Tag
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Cần loại bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản"

Tin tức 29/12/2024 23:58
aa
TTTĐ - Chiều 29/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật chủ trì Phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo.
Công tác thanh tra phải góp phần quan trọng vào việc đánh giá cán bộ trong toàn hệ thống Đổi mới tư duy, nghĩ sâu làm lớn, nhìn xa trông rộng Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ Cộng hưởng nguồn lực, tạo nên sức mạnh mới, với sứ mệnh lớn hơn
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dứt khoát bỏ tư duy 'không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm' - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dứt khoát bỏ tư duy 'không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm' - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự có: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Phó Trưởng ban Thường trực; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; các Bộ trưởng, Thủ trưởng, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ là thành viên Ban Chỉ đạo.

Phiên họp tập trung thảo luận, cho ý kiến về: Xử lý vướng mắc, bất cập liên quan phân cấp, phân quyền, ủy quyền; rà soát văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sắp xếp tố chức, bộ máy; trao đổi, thảo luận về một số vấn đề khác liên quan đến việc triển khai các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.

Theo Bộ Tư pháp, qua rà soát đến nay, có tổng số hơn 5.000 văn bản chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Trong đó, có hơn 2.800 văn bản liên quan thay đổi tên gọi của cơ quan, tổ chức, đơn vị; có gần 1.900 văn bản có nội dung cần xử lý ngay và hơn 300 văn bản có nội dung cần xử lý nhưng chưa cấp thiết.

Theo Bộ Nội vụ, pháp luật về phân cấp, phân quyền, ủy quyền được quy định chủ yếu trong dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và một số luật chuyên ngành; qua rà soát, xác định có hơn 1.000 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan 2 Luật trên.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục chủ động rà soát, nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục chủ động rà soát, nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, sâu sắc, chất lượng của các Phó Thủ tướng, các thành viên Ban Chỉ đạo và đại biểu tham dự Phiên họp.

Các ý kiến tại phiên họp đã thống nhất khẳng định hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo sau 4 Phiên họp, rà soát các quy định pháp luật hiện hành, làm cơ sở tham mưu hoàn thiện các văn bản pháp luật, trong đó có việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua 3 luật sửa 13 luật nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, tài chính tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời tháo gỡ các vướng mắc để thúc đẩy phát triển các lĩnh vực như điện năng lượng tái tạo, dữ liệu...; mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, thực sự giải phóng nguồn lực vì sự phát triển của đất nước.

Nhấn mạnh một số quan điểm chỉ đạo, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản", quán triệt tư duy "ai quản lý tốt nhất thì giao", "người dân và doanh nghiệp được làm những gì luật không cấm", "cái gì cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì tạo không gian cho sáng tạo", "cái gì doanh nghiệp và người dân làm được, làm tốt hơn thì Nhà nước dứt khoát không làm".

Quản lý nhà nước chỉ tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, pháp luật, cơ chế, chính sách, kiến tạo phát triển; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi, thiết kế công cụ để tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, không "ôm" việc lên Trung ương, địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm; phải phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về một số nhiệm vụ cụ thể, trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục chủ động rà soát, nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy; nhanh chóng xây dựng, ban hành và trình ban hành các văn bản phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; không để khoảng trống pháp lý, không để gián đoạn hoạt động.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, xây dựng để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc xử lý các vấn đề vướng mắc, phát sinh liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, trong đó đề xuất quy định các nguyên tắc và giao Chính phủ tiếp tục hướng dẫn cụ thể. Bộ Nội vụ chủ trì, xây dựng để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về thành lập một số bộ của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 sau khi có chủ trương của Đảng.

Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Nội vụ xây dựng dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Bộ Tư pháp xây dựng dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Bộ Tài chính hoàn thiện Dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; khẩn trương trình Chính phủ trong tháng 1/2025 để trình Quốc hội xem xét, thông qua theo trình tự thủ tục rút gọn. Thủ tướng lưu ý các dự thảo cần làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan để khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhấn mạnh cần tiếp tục rà soát, tháo gỡ các vướng mắc, nhất là các vướng mắc liên quan thủ tục đầu tư, đấu thầu, thúc đẩy hợp tác công tư, phát triển hạ tầng chiến lược… để khơi thông mọi nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng GDP đạt mức 2 con số trong những năm tiếp theo, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát chậm nhất tới 31/12/2024 các cơ quan liên quan phải trình ban hành Nghị định quy định về thành lập, quản lý, sử dụng quỹ hỗ trợ đầu tư và quy hoạch TP HCM tới năm 2030, tầm nhìn đến 2050; đồng thời xem xét, xử lý đề xuất liên quan room tín dụng của các ngân hàng cho vay phát triển nhà ở xã hội…

Thủ tướng cho biết, ngoài các luật, nghị quyết sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 cũng rất nặng nề, bao gồm các dự án đã có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và các dự án mới do các bộ, ngành đề nghị bổ sung trong năm 2025 để thực hiện các nhiệm vụ mới về tổ chức bộ máy và các nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao, với dự kiến 49 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ chủ động, khẩn trương phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu, báo cáo Chính phủ để xem xét, quyết định trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết này, bảo đảm khả thi, tiến độ, chất lượng.

Biểu dương các kết quả đạt được, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành rà soát, ban hành các chế độ chính sách và có hình thức khen thưởng xứng đáng cho các tập thể, cá nhân làm tốt công tác xây dựng pháp luật.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đánh giá cao sáng kiến của Bộ Tư pháp về đề xuất ứng dụng công nghệ số trong tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị văn bản quy phạm pháp luật của người dân, doanh nghiệp.

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu để phát triển trí tuệ nhân tạo, hoạch định chính sách trên cơ sở dữ liệu, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số để giảm thời gian, chi phí, giảm tiếp xúc trực tiếp, giảm phiền hà sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng cũng giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Phó Trưởng ban Thường trực tiếp tục chỉ đạo Bộ Tư pháp, các bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Chỉ đạo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban theo quy định.

Đọc thêm

Thúc đẩy hợp tác Hội Liên hiệp Phụ nữ 2 Thủ đô Tin tức

Thúc đẩy hợp tác Hội Liên hiệp Phụ nữ 2 Thủ đô

TTTĐ - Sáng 12/5, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã tiếp Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) nhân dịp Đoàn đang có chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội.
Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV kết thúc sớm 3 tháng để kiện toàn nhân sự cấp cao Tin tức

Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV kết thúc sớm 3 tháng để kiện toàn nhân sự cấp cao

TTTĐ - Việc rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 để bầu cử sớm, nhằm kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao khóa mới cũng như triển khai Nghị quyết Đại hội XIV Đảng và Đại hội Đảng các cấp, theo tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ngày 12/5, Quốc hội bàn việc rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ khóa XV Tin tức

Ngày 12/5, Quốc hội bàn việc rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ khóa XV

TTTĐ - Ngày mai 12/5, Quốc hội sẽ nghe tờ trình và thảo luận tổ về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Tuần tới, Quốc hội bàn những vấn đề gì? Tin tức

Tuần tới, Quốc hội bàn những vấn đề gì?

TTTĐ - Trong tuần làm việc thứ 2 của đợt 1, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (từ ngày 12 - 17/5), Quốc hội sẽ tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp.
Chủ tịch Quốc hội nói về tuần đầu tiên của kỳ họp thứ 9 Tin tức

Chủ tịch Quốc hội nói về tuần đầu tiên của kỳ họp thứ 9

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, tuần làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã được tiến hành với tinh thần hết sức nghiêm túc, trách nhiệm, khẩn trương và quyết tâm chính trị cao, tạo được sự đồng thuận của các đại biểu Quốc hội.
Bổ sung quy định chuyển tiếp các quy hoạch cấp huyện Tin tức

Bổ sung quy định chuyển tiếp các quy hoạch cấp huyện

TTTĐ - Việc sửa đổi Luật Quy hoạch lần này cần bổ sung quy định chuyển tiếp để các quy hoạch cấp huyện tiếp tục được thực hiện khi thực hiện chính quyền 2 cấp, không còn cấp huyện...
Huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận cao của Nhân dân Tin tức

Huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận cao của Nhân dân

TTTĐ - Việc lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của Nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013.
Rõ cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ của nền công vụ hiện đại Tin tức

Rõ cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ của nền công vụ hiện đại

TTTĐ - Việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức là bước quan trọng trong việc hoàn thiện và xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại; đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới trong công tác cán bộ. Trong đó, các cơ chế đánh giá, phát huy năng lực cán bộ một cách minh bạch, rõ ràng và là tiền đề cho các khâu khác trong công tác cán bộ, như bổ nhiệm, khen thưởng, hoặc kỷ luật...
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng Thủ đô, đất nước Tin tức

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng Thủ đô, đất nước

TTTĐ - Nhân Lễ Phật đản (Phật lịch 2069 - Dương lịch 2025), sáng 10/5, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Nguyễn Ngọc Tuấn đã thay mặt lãnh đạo TP Hà Nội tới thăm, chúc mừng Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Người nổi tiếng quảng cáo sai cần phải liên đới bồi thường Muôn mặt cuộc sống

Người nổi tiếng quảng cáo sai cần phải liên đới bồi thường

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề xuất cần quy định rõ hơn cơ chế bồi thường với việc quảng cáo gian dối, sai sự thật của người quảng cáo, nhất là người nổi tiếng, người có ảnh hưởng.
Xem thêm