UNDP và Bộ Tư pháp giới thiệu tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền Luật Tiếp cận thông tin
![]() |
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp
Bài liên quan
Khoảng 6 triệu người Việt Nam đã thoát nghèo
Thúc đẩy mô hình doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam
Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh
Đề xuất xét trách nhiệm hình sự đối với hành vi hối lộ công chức nước ngoài
Tham dự có các đ/c: Nguyễn Thị Hạnh - Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính đại diện Bộ tư pháp, bà Cathrine phuong - Trợ lý Giám đốc quốc gia UNDP; bà Ngô Thị Thu Hà - Phó Giám đốc Cepew; đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban dân tộc, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước; đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Trung ương Đoàn TNCSHCM; đại diện đến từ UBND TP Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam...
Luật Tiếp cận thông tin được Quốc hội thông qua năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2018. Luật được ban hành lần đầu, quy định một cách đầy đủ, toàn diện về quyền tiếp cận thông tin của công dân, trình tự, thủ tục tiếp cận thông tin theo yêu cầu, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc cung cấp thông tin cho người dân và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân. Chính phủ đã có Nghị định 13/2018/ND-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật.
Hiện nay hơn 100 quốc gia trên thế giới đã áp dụng luật về tiếp cận thông tin. Ở Pháp người dân có quyền tiếp cận vào nhiều thông tin công cộng. Ví dụ bản kê khai tài sản của Tổng thống, Thủ tướng và tất cả Bộ trưởng các bộ ngành..., mọi người dân có thể kiểm tra để biết rằng họ có tham nhũng hay không, chính điều này sẽ làm củng cố niềm tin của nhân dân, hoặc quyền tiếp cận vào những thông tin chi tiêu ngân sách ở tất cả các cấp.
![]() |
Bà Catherine Phuong, Trợ lý Đại diện thường trú UNDP, tại Việt Nam |
Để Luật thực sự đi vào cuộc sống, Bộ Tư pháp và UNDP đã xây dựng các tờ rơi nhằm tăng cường hơn nữa nhận thức của người dân về quyền tiếp cân thông tin. Tại hội thảo, Bộ Tư pháp đã giới thiệu nội dung chính của các tờ rơi, nhấn mạnh mục đích, ý nghĩa của các tờ rơi. Đại diện các bộ, ngành, cơ quan báo chí, viện nghiên cứu, các cơ quan đoàn thể, hiệp hội và các địa phương tham dự hội thảo đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện tài liệu.
Việc thực hiện hiệu quả Luật Tiếp cận thông tin là giải pháp quan trọng nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình và minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đối với người dân, tiếp cận thông tin sẽ giúp tham gia tích cực hơn vào công việc của nhà nước và giám sát hoạt động của nhà nước. Điều này sẽ đóng góp cho những nỗ lực phòng chống tham nhũng đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Catherine Phuong, Trợ lý Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh: “Thúc đẩy thực hiện hiệu quả Luật Tiếp cận Thông tin và quyền tiếp cận thông tin của công dân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, đóng góp hiệu quả cho những nỗ lực phòng chống tham nhũng và đảm bảo quyền con người ở Việt Nam”.
![]() |
Bà Ngô Thị Thu Hà - Phó Giám đốc Cepew giới thiệu về trang " Tôi Biết" tuyên truyền về quyền tiếp cận thông là một trong những hình thức tuyên truyền hiệu quả trong thời đại công nghệ hỗ trợ cho các cách truyền thống. |
Quyền tiếp cận thông tin là một phần của quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm theo điều 19 Tuyên ngôn về Nhân quyền của LHQ, “tìm kiếm, thu nhận, truyền bá thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và không giới hạn về biên giới”.
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp nhấn mạnh: “Để Luật nhanh chóng đi vào cuộc sống, để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân, việc phổ biến nội dung của Luật tiếp cận thông tin cần được tiến hành dưới nhiều hình thức đa dạng, trong đó có tờ rơi, tờ gấp. Việc phổ biến này không chỉ giới hạn là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước mà cần có sự chung tay hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân”.
Bà Catherine Phuong khẳng định UNDP sẵn sàng đồng hành hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực hoàn thiện hơn nữa năng lực quản trị nhà nước của mình.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo vệ và phát triển rừng

Giữ vững "mắt sáng, lòng trong, bút sắc" trong kỷ nguyên số

Tỉnh Cà Mau mới có 64 phường, xã là “vựa tôm” cả nước

TP Hồ Chí Minh: Thống nhất vinh danh 60 cá nhân tiêu biểu

Xử phạt cá nhân đăng tải thông tin xúc phạm Công an Quảng Ninh

Đà Nẵng: “Tây nhặt rác” nhân lên những việc tử tế, tốt đẹp

Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ C

Khẩn trương tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025

Hơn 1.000 tình nguyện viên giải cứu san hô
