Tag

Văn nghệ sĩ và bạn đọc thương tiếc trước sự ra đi của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm

Văn học 21/04/2021 12:19
aa
TTTĐ - Nghe tin nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đột ngột ra đi, nhiều đồng nghiệp, văn nghệ sĩ và bạn đọc đã bày tỏ sự thương tiếc, xót xa tác giả của "Viên xúc xắc mùa thu".
Ngọc Lê Ninh dí dỏm ca ngợi "tên trộm" trong thơ "Tên trộm đáng yêu"

Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - chia sẻ, chiều 20/4, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm nhận lời tham gia chương trình “Khách đến chơi nhà” trên sóng VOV nhưng đến giờ lên sóng vẫn không thấy nhà thơ có mặt.

"Phóng viên điện về nhà anh cũng không thấy hồi âm. Người thân phá cửa thì anh đã mất. Thời gian mất, ước đoán từ 2 đến 3h chiều. Anh Cầm bị bệnh phổi. Có lẽ do tắc nghẽn đột ngột và anh đã ra đi. Đây là một tổn thất không gì bù đắp được", nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm (1952 - 2021)
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm (1952 - 2021)

Tin nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đột ngột qua đời khiến không ít người yêu thơ tiếc thương. trên trang cá nhân nhà thơ Hữu Việt đau buồn gửi lời tiễn biệt nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: "Đây có lẽ là bức ảnh cuối cùng của người anh yêu quý! Bất ngờ và đột ngột quá! Thêm một nhà thơ lớn về tài năng và tuyệt vời về nhân cách đã nằm xuống".

Bên dưới dòng chia sẻ của nhà thơ Hữu Việt, PGS.TS Ngô Văn Giá bàng hoàng: "Ôi, sao lại thế được. Thương quá!". Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ để lại bình luận: "Buồn quá, mới chiều qua còn họp cùng và nghe anh phát biểu. Xin được vĩnh biệt người anh tài hoa!".

Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ viết: “Lâu lắm rồi, chúng ta mới lại có cái cảm giác hụt hẫng, trống vắng, buồn bã đến thảng thốt khi một nhà thơ không còn nữa. Hoàng Nhuận Cầm đã đi xa thật rồi, để chiều hôm nay, đêm hôm nay và chắc chắn nhiều ngày sau nữa những câu thơ của anh vẫn con vang lên trong đầu chúng ta, trong tim chúng ta, trên môi chúng ta.

Những câu thơ đã đi cùng một phần tuổi trẻ của biết bao người. Nó chứa trong đó nước mắt, nụ cười, tình yêu vụng dại hay những năm tháng thanh xuân rực rỡ của một thế hệ thanh niên đã xếp bút nghiên lên đường ra trận rồi lại trở về thắp lên những ngọn lửa mới:

Em thấy không, tất cả đã xa rồi

Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ”…

Văn nghệ sĩ và bạn đọc thương tiếc trước sự ra đi của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm

Nhà thơ Ngọc Lê Ninh cũng bày tỏ: “Vô cùng thương tiếc “người anh thơ” của Ngọc Lê Ninh, thi sĩ Hoàng Nhuận Cầm đã mãi mãi ra đi về với cõi thiên thu. Hội Nhà văn Việt Nam, Điện ảnh Việt Nam lại mất đi một nhân tài”.

Trên trang cá nhân, bạn đọc Thiên Lý chia sẻ: "Vĩnh biệt Hoàng Nhuận Cầm. Thơ của ông hay và tinh tế vô cùng: Quả tim anh như căn nhà bé nhỏ / Gió em vào - nếu chán - gió lại ra / Hò hẹn mãi cuối cùng em đứng đó / Dẫu mùa thu, hoa cúc cướp anh rồi".

Bạn đọc Lam Khê tưởng nhớ: "Bài thơ duy nhất chép vào sổ lưu niệm ngày tốt nghiệp trung học của mình là "Chiếc lá đầu tiên" của ông. Tới giờ mình vẫn thuộc, với câu thơ kinh điển: "Tiếng ve râm ran xé đôi hồ nước". Ngày xưa Hội sinh viên trường mình đến mời ông tới đọc thơ ở trường cho sinh viên nghe. Ông rất bình dị, thậm chí ăn vận hơi xoàng xĩnh, gần gũi và nói chuyện thơ cuốn lắm... Thanh niên giờ chắc ít ai biết tới và thuộc thơ ông. Vĩnh biệt ông, nhà thơ của tuổi trẻ. "Em đã yêu anh, anh đã xa rồi".

Bạn đọc Hạnh An An cảm thán: “Em thấy không tất cả đã xa rồi!!! Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ... Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế!?... Sân trường đêm rụng xuống trái bàng đêm..." RIP thi sĩ Hoàng Nhuận Cầm"!

Văn nghệ sĩ và bạn đọc thương tiếc trước sự ra đi của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm

Còn bạn đọc Mam Chuy thì bày tỏ: "Em rất thích 1 bài thơ của Hoàng Nhuận Cầm: "Em thấy không tất cả đã xa rồi / Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ / Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế / Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say...".

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm sinh năm 1952 tại Hà Nội, ông là con cả của nhạc sĩ Hoàng Giác. Ông từng theo học khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội), rồi nhập ngũ chiến đấu ở mặt trận Quảng Trị từ năm 1971 đến khi đất nước thống nhất.

Sau ngày đất nước thống nhất, ông trở lại học nốt chương trình đại học và đến năm 1981 làm việc tại Hãng Phim truyện Việt Nam. Sau đó, ông chuyển sang làm việc tại Đài Truyền hình Việt Nam nhưng rồi lại quay về Hãng Phim truyện Việt Nam.

Hoàng Nhuận Cầm là tác giả của nhiều bài thơ tình được độc giả trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên yêu thích vì nó gắn với những kỷ niệm của tuổi trẻ, tình yêu như “Chiếc lá đầu tiên”, “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến”, “Viên xúc xắc mùa thu”...

Văn nghệ sĩ và bạn đọc thương tiếc trước sự ra đi của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm

Ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1972 - 1973, giành Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ “Xúc xắc mùa thu” năm 1993.

Bên cạnh thơ, ông cũng là một biên kịch nổi tiếng. Ông là tác giả tác phẩm của nhiều kịch bản về đề tài chiến tranh, lịch sử đã được dựng thành phim như “Hà Nội mùa đông năm 46”, “Mùi cỏ cháy”, “Nhà tiên tri”… Ông đã giành giải thưởng Biên kịch xuất sắc nhất tại LHP Việt Nam lần thứ 17 (năm 2011) và Giải Cánh Diều năm 2012 cùng với kịch bản phim điện ảnh “Mùi cỏ cháy”.

Với khán giả truyền hình, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm còn quen thuộc với vai diễn Bác sĩ Hoa Súng trong chương trình "Gặp nhau cuối tuần".

Cùng nhà thơ Ngọc Lê Ninh Cùng nhà thơ Ngọc Lê Ninh "Nợ" những ân tình
Nhà thơ Ngọc Lê Ninh tiếp tục kết hợp cùng Sao mai Hiền Anh ra mắt ca khúc Nhà thơ Ngọc Lê Ninh tiếp tục kết hợp cùng Sao mai Hiền Anh ra mắt ca khúc "Nhất vợ" nhân dịp 8/3
Hành trình trở về quê hương mùa xuân và mẹ qua bài thơ Hành trình trở về quê hương mùa xuân và mẹ qua bài thơ "Hương đời" của Á hậu Trang Viên

Đọc thêm

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc Văn học

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc

TTTĐ - Đây là chủ đề của tọa đàm trong Ngày hội sách và văn hoá đọc do UBND quận Tây Hồ tổ chức dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc

TTTĐ - Trong tháng 4 này, hòa trong không khí của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Hệ thống Phổ thông liên cấp Alfred Nobel có nhiều hoạt động ý nghĩa để lan tỏa giá trị của sách và thói quen đọc sách cho học sinh.
Đọc sách - con đường hướng đến thành công Văn học

Đọc sách - con đường hướng đến thành công

TTTĐ - Tối 19/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức khai mạc “Đường sách Hải Phòng 2025” với chủ đề “Đọc sách - Con đường hướng đến thành công”. Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) - Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2025 và Ngày Sách Việt Nam 21/4.
Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ" Văn học

Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ"

TTTĐ - Chiều 19/4 tại Sân khấu chính của Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra buổi giao lưu ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ - Khám phá những làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam”.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình Văn học

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc Văn học

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

TTTĐ - Nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu đến bạn đọc hai ấn phẩm mới: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” do GS. TS Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên và “Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” do các tác giả Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng biên soạn.
Xem thêm