Tag

Giữ gìn văn hóa và cái tâm để phát triển bền lâu

An toàn thực phẩm 08/01/2025 13:54
aa
TTTĐ - Muốn tồn tại lâu dài và phát triển thành những thương hiệu có tiếng tại Hà Nội và cả nước, mỗi cơ sở sản xuất không chỉ giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm mà còn làm nghề bằng văn hóa và cái tâm. Có như thế những đặc sản, những món ăn được làm ra bởi bàn tay người Hà Nội mới có "chỗ đứng" trong lòng thực khách và mang dấu ấn của ẩm thực Thủ đô.
Phát huy giá trị “Bát cảnh Tây Hồ" trong công nghiệp văn hóa Cơ hội quảng bá nền văn hóa ẩm thực Việt Nam Đêm nhạc "Rồi hoa sẽ nở" thắp sáng những giá trị văn hóa

Hãy làm ra những thứ bản thân mình ăn được

Đó là mong mỏi của người tiêu dùng. Bởi lẽ, chính người sản xuất còn không dám ăn những thứ mình làm ra thì nỡ lòng nào mang bán cho khách hàng. Đó là sự đang tâm lừa dối, thậm chí đầu độc người ăn.

Không lý gì mà người tiêu dùng chuộng cụm từ "nhà làm". Sữa chua nhà làm, rau câu nhà làm, bánh mì nhà làm, xúc xích nhà làm... luôn được tin tưởng bởi mong chờ rằng nhà làm thì sẽ sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh và an toàn hơn.

Những hình ảnh kin hoàng từ khu sản xuất thực phẩm khi lực lượng chức năng đi kiểm tra (Ảnh Phương Thu)
Hình ảnh kinh hoàng từ khu sản xuất thực phẩm khi lực lượng chức năng đi kiểm tra (Ảnh: Phương Thu)

Vì thế, liên tiếp những ngày qua, hình ảnh kinh hoàng được ghi lại tại các cơ sở sản xuất thực phẩm khi cơ quan chức năng đi kiểm tra khiến dư luận bàng hoàng, lo lắng. Khu pha chế phụ gia cáu bẩn với những nguyên vật liệu vung vãi két lại không biết từ bao giờ. Bim bim sản xuất xong "nằm" ngay trên sàn nhà chờ người xúc, đóng gói để mang đi bán. Người sản xuất thực phẩm không có giấy khám sức khỏe, không biết có bệnh truyền nhiễm hay không...

Những máy móc, dụng cụ chỉ nhìn bằng mắt thường đã thấy nhiều ngày không được cọ rửa. Xác chuột chết khô cong gần nơi sản xuất. Đồ pha chế chung hoặc gần với khu sinh hoạt của gia đình... Tất cả tạo nên nỗi ám ảnh cho người tiêu dùng.

Người ta đặt ra câu hỏi không biết bao nhiêu tấn đồ ăn, thức uống đã từ nơi này ra đi, được bao nhiêu người ăn vào bụng? Chẳng cần phải bác sĩ hay người có chuyên môn, tự chúng ta cũng biết mức độ mất an toàn tới sức khỏe người tiêu dùng như thế nào.

Giữ gìn văn hóa và cái tâm để phát triển bền lâu

Điều đáng nói, trong số những cơ sở bị tạm ngưng, đình chỉ hoạt động có cả thương hiệu đặc sản nổi tiếng vào bậc nhất của ẩm thực Hà thành. Những chiếc bánh xinh xinh gói ghém cả phong vị đất trời Thủ đô đã trở thành "đại sứ" chở những tấm lòng thơm thảo của người Hà Nội đi khắp cả nước và toàn cầu.

Người Hà Nội quý ai mới gửi tặng bánh cốm. Người ở phương xa đến đều muốn mua bằng được chiếc bánh cốm về quê để làm quà. Bánh cốm hay đặc sản Hà Nội nói chung được nâng niu, trân trọng bởi được sản xuất bằng bàn tay của người Thủ đô, bởi sự yêu mến và hướng về trái tim của cả nước.

Những thương hiệu đặc sản gia truyền không chỉ riêng là tài sản của mỗi gia đình làm ra đặc sản đó, mà còn là tài sản chung, là niềm tự hào của ẩm thực Thủ đô và người Hà Nội. Được tạo dựng từ rất nhiều đời, bằng sự sáng tạo và trân trọng những sản vật thiên nhiên đã ban tặng riêng cho Hà Nội, những món ăn được nâng lên tầm đặc trưng của ẩm thực Thủ đô không chỉ là sự khéo tay, là tâm hồn con người nơi này mà còn là một trong những biểu tượng của văn hóa kinh kỳ.

Giữ gìn văn hóa và cái tâm để phát triển bền lâu

Bởi vậy, khi cơ sở này "có phốt", chắc hẳn rất nhiều người buồn lòng. Buồn vì những chiếc bánh mình đã ăn, cho, biếu, tặng có thể không được đảm bảo vệ sinh đã đành, buồn thêm cả vì những điều mình trân trọng không biết bao giờ khôi phục lại được và khôi phục bằng cách nào?

Vì người tiêu dùng cũng là vì sự phát triển bền lâu

"Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng", đằng sau câu chuyện cơ sở sản xuất bánh cốm không còn được sản xuất ra những chiếc bánh gia truyền nức tiếng vào dịp Tết Nguyên đán cận kề còn là bài học cho không chỉ các đơn vị mang trên mình "trọng trách" đặc sản Thủ đô mà còn chung cho những người làm ra những món ăn "phải có" khi xuân về.

Giữ gìn văn hóa và cái tâm để phát triển bền lâu

Trong không khí ấm áp của mùa xuân, mùa mở ra nhiều hi vọng, những đĩa bánh chả, mứt gừng, mứt bí, ô mai hay cả những món ăn nổi tiếng trong mâm cỗ như bánh chưng, giò chả, nem, mọc... đưa chúng ta về bên mâm cơm đầm ấm, nao nao hương vị cổ truyền.

Đây cũng là lúc "đến hẹn lại lên", nỗi lo mất an toàn thực phẩm đè nặng lên vai không chỉ cơ quan chức năng mà cả người tiêu dùng, đặc biệt là những bà nội trợ. Rất nhiều người muốn tự tay chuẩn bị các món ăn ngon cho gia đình mình nhưng không phải ai cũng đủ thời gian và sự khéo tay để làm ra thực phẩm chuẩn vị, đậm đà như mong muốn.

Lựa chọn mua đồ ăn sẵn, đồ ăn đã được chế biến tại những cơ sở sản xuất đó là người tiêu dùng trao gửi cả niềm tin vào vị ngon và sự an toàn cho những bữa cơm đoàn viên, bữa tiệc đầu năm, cho sức khỏe và dinh dưỡng của những người thân yêu vào bàn tay và cái tâm của người làm nên thực phẩm ấy.

Mong rằng những hình ảnh này không còn bao giờ tái diễn (Ảnh: Phạm Mạnh)
Mong rằng những hình ảnh này không còn bao giờ tái diễn (Ảnh: Phạm Mạnh)

Việc các cơ sở sản xuất không đảm bảo phải đình chỉ, tạm dừng hoạt động là minh chứng rõ ràng cho thấy nếu không trang bị đủ văn hóa bán hàng, không có cái tâm đặt vào sản phẩm mình làm ra thì chính họ sẽ phải trả giá. Cách tốt nhất để thu lợi cao nhất đó là bằng việc sản xuất đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn sản phẩm của mình dài lâu mới chính là lợi nhuận lâu dài và bền vững nhất.

Đọc thêm

Thủ tướng yêu cầu sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả An toàn thực phẩm

Thủ tướng yêu cầu sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.
Y bác sĩ không được tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng An toàn thực phẩm

Y bác sĩ không được tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng

TTTĐ - Bộ Y tế cho biết, hiện nay có tình trạng một số bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người sử dụng.
Kết quả rà soát việc công bố sản phẩm trong đường dây sữa giả An toàn thực phẩm

Kết quả rà soát việc công bố sản phẩm trong đường dây sữa giả

TTTĐ - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã công bố kết quả rà soát cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố và tiếp nhận hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm của Công ty Cổ phần dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Sữa giả gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe ra sao? An toàn thực phẩm

Sữa giả gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe ra sao?

TTTĐ - Với gần 600 sản phẩm sữa giả được phát hiện, trong đó có nhiều loại sữa được người dân sử dụng nhiều năm qua đặt ra câu hỏi lớn về tác hại của sữa giả với sức khỏe.
Quận Tây Hồ chung tay vì sức khoẻ cộng đồng An toàn thực phẩm

Quận Tây Hồ chung tay vì sức khoẻ cộng đồng

TTTĐ - Sáng 17/4, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) tổ chức hội nghị triển khai “Tháng hành động Vì An toàn thực phẩm” và Lễ phát động tham gia nghiên cứu “Thành phố không khói thuốc”. Hai sự kiện quan trọng này khẳng định cam kết của quận trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, bảo vệ sức khỏe người dân và xây dựng môi trường sống an toàn, văn minh.
Tập trung hậu kiểm nhóm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ An toàn thực phẩm

Tập trung hậu kiểm nhóm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ

TTTĐ - Bộ Y tế đề nghị các địa phương tập trung hậu kiểm vào các nhóm có nguy cơ cao và gần đây phát hiện vi phạm, những sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của đối tượng nhạy cảm trong xã hội như người già, trẻ em.
Mối nguy "bủa vây" bếp ăn Công ty Chee Wah Việt Nam An toàn thực phẩm

Mối nguy "bủa vây" bếp ăn Công ty Chee Wah Việt Nam

TTTĐ - Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bếp ăn tập thể của Công ty Đồ chơi Chee Wah Việt Nam xuống cấp, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Xét nghiệm nhanh khay inox đựng thức ăn cũng cho kết quả 100% mẫu xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn.
Kiểm soát chất lượng thực phẩm, bánh kẹo tại các làng nghề An toàn thực phẩm

Kiểm soát chất lượng thực phẩm, bánh kẹo tại các làng nghề

TTTĐ - UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 16/4 về Chuyên đề "Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại một số làng nghề sản xuất bánh, kẹo và dịp Tết Trung thu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025".
Phát hiện khu vực bếp ăn xuống cấp, nhiều lỗi vi phạm nghiêm trọng An toàn thực phẩm

Phát hiện khu vực bếp ăn xuống cấp, nhiều lỗi vi phạm nghiêm trọng

TTTĐ - Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, sáng 16/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra tại bếp ăn tập thể công ty TNHH Chee Wah Việt Nam trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Xử lý vi phạm quảng cáo các loại sữa, thực phẩm bổ sung An toàn thực phẩm

Xử lý vi phạm quảng cáo các loại sữa, thực phẩm bổ sung

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn số 754 /ATTP – NĐTT gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội về việc đề nghị kiểm tra, xử lý vi phạm quảng cáo một số loại sữa, thực phẩm bổ sung.
Xem thêm