Từ lớp học truyền thống đến lớp học số hóa
Thủ lĩnh Đoàn thời công nghệ số Chuyển đổi số là bắt buộc đối với các Quỹ tín dụng nhân dân |
Công nghệ thay đổi diện mạo lớp học truyền thống
Từ hình ảnh quen thuộc của bảng đen, phấn trắng, những tiết học giờ đây đã được làm mới nhờ vào sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ và nền tảng số. Giáo viên không còn là “người truyền đạt kiến thức một chiều” mà trở thành người định hướng, tổ chức, kết nối và truyền cảm hứng học tập. Học sinh, từ vị trí tiếp nhận thụ động, đã chuyển sang vai trò trung tâm - chủ động hơn trong tư duy và tiếp cận kiến thức.
Trong Kỷ nguyên vươn mình, việc áp dụng công nghệ và giáo dục STEM đã làm thay đổi toàn diện cách dạy và học. Cô Nguyễn Thị Thu Hảo, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Trước khi áp dụng công nghệ, phương pháp giảng dạy truyền thống khiến học sinh khó tiếp cận kiến thức một cách sinh động và hiệu quả. Bây giờ, học sinh không chỉ học lý thuyết mà còn được “chạm tay” vào kiến thức thông qua thực hành, thí nghiệm, và các mô hình ứng dụng thực tiễn.
![]() |
Học sinh thích thú trải nghiệm công nghệ |
Việc chủ động triển khai STEM ngay từ đầu năm học ở tất cả các khối lớp đã giúp học sinh phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề”.
Sự xuất hiện của các nền tảng dạy học trực tuyến như Zoom, Google Classroom, Microsoft Teams, cùng các công cụ hỗ trợ giảng dạy như Padlet, Quizizz, Kahoot… đã làm phong phú thêm kho công cụ giảng dạy của giáo viên. Thay vì chỉ giảng bài bằng lời nói, giáo viên có thể trình chiếu hình ảnh, video, tài liệu trực quan, tạo các bài kiểm tra tương tác, trò chơi học tập, giúp học sinh vừa học, vừa chơi, vừa tư duy.
Chuyển mình cùng công nghệ số, cô Lê Kim Oanh - giáo viên trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Long Biên, Hà Nội) đã bắt kịp xu hướng số hóa nội dung bài giảng. Cô Oanh cho biết: “Bản thân cùng nhiều đồng nghiệp đứng lớp đã thiết kế bài học theo hướng bài giảng điện tử, kết hợp hình ảnh động, biểu đồ số liệu, phim tư liệu, và các hiệu ứng hình ảnh bắt mắt. Điều này giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách sinh động, dễ hiểu và gợi mở tư duy đa chiều”.
![]() |
Những tiết học sinh động, ứng dụng công nghệ của Trường Tiểu học Lê Văn Tám thu hút học sinh |
Không chỉ giúp đổi mới phương pháp dạy học, công nghệ còn góp phần tăng tính công bằng trong giáo dục. Với những học sinh yếu hơn, bài giảng số có thể được xem lại nhiều lần, giúp các em nắm chắc nội dung. Trong khi đó, học sinh khá giỏi có thể chủ động học thêm, tìm kiếm tài liệu mở rộng để phát triển năng lực của mình.
Tuy nhiên, để ứng dụng công nghệ hiệu quả, đòi hỏi giáo viên phải có khả năng công nghệ tốt, đồng thời phải sáng tạo trong việc thiết kế nội dung giảng dạy phù hợp với từng cấp học, từng môn học. Sự đầu tư vào kỹ năng số của đội ngũ nhà giáo là yếu tố then chốt để lớp học số hóa thực sự trở nên hiệu quả.
Lớp học số hóa - không gian mở cho học sinh chủ động học tập
Một trong những thay đổi lớn nhất của lớp học số chính là việc phá vỡ giới hạn về thời gian và không gian. Học sinh có thể học ở nhà, trên đường di chuyển hay bất kỳ đâu có kết nối Internet. Việc học không còn gói gọn trong 45 phút trên lớp, mà trở thành một quá trình mở rộng, liên tục và cá nhân hóa.
Em Nguyễn Đình Trung, học sinh lớp 12, trường THPT Lý Thường Kiệt (quận Long Biên) chia sẻ: “Em rất thích học trên các nền tảng online vì có thể xem lại bài nhiều lần nếu chưa hiểu. Em cũng có thể chủ động học trước nội dung nếu muốn.”
![]() |
Giáo viên được tập huấn ứng dụng AI trong giảng dạy |
Nhiều học sinh ngày nay không chỉ học theo nội dung chương trình mà còn tìm kiếm kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Chuyển đổi số không chỉ thay đổi công cụ mà còn làm mới hoàn toàn tư duy thiết kế bài giảng của giáo viên.
Cô Nguyễn Thị Thu Hảo, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Đội ngũ cán bộ giáo viên của Nhà trường rất tâm huyết, sáng tạo, không ngừng học hỏi, tích cực sử dụng các phần mềm dạy học như Wordwall, AirServer Connect, iPad, màn hình tương tác… để mang đến những tiết học hấp dẫn, có tính trải nghiệm cao cho học sinh”.
Tuy nhiên, để lớp học số phát huy hết tác dụng, cũng cần sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên, nhà trường và phụ huynh. Nếu thiếu sự giám sát và định hướng, học sinh dễ bị xao nhãng, sa đà vào các nội dung giải trí hoặc mất cân bằng giữa thời gian học online và sinh hoạt cá nhân.
![]() |
Giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám học luôn nỗ lực soạn các bài giảng ứng dụng công nghệ số thật sinh động |
Một vấn đề khác là sự chênh lệch về điều kiện tiếp cận công nghệ giữa các vùng miền. Cụ thể có nhiều nơi, học sinh còn thiếu thiết bị học tập, mạng Internet không ổn định hoặc giáo viên chưa được tập huấn kỹ năng số đầy đủ.
Do đó, bên cạnh đổi mới phương pháp, cần có chính sách đầu tư đồng bộ vào hạ tầng và đào tạo kỹ thuật số để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong hành trình chuyển đổi số giáo dục.
Từ lớp học truyền thống đến lớp học số hóa là một hành trình đầy thử thách nhưng cần thiết. Việc ứng dụng công nghệ trong dạy học đang mở ra một chương mới cho nền giáo dục Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung - nơi học sinh được trao quyền chủ động, nơi giáo viên trở thành người dẫn dắt sáng tạo và nơi tri thức vượt qua mọi giới hạn không gian, thời gian.
Theo cô Nguyễn Thị Thu Hảo, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám (Hai Bà Trưng, Hà Nội), trong tiến trình chuyển mình cùng Kỷ nguyên số, Trường Tiểu học Lê Văn Tám đã triển khai và thực hiện mô hình “Trường học hạnh phúc - Giáo dục thông minh” - tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ số vào quá trình giảng dạy. Hạ tầng công nghệ hiện đại như màn hình tương tác, máy tính bảng được đầu tư, tạo điều kiện để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao năng lực công nghệ. Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng các phần mềm hiện đại trong dạy học để giáo viên dễ dàng tiếp cận và sử dụng thành thạo. Với định hướng đào tạo học sinh trở thành công dân số trong kỷ nguyên vươn mình, nhà trường chú trọng phát triển năng lực công nghệ thông qua các dự án STEM, hoạt động trải nghiệm và sáng tạo, đặc biệt chuyển đổi số trong từng tiết dạy trên lớp để học sinh được tiếp cận với công nghệ và vận dụng linh hoạt trong học tập cũng như trong đời sống. Học sinh được khuyến khích đưa ra ý tưởng, xây dựng mô hình, giải quyết vấn đề bằng tư duy sáng tạo. Các thầy cô giáo là những người truyền lửa đam mê cho học sinh để các em được toả sáng và tự tin chinh phục kho tàng tri thức tương lai. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

77 trường tư thục tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10

Hà Nội giao gần 3.000 chỉ tiêu lớp 10 cho các trường trung cấp

Học nghề hệ 9+ và cơ hội lập nghiệp cho bạn trẻ

Tưng bừng khai mạc Ngày hội sách Hoàn Kiếm em yêu năm 2025

Vinh danh Trạng nguyên nhỏ tuổi trường Tiểu học Trung Tự

Hơn 160.000 thí sinh đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trong ngày đầu

Tưng bừng khai mạc liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh Hà Nội

Ngành Ngôn ngữ Anh và cơ hội việc làm sau khi ra trường

Chính quyền cấp xã quản lý trường học từ mầm non đến THCS
