Tag

Văn hóa Hà Nội sáng tạo, tỏa sáng và hội nhập

Người Hà Nội 28/01/2025 19:00
aa
TTTĐ - Cùng với sự sâu sát của chính quyền, cùng với sự chung sức, đồng lòng của toàn thể Nhân dân, mỗi một năm qua đi chúng ta lại có thêm những tự hào về văn hóa Hà Nội - di sản vô cùng đáng quý của Thăng Long ngàn tuổi.
Giữ gìn văn hóa và cái tâm để phát triển bền lâu Mang văn hóa đọc đến gần hơn với cộng đồng Lễ hội chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt

Nguồn lực tự hào và mạnh mẽ

Nếu như Thủ đô là trung tâm về văn hóa, chính trị của cả nước thì con người lại là vị trí trung tâm của Hà Nội. Phát triển con người chính là phát triển văn hóa và kinh tế, xã hội.

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong (nay là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy) từng nhấn mạnh, tại Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII đã xác định, một trong ba khâu đột phá của nhiệm kỳ là đưa văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực nội sinh quan trọng quyết định sự phát triển bền vững Thủ đô...

Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội và đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố trao tặng danh hiệu Gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu
Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội và đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố trao tặng danh hiệu Gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu

Chúng ta có thể khẳng định rằng nguồn lực ấy cho đến nay được nuôi dưỡng, phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Chính vì thế, Chương trình 06-CTr/TU 2021 của Thành ủy Hà Nội về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045” cũng nhấn mạnh vai trò của con người trong việc hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.

Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, đó cũng là vì mục tiêu phát triển con người nên không dừng lại ở những kết quả đạt được, không bằng lòng với những chỉ tiêu đề ra, Thành ủy Hà Nội tiếp tục ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU về Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Đồng chí Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cùng các đại diện các đơn vị phối hợp tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024
Đồng chí Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cùng các đại diện các đơn vị phối hợp tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024

Chỉ thị nêu rõ: Lịch sử văn hiến hơn 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Nét thanh lịch của người Hà Nội thể hiện trong lối sống, sinh hoạt gia đình và cộng đồng, trong giao tiếp, ứng xử, trong văn hóa ẩm thực… Các thế hệ người Hà Nội luôn tự hào với giá trị truyền thống, quan tâm xây dựng và hoàn thiện nhân cách người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thông qua cách ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa con người với con người.

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng, thực hiện hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Thủ đô trong thời kỳ mới, Thành ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội toàn thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt 9 nhiệm vụ rất cụ thể và chi tiết.

Để triển khai các nhiệm vụ mà Chỉ thị đặt ra, các cấp chính quyền và người dân Hà Nội thời gian qua đã hết sức nỗ lực và gặt hái được nhiều kết quả. Những con số cụ thể, các chỉ tiêu cho chúng ta hình dung rõ nét về thành tích mà Hà Nội đạt được song có một điều mà ai cũng nhìn ra và cảm thấy vô cùng tự hào, hạnh phúc. Đó là sự đoàn kết trên dưới một lòng, cùng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của Thủ đô và nhất là tâm thế vượt qua những khó khăn trở ngại khá vững vàng và bài bản.

Văn hóa Hà Nội được quảng bá tới bạn bè quốc tế trong Ngày hội Văn hóa vì hòa bình
Văn hóa Hà Nội được quảng bá tới bạn bè quốc tế trong Ngày hội Văn hóa vì hòa bình

Chính bởi đặt con người vào vị trí trung tâm, mọi nhiệm vụ, chỉ tiêu, đường hướng phát triển đều xoay quanh con người nên tùy từng thời điểm, giai đoạn cụ thể mà người Hà Nội được thụ hưởng những chính sách, sự chăm lo của chính quyền ở các mức độ khác nhau. Chỉ tính riêng trong cơn bão lịch sử Yagi, văn hóa người Hà Nội, văn hóa nêu gương, văn hóa chấp hành, văn hóa tương thân tương ái, văn hóa tất cả vì con người đã tỏa sáng hơn bao giờ hết.

Những điều đó không chỉ riêng người Hà Nội cùng nhận thấy, cùng cảm thấy, cùng tự hào mà tất cả mọi nơi trên khắp đất nước mình cũng như bạn bè quốc tế đều nhìn thấy và cảm phục.

Sáng tạo và hội nhập sâu rộng

Năm nay cũng đánh dấu một năm chúng ta tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, hội nhập và thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa mạnh mẽ. Là một năm có nhiều ngày kỉ niệm lớn của Hà Nội và đất nước trong đó có sự kiện trọng đại 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng đã nỗ lực hết mình cùng các cấp, ngành không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn quảng bá, giới thiệu và đưa hình ảnh Thủ đô lên những tầm cao mới.

Điển hình là tại Ngày hội Văn hóa vì hòa bình, đây là dịp để chúng ta giới thiệu đến bạn bè quốc tế những di sản văn hóa độc đáo của Thủ đô.

Văn hóa Hà Nội sáng tạo, tỏa sáng và hội nhập

Màn trình diễn Trống hội Thăng Long đến từ những người dân huyện Thanh Trì; Múa Cờ - nghiềm quân Hội Quán Giá, Yên Sở đến từ huyện Hoài Đức; Múa rồng lân đến từ huyện Thanh Oai cho thấy sự hào hùng hoành tráng và đậm nét văn hóa truyền thống của chúng ta.

Màn trình diễn giới thiệu tục thờ, lễ hội Tản viên Sơn Thánh; tín ngưỡng thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương cho thấy nét phong phú, đa dạng của hệ thống văn hóa dân gian tiêu biểu, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Hội Gióng là Hội trận độc đáo vô nhị, lễ hội lớn nhất của Đồng bằng Bắc Bộ, được trình diễn bằng hệ thống biểu tượng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, được cộng đồng bảo tồn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Điểm nổi bật của Hội Gióng Phù Đổng là các vai ông Hiệu (Hiệu cờ, Hiệu trống, Hiệu trung quân, Hiệu tiểu cổ), vai cô Tướng hay các phường áo đen, phường áo đỏ.

Các tiết mục giới thiệu tín ngưỡng thờ Chử Đồng Tử, Hai Bà Trưng, Thăng Long tứ trấn và thờ Mẫu cũng mang đến cho Nhân dân và du khách quốc tế những trải nghiệm độc đáo.

Văn hóa Hà Nội sáng tạo, tỏa sáng và hội nhập

Trong khi đó, tín ngưỡng thờ Mẫu, cùng nghi lễ và lễ hội, với những diễn xướng vô cùng độc đáo, Đạo Mẫu thực sự là một bảo tàng sống của văn hóa truyền thống, được lưu truyền đến ngày nay.

Lần đầu tiên những tín ngưỡng văn hóa dân gian của Hà Nội được cùng thể hiện tại một sân khấu khổng lồ là Hồ Gươm để mỗi du khách quốc tế cảm nhận rõ nét sự phong phú, độc đáo của nền tảng văn hóa lâu đời mà người Hà Nội tạo dựng qua rất nhiều thế hệ.

Bên cạnh việc trình diễn ca trù, xẩm, kéo co ngồi và điệu múa cổ, các đại biểu, người dân và du khách được xem phần trình diễn của các làng nghề: Làng nghề tranh dân gian Hàng Trống, tranh dân gian Kim Hoàng, làng thêu Quất Động, làng thêu Đông Cứu, làng gốm Bát Tràng, làng mây tre đan Phú Vinh, làng nghề sơn mài Hạ Thái, nghề tò he Xuân La, làng nghề quạt Chàng Sơn, làng nghề đan cỏ tế Lưu Thượng, làng nghề khảm trai thôn Ngọ, làng nghề điêu khắc mỹ nghệ thôn Sơn Đồng, làng nghề điêu khắc Nhân Hiền...

Công chúng cũng được tìm hiểu các làng nghề hoa, làm thuốc của Hà Nội như: Làng nghề truyền thống thuốc Nam dân tộc dao Yên Sơn, làng nghề sinh vật cảnh thôn Xâm Xuyên, làng nghề hoa đào Nhật Tân, làng nghề truyền thống hoa Tây Tựu, làng hoa cây cảnh Tích Giang...

Văn hóa Hà Nội sáng tạo, tỏa sáng và hội nhập

Ngoài ra, công chúng còn được xem phần biểu diễn của các làng nghề thủ công là: Làng nghề chuồn chuồn tre, làng nghề nón thôn Mã Kiều, làng nghề diều Bá Dương Nội...

Đánh dấu 5 năm kể từ khi Hà Nội trở thành thành viên của Mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO, Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024 chủ đề “Giao lộ sáng tạo” đã được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà nội và được mở rộng với hơn 110 hoạt động thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hoá tiêu biểu như kiến trúc, mỹ thuật, trình diễn, điện ảnh, quảng cáo…

Điểm nhấn là các diễu hành cộng đồng sáng tạo, công trình biểu tượng, sắp đặt không gian sáng tạo, hoạt động triển lãm - trưng bày, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trải nghiệm, các tọa đàm hội thảo quốc tế và trong nước. Bên cạnh đó, gần 50 hoạt động sáng tạo hưởng ứng từ các không gian sáng tạo đã mang lại không khí tưng bừng của Lễ hội Sáng tạo trên toàn thành phố.

Khép lại sau 9 ngày liên tục (từ 9 - 17/11/2024) Lễ hội Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đón tiếp gần 30 vạn Nhân dân và du khách tới thưởng lãm và tham gia.

Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần này với khẩu hiệu “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức mang ý nghĩa đặc biệt khi được tổ chức nhân dịp Hà Nội và cả nước trang trọng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, là sự kiện lịch sử quan trọng đối với Nhân dân Việt Nam.

Đây là dịp để tôn vinh giá trị trường tồn của lịch sử, giá trị văn hóa truyền thống và nét đẹp độc đáo của Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Văn hóa Hà Nội sáng tạo, tỏa sáng và hội nhập

LHP nhằm thu hút sự quan tâm của khán giả Thủ đô Hà Nội và đại biểu quốc tế, góp phần quảng bá đất nước Việt Nam tươi đẹp, mến khách, Thủ đô Hà Nội có truyền thống văn hóa lâu đời, có bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến, thành phố vì hòa bình, thành phố đang phát triển mạnh mẽ được UNESCO bình chọn là thành phố sáng tạo.

Chính vì thế, ý tưởng của kịch bản Lễ Khai mạc Liên hoan phim được lấy cảm hứng từ nghệ thuật văn hóa dân gian truyền thống đan xen những công trình kiến trúc hiện đại mang tính biểu tượng của Hà Nội, tạo nên không khí tươi trẻ, tràn đầy sức sống, phù hợp với không gian của một Liên hoan phim Quốc tế, nơi mà nghệ thuật và văn hóa được tôn vinh và phát triển.

Hình ảnh chủ đạo tại Lễ khai mạc và Lễ bế mạc - Trao giải thưởng toát lên tinh thần Á Đông sâu sắc, vừa đậm chất truyền thống Việt Nam, vừa mang nét thẩm mỹ thanh lịch, tinh tế của người Hà Nội.

Tất cả những hoạt động này vừa góp phần phát triển công nghiệp văn hóa, vừa chứng minh sự sáng tạo và hội nhập rất mạnh mẽ của người Hà Nội đồng thời khẳng định Thủ đô Hà Nội của chúng ta có nền văn hóa đậm đà bản sắc, luôn luôn vận động không ngừng để xây dựng cho mình những giá trị bền vững và độc đáo trong dòng chảy của nhân loại.

Đọc thêm

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội Người Hà Nội

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã có bài tham luận với chủ đề "Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí.
Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người Văn hóa

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

TTTĐ - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, thành phố luôn trở thành địa phương luôn tiên phong, đi đầu trong xây dựng con người và phát triển văn hóa.
Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc Người Hà Nội

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có bài tham luận về "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phát triển nguồn nhân lực".
Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội Người Hà Nội

Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội

TTTĐ - Ngày 28/3 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06 khẳng định từ những kết quả đạt được, chúng ta cảm thấy tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội.
Xem thêm