoàng Mai Thiệp, Hoàng Tường Minh, Huỳnh Bảo Trung, Khổng Đỗ Tuyền, Lê Anh Vũ, Lê Hoàng Phi Hùng, Lê Lạng Lương, Lê Quý Đức, Lê Xuân Cang, Lương Trịnh, Nguyễn Duy Mạnh, Nguyễn Huy Tính, Nguyễn Kiến Thức, Nguyễn Nguyên Hà, Nguyễn Thế Trường, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Tuấn Hoàng, Nguyễn Vinh, Phạm Bảo Sơn, Phạm Đình Tiến, Phạm Đình Tuấn, Phạm Nguyễn Quốc Huy, Phạm Quang Ngọc, Phạm Thái Bình, Phạm Văn Tuấn, Thái Nhật Minh, Trần Đình Thắng, Trần Trọng Tri, Trần Việt Hưng và Vũ Tuấn Đạt.

Xuyên suốt một tháng, Triển lãm Điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn 2024 sẽ quy tụ các nghệ sĩ, cộng đồng nghệ thuật giao lưu, thảo luận, chia sẻ về nghề nghiệp, cũng như truyền cảm hứng cho các thế hệ tiếp nối vươn xa hơn trong sự nghiệp cá nhân của mình, từng bước định hình tương lai của điêu khắc Việt Nam. Bên cạnh đó, VCCA cũng kết hợp tổ chức các hoạt động giáo dục nghệ thuật như: Tọa đàm, workshop… để giúp công chúng dễ dàng tiếp cận hơn với tinh thần, thông điệp của triển lãm nói riêng và loại hình nghệ thuật điêu khắc nói chung.

Tác phẩm “Kiết Già” của nghệ sĩ Lê Xuân Cang tại không gian triển lãm
Tác phẩm “Kiết Già” của nghệ sĩ Lê Xuân Cang tại không gian triển lãm

Triển lãm Điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn là chương trình được tổ chức định kỳ hai năm một lần, luân phiên ở hai đầu Nam - Bắc từ năm 2010, nhằm kết nối và chia sẻ đời sống nghệ thuật ở hai miền của đất nước cũng như kích thích nỗ lực sáng tạo, mở rộng tiếng nói của điêu khắc. Với mong muốn đóng góp tích cực vào tiến trình này, VCCA lần thứ hai giới thiệu triển lãm tới cộng đồng yêu nghệ thuật, tiếp tục khẳng định nỗ lực đồng hành cùng nhóm Điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn trong công cuộc phát triển và xây dựng diện mạo mới cho điêu khắc hiện đại Việt Nam.

Bộ tác phẩm “Giới hạn của không gian” của nghệ sĩ Thái Nhật Minh
Bộ tác phẩm “Giới hạn của không gian” của nghệ sĩ Thái Nhật Minh

Trước đó, VCCA đã nhiều lần tổ chức các kỳ triển lãm, trại sáng tác điêu khắc như Triển lãm Tranh lụa và Điêu khắc nhỏ (2018), Trại sáng tác và triển lãm Biến chuyển (2021), Triển lãm Trung điểm (2022), qua đó mở rộng không gian cho thực hành của các nghệ sĩ, đồng thời tạo cơ hội cho các tác phẩm điêu khắc chất lượng được trưng bày, giới thiệu rộng rãi đến đông đảo công chúng.

Triển lãm Điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn 2024 mở cửa tự do từ ngày 3/8/2024 tới hết ngày 3/9/2024 tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA), B1-R3 Vincom Mega Mall Royal City, 72A Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
140 tác phẩm tham gia Hanoi Art Connecting lần 5 140 tác phẩm tham gia Hanoi Art Connecting lần 5

TTTĐ - Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) cùng Asia Art Link (AAL) và Hội Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu chương ...

VCCA mở cửa triển lãm VCCA mở cửa triển lãm "Sợi kết nối"

TTTĐ - Từ ngày 19/8 đến hết ngày 11/9/2022, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) giới thiệu triển lãm “Sợi kết nối” ...

“Tỏa IV” tại VCCA: Cuộc đối thoại của người trẻ với tự nhiên “Tỏa IV” tại VCCA: Cuộc đối thoại của người trẻ với tự nhiên

TTTĐ - Triển lãm “Tỏa IV” tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA), với những tác phẩm nghệ thuật đương đại độc ...

Công bố hành trình tìm kiếm 1.000 món ẩm thực đặc trưng của Việt Nam Công bố hành trình tìm kiếm 1.000 món ẩm thực đặc trưng của Việt Nam

TTTĐ - Tối 22/12, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Văn hóa và Ẩm thực Việt Nam đã công bố "Hành trình tìm ...

Đọc thêm

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

TTTĐ - Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh, muối hồng nổi lên như một kho báu từ lòng đất, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho phái đẹp. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, muối hồng còn là một liệu pháp chăm sóc da và sức khỏe toàn diện, được tin dùng từ xa xưa.
Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá Văn hóa

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Không gian cảng sông Bát Tràng tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong Khu phát triển thương mại văn hoá Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng, kể câu chuyện từ làng ra phố của Bát Tràng.
Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa Văn hóa

Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Trung tâm công nghiệp văn hóa cần đa dạng hoá mô hình tổ chức, bao gồm cả công lập và ngoài công lập. Trong đó, đề nghị khuyến khích các mô hình ngoài công lập để phát huy tối đa khả năng sáng tạo và quản trị hiệu quả.
Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa Văn hóa

Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa

TTTĐ - Sáng nay (18/4), UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa.
“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Ethiopia tham quan chùa Trấn Quốc Văn hóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Ethiopia tham quan chùa Trấn Quốc

Sáng 17/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã cùng Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân ăn sáng, thưởng thức phở Hà Nội, cà phê Việt Nam và dạo phố ngắm Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, tham quan chùa Trấn Quốc.
Xem thêm