Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hợp tác xã
Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo đã đánh giá vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của HTX hiện nay: Tại thời điểm diễn ra dịch bệnh Covid-19, các HTX, doanh nghiệp sản xuất nông sản không biết chỗ bán, người mua cũng không dễ mua nên nông sản ế ẩm. Nếu các doanh nghiệp, HTX ứng dụng thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại hoặc mở rộng việc bán hàng thông qua Zalo, Facebook thì sẽ hạn chế được thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Thống kê của Trung tâm Thông tin Tuyên truyền, Liên minh HTX Việt Nam cho thấy, chỉ có khoảng 19% HTX sử dụng Facebook, Zalo để quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại. Con số này chỉ còn khoảng 10% đối với HTX có trang web để quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại.
Nếu nhìn vào con số thống kê trên, chúng ta thấy nó quá thấp trong bối cảnh cạnh tranh thương mại điện tử toàn cầu đang diễn ra gay gắt như hiện nay.
Có thể thấy, hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin càng nhanh, thì hiệu quả đạt được trong hoạt động của các HTX càng sớm. Qua phần mềm, người dân dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm nông sản, thực phẩm có nguồn cung cấp uy tín, chất lượng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các sản phẩm cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc, kiểm chứng, hồ sơ pháp lý của sản phẩm hàng hóa. Người mua hàng có thể kết nối liên lạc, trao đổi trực tiếp với nhà cung cấp, từ đó quyết định lựa chọn sản phẩm chất lượng và phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Có thể đặt hàng, thanh toán, giao hàng trực tuyến rất tiện lợi và nhanh chóng.
Một ví dụ về việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của HTX trong giai đoạn hiện nay tại Phú Thọ đó là thay vì chỉ có người trong tỉnh biết đến món đặc sản của quê hương mình thì hiện nay người tiêu dùng lại biết nhiều đặc sản thịt chua Thanh Sơn nhiều đến vậy?
![]() |
Hình ảnh quảng bá đặc sản thịt chua Thanh Sơn của HTX thịt chua Thanh Sơn trên mạng xã hội |
Làm một phép thử nhỏ, gõ từ khoá “thịt chua Thanh Sơn” trên Ggoogle, trong 0,57s đã có 24,9 triệu kết quả về mặt hàng này. Hình ảnh đa dạng, giá cả rõ ràng và lời dẫn dắt hấp dẫn, món đặc sản thịt chua của vùng đất tổ sẵn sàng đến được tay người tiêu dùng. Khách hàng có thể đặt mua thịt chua ở các chợ thương mại điện tử, có thể trực tiếp vào web của HTX sản xuất thịt chua hay vào trang facebook của đại lý phân phối…
Đại diện HTX thịt chua Thanh Sơn, chị Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết: “HTX là đơn vị duy nhất được Cục sở hữu trí tuệ bảo hộ thương hiệu Thịt chua Thanh Sơn. Dù mới thành lập được 3 năm nhưng chúng tôi xác định trong bối cảnh hiện nay, nếu sản phẩm làm ra có tốt đến đâu mà không thể đưa thông tin đó đến được với khách hàng thì đã tự bó hẹp thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình, không thể mở rộng mô hình sản xuất cũng như quảng bá sản phẩm.
Vì thế, HTX chúng tôi coi việc sử dụng công nghệ thông tin, nhất là mạng internet, mạng xã hội trong việc quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng là một khâu không thể thiếu. Bản thân tôi cũng thường xuyên học hỏi các mô hình quảng bá sản phẩm, ứng dụng công nghệ vào việc tiêu thụ hàng hoá của HTX, sau đó sử dụng mạng xã hội để liên tục đưa thông tin đến khách hàng. Do đó, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhu cầu giảm, việc vận chuyển không thuận lợi nhưng HTX vẫn duy trì được đơn hàng và tạo việc làm cho xã viên”.
![]() |
Nhờ linh hoạt trong phương pháp quảng bá nên trong đại dịch, HTX thịt chua Thanh Sơn vẫn có lượng khách đặt hàng đều đặn |
Tuy nhiên, đó chỉ là một ví dụ điển hình cho việc kịp thời ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nhưng không phải HTX nào cũng làm tốt được điều đó. Bởi thực tế cho thấy, nhiều HTX vẫn gặp khó khăn trong quá trình tận dụng được ưu thế của công nghệ. Phần lớn HTX không biết triển khai từ đâu, làm thế nào để phù hợp với điều kiện của HTX mình.
Nhiều HTX cũng đã biết ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, họ chỉ tập trung vào công nghệ tưới tiêu, tem truy xuất nguồn gốc, lai giống… Còn ứng dụng chuyển đổi số vào khâu chế biến, quản lý HTX, tiêu thụ và quảng bá sản phẩm thì lại chưa được quan tâm.
Một khó khăn nữa phải kể đến là nhiều HTX hoạt động theo kiểu “kinh nghiệm”, nhất là các HTX nông nghiệp. Phần lớn thành viên HTX chưa qua đào tạo về công nghệ thông tin nên gặp khó trong việc tiếp cận và thực hiện quá trình chuyển đổi số. Vì thế, ảnh hưởng đến năng lực khai thác thông tin, định hướng chiến lược, tiếp cận thị trường…
Đáng chú ý là nhiều HTX nông nghiệp còn lạc hậu, thậm chí chưa có máy tính, nếu có lại chưa kết nối internet, mọi việc liên quan như kế toán, quản lý sản xuất, phần mềm quản lý bán hàng còn thủ công…
![]() |
Mô hình trồng dưa vàng của HTX An Thịnh Phát ở Hưng Yên (Ảnh Hưng Giang) |
Từ thực trạng hoạt động của các HTX, trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung, HTX nói riêng, điều cần thiết phải làm ngay là HTX cần áp dụng các giải pháp phù hợp để chuyển đổi số.
Trước mắt là nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác các cấp; Cán bộ chủ chốt, thành viên của HTX.
Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ cho HTX, thông qua việc xây dựng hệ thống tiện ích, giám sát, tăng hiệu năng quản trị nội bộ bằng công nghệ số cho các HTX.
Đối với các tỉnh, thành, cần triển khai thí điểm các mô hình HTX ứng dụng công nghệ số làm điểm để đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng trên địa bàn, nhất là tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả việc hỗ trợ HTX ứng dụng thương mại điện tử và ứng dụng các công nghệ mới trong thương mại điện tử.
Theo Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo, ảnh hưởng của dịch Covid-19 thời gian qua cho thấy, việc ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử trong quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại là giải pháp tối ưu cho sản phẩm của các HTX. Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ, gay gắt hiện nay thì việc quảng bá thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm của các HTX, nhất là các sản phẩm nông nghiệp thông qua ứng dụng thương mại điện tử càng trở nên cần thiết. Nếu không có chính sách khắc phục bằng việc hỗ trợ ứng dụng công nghệ số cho khu vực kinh tế hợp tác, HTX, nhất là trong quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, xây dựng các chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc thì việc cạnh tranh của các sản phẩm hết sức khó khăn, nhất là đối với nông sản, thực phẩm. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP
