Vũ Thảo Giang đưa di sản văn hóa vào từng thiết kế áo dài
Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo của một di tích Dấu ấn riêng của nhà thiết kế Vũ Thảo Giang với “Việt Nam gấm hoa” Nhà thiết kế Vũ Thảo Giang tô cam những sắc hoa |
Vũ Thảo Giang không chỉ là nhà thiết kế áo dài, mà còn là một nghệ sĩ tâm huyết trong việc đưa thời trang trở thành cầu nối văn hóa. Suốt nhiều năm qua, chị đã thực hiện hàng loạt bộ sưu tập quảng bá hình ảnh các vùng đất, di sản văn hóa qua tà áo dài truyền thống.
![]() |
Nhà thiết kế Vũ Thảo Giang (Ảnh: Nguyễn Văn Hữu) |
Các dự án tiêu biểu có thể kể đến như: "Hơi thở Đông Bắc", "Hương sắc Việt Bắc", "Sắc màu di sản", gắn liền với các sự kiện du lịch văn hóa tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Lâm Đồng, Đắc Nông, Cao Bằng, Lào Cai...
![]() |
Vũ Thảo Giang và các người mẫu trình diễn "Sông Cầu - Mạch nguồn di sản" |
Với Vũ Thảo Giang, mỗi chiếc áo dài không chỉ là trang phục mà còn là "đại sứ văn hóa", đưa những giá trị lịch sử, tín ngưỡng, thiên nhiên và con người Việt Nam đến gần hơn với công chúng trong nước và bạn bè quốc tế.
![]() |
Các mẫu thiết kế trong 6 bộ sưu tập của Nhà thiết kế Vũ Thảo Giang |
Vũ Thảo Giang là nhà thiết kế 9X người dân tộc Tày, gây ấn tượng mạnh mẽ bởi sự bền bỉ trong việc thực hiện các bộ sưu tập áo dài kết hợp giữa thời trang và di sản văn hóa. Cô kiên trì theo đuổi hướng đi riêng, biến những giá trị truyền thống thành nguồn cảm hứng cho sáng tạo hiện đại, góp phần đưa vẻ đẹp bản sắc Việt Nam lan tỏa rộng rãi hơn tới cộng đồng trong nước và quốc tế.
![]() |
Vừa qua, tại sân khấu nổi, phố đi bộ Sông Cầu (thành phố Bắc Kạn), nhà thiết kế Vũ Thảo Giang đã mang đến một đêm trình diễn thời trang đầy cảm xúc trong chương trình “Sông Cầu - Mạch nguồn di sản”, sự kiện do UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức nhằm giới thiệu và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch.
![]() |
Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp thiên nhiên, đời sống văn hóa và những địa danh nổi tiếng ven lưu vực Sông Cầu, Vũ Thảo Giang khéo léo chuyển tải tinh thần di sản qua 6 bộ sưu tập khiến từng thiết kế như một bức tranh thời trang văn hoá sống động.
![]() |
Tại bộ sưu tập về Bắc Kạn là hình ảnh Hồ Ba Bể thơ mộng, bản Pác Ngòi yên bình, Động Nàng Tiên huyền bí, Động Puông kỳ vĩ, Thác Đầu Đẳng hùng vĩ, rừng mận Ngân Sơn trù phú, hình ảnh ngựa bên bãi cỏ thanh bình.
![]() |
Với Thái Nguyên là Hồ Núi Cốc với sắc hồng rực rỡ, Hồ Ghềnh Chè xanh ngắt, Hang Phượng Hoàng - Suối Mỏ Gà kỳ thú, Động Linh Sơn linh thiêng, đồi chè Tân Cương mướt mát, khu di tích ATK Định Hóa và hồ Làng Hin thơ mộng.
Với văn hóa Bắc Ninh và Bắc Giang là các loại hình nghệ thuật dân gian như Quan họ, Ca trù, Hát xẩm, Hát chèo và tranh dân gian Đông Hồ.
![]() |
Trong Hà Nội và Hải Dương là hình ảnh tranh dân gian Hàng Trống, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, nghệ thuật Then của người Tày, Nùng.
Trong bộ sưu tập thổ cẩm các dân tộc thiểu số có các họa tiết thổ cẩm đặc sắc của đồng bào Tày, Nùng, Dao...
![]() |
NTK Vũ Thảo Giang chia sẻ: "Mỗi miền đất tôi đi qua, mỗi nét văn hóa tôi khám phá, đều để lại trong tôi những cảm xúc rất sâu sắc. Tôi mong rằng qua từng thiết kế áo dài, hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp và kho tàng văn hóa lấy cảm hứng từ văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể của các tỉnh Đông Bắc sẽ được nhiều người biết đến, yêu mến và tự hào hơn. Đối với tôi, áo dài Việt không chỉ là biểu tượng thời trang, mà còn là hành trình kết nối lịch sử, truyền thống và tương lai".
![]() |
Đặc biệt, trước đó tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 của nhóm Liên kết Phát triển Du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 8 tỉnh Đông Bắc diễn ra tại khu vực hồ Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, nhà thiết kế Vũ Thảo Giang đã vinh dự trở thành một trong những tác giả nhận giải thưởng thiết kế sản phẩm du lịch tiêu biểu. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực bền bỉ của chị trong việc kết hợp thời trang và di sản nhằm quảng bá hình ảnh du lịch địa phương.
![]() |
Chương trình “Sông Cầu - Mạch nguồn di sản” do UBND tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo nội dung, tổng đạo diễn NSND Minh Thông, quy tụ sự tham gia của đông đảo nghệ nhân, nghệ sĩ đến từ Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và Hà Nội.
Đêm nghệ thuật không chỉ tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể, mà còn mở ra những cơ hội kết nối và phát triển du lịch bền vững cho vùng Đông Bắc Việt Nam.
Tin liên quan
Đọc thêm

Hành trình “xuyên không” một thiên niên kỷ

Quảng Nam: Phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An

Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước

Viết tiếp bản hùng ca trong thời đại mới

Khai hội đền Bia, công nhận khu du lịch cấp tỉnh

Xúc động những câu chuyện từ “Trái tim người lính"

Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn"

TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm

Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc
