Tag

Chuyển đổi số là bắt buộc đối với các Quỹ tín dụng nhân dân

Chuyển đổi số 09/04/2025 14:00
aa
TTTĐ - Chuyển đổi số là nền tảng quan trọng giúp các Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện đẩy mạnh toàn diện khả năng cung ứng các dịch vụ cho khách hàng...
Tăng vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ các tổ chức tín dụng là hợp tác xã Tổ chức tín dụng hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia

Ngày 9/4, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) tổ chức Hội thảo khoa học hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024.

Hầu hết chưa có chiến lược cụ thể về chuyển đổi số

Chia sẻ tại hội thảo, ông Trần Quốc Hùng, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 1 (Hà Nội) cho biết, thành phố Hà Nội là địa bàn có nhiều Quỹ tín dụng nhân dân nhất so với các tỉnh thành trên cả nước với 98 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên 22 quận, huyện, thị xã.

Tính đến thời điểm 31/12/2024, số lượng thành viên của các Quỹ tín dụng nhân dân là khoảng 137.800 thành viên; tổng nguồn vốn trên 17 nghìn tỷ đồng, vốn huy động từ tiền gửi trên 15 nghìn tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt trên 10 nghìn tỷ đồng; kết quả kinh doanh (thu nhập - chi phí) đạt 109 tỷ đồng, bình quân hơn 1 tỷ đồng/quỹ. Năm 2024 các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP Hà Nội đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước khoảng 21,4 tỷ đồng.

Trong thời gian vừa qua, các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP Hà Nội cũng đã quan tâm, thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý, điều hành và hoạt động nghiệp vụ của Quỹ tín dụng nhân dân. Các Quỹ tín dụng nhân dân đã thay đổi rất lớn, khẳng định vị trí, nâng cao hình ảnh.

Mặc dù vậy, theo ông Hùng, hầu hết các Quỹ tín dụng nhân dân đều chưa xây dựng được kế hoạch hay chiến lược cụ thể về chuyển đổi số. Hoạt động chuyển đổi số bước đầu chỉ mang tính đơn lẻ quy trình hoặc nghiệp vụ, chưa thực hiện được toàn diện, chuẩn hóa và có kế hoạch đầu tư dài hạn; hạ tầng số lỗi thời thiếu sự đầu tư.

Chuyển đổi số là bắt buộc đối với các Quỹ tín dụng nhân dân
Ông Trần Quốc Hùng, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 1 (Hà Nội)

Đối với nhiều Quỹ tín dụng nhân dân, đặc biệt các Quỹ tín dụng nhân dân có quy mô vừa và nhỏ thì việc chuyển đổi số chưa được chú trọng; tư duy, nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số của các Quỹ tín dụng nhân dân còn nhiều hạn chế. Các Quỹ tín dụng nhân dân chưa có mức độ quan tâm đúng mức về chuyển đổi số.

Vấn đề tài chính là rào cản rất lớn khi Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện chuyển đổi số. Đến thời điểm 31/12/2024, các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Hà Nội hầu hết có quy mô nhỏ, chỉ có 2 Quỹ tín dụng nhân dân có tổng nguồn trên 500 tỷ đồng; lợi nhuận bình quân năm khoảng 1 tỷ đồng/quỹ; vốn điều lệ bình quân chưa đến 7 tỷ đồng/quỹ.

Trong khi đó, chi phí để thực hiện chuyển đổi số gồm chi phí thay đổi quy trình, đào tạo nhân sự; chi phí đầu tư cho hạ tầng, máy móc, thiết bị; chi phí xây dựng hệ thống, đặc biệt là các hệ thống phần mềm ngân hàng lõi (Core Banking) là rất lớn.

Theo ông Tuấn, riêng về Core Banking của Quỹ tín dụng nhân dân, qua khảo sát thực tế thì mức giá mà các công ty công nghệ đưa ra khi thiết kế và vận hành một hệ thống đủ mạnh, đủ an toàn, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số cho Quỹ tín dụng nhân dân lên đến 1 triệu USD, vượt quá khả năng tài chính của Quỹ tín dụng nhân dân. Do đó để thực hiện chuyển đổi số Quỹ tín dụng nhân dân thì vấn đề tài chính cần được đặc biệt quan tâm.

Hiện nay, hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin của các Quỹ tín dụng nhân dân chỉ là các trang thiết bị cơ bản phục vụ các giao dịch tài chính mang tính truyền thống như máy tính, máy in, hệ thống mạng đáp ứng yêu cầu hoạt động.

Các Quỹ tín dụng nhân dân thường có quy mô nhỏ, việc tương thích với các hệ thống khác và đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật là một thách thức lớn. Các nhà cung cấp giải pháp thường tập trung vào các khách hàng lớn hơn và có ngân sách đầu tư lớn hơn.

Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin kéo theo sự gia tăng về những lỗ hổng trong bảo mật, tạo điều kiện cho các tin tặc, tội phạm công nghệ cao hoạt động. Các tổ chức tín dụng cần tăng cường đầu tư hơn nữa các giải pháp, hệ thống bảo mật để ngăn chặn và phòng ngừa các cuộc tấn công mạng, bảo vệ quyền riêng tư, bảo mật thông tin, dữ liệu người dùng.

Về nguồn nhân lực, Quỹ tín dụng nhân dân thường có khoảng 10-15 nhân sự, phải đảm nhiệm quản trị, điều hành, kiểm soát, thực hiện các hoạt động nghiệp vụ và hầu hết không có cán bộ chuyên về công nghệ thông tin; cán bộ nhân viên không được đào tạo bài bản và không thể sử dụng các công nghệ mới một cách hiệu quả và dẫn đến sự khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh số.

Chất lượng kiểm soát, kiểm toán nội bộ của Quỹ tín dụng nhân dân còn hạn chế, việc kiểm soát các rủi ro liên quan đến chuyển đổi số đôi khi còn lỏng lẻo, để xảy ra các tồn tại sai phạm, có thể là vô tình, nhưng cũng có khi là cố ý.

Điều này đặt ra thách thức rất lớn cho các Quỹ tín dụng nhân dân khi thực hiện chuyển đổi số, thực hiện các nghiệp vụ cần ứng dụng công nghệ thông tin, bắt buộc phải kiểm soát được và kiểm soát chặt các nghiệp vụ thực hiện trên môi trường số.

Chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là bắt buộc

Theo ông Tuấn, chuyển đổi số là một hành trình dài với nhiều thách thức, cần được bắt đầu với việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số với những kế hoạch, lộ trình cụ thể.

"Chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung cho tất cả, do vậy, từng Quỹ tín dụng nhân dân cần xác định thực trạng, mục tiêu, gồm cả việc xác định mô hình hoạt động, kinh doanh mới trong môi trường số, xây dựng kế hoạch hành động với các giai đoạn hợp lý, nội dung cụ thể. Chiến lược chuyển đổi số cần phải xuất phát từ nhận thức, từ quyết tâm và mức độ nắm rõ tình hình của tổ chức", ông Tuấn chia sẻ.

Chuyển đổi số là bắt buộc đối với các Quỹ tín dụng nhân dân
Nếu lựa chọn giao Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam trách nhiệm thực hiện chuyển đổi số cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân thì rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về nhiều mặt

Nêu giải pháp, ông Tuấn cho rằng, Quỹ tín dụng nhân dân cần đẩy mạnh tuyên truyền tới thành viên, người dân trên địa bàn hiểu rõ, ủng hộ, tham gia hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và công tác chuyển đổi số.

Cùng đó là thay đổi tư duy, lấy khách hàng là trung tâm, chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu lớn cùng với thay đổi phương thức kinh doanh, quản trị, đầu tư công nghệ; tập trung nguồn lực để triển khai hiệu quả các dịch vụ Quỹ tín dụng nhân dân nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng; hướng dẫn và đa dạng hóa các hình thức cung cấp thông tin cho khách hàng để nâng cao nhận thức và hiểu biết của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng số, tạo niềm tin và mối quan hệ mật thiết để khách hàng tin tưởng lựa chọn sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Quỹ tín dụng nhân dân.

Để thực hiện được mục tiêu trên, không chỉ cần sự nỗ lực của các Quỹ tín dụng nhân dân mà cần có sự đồng hành, quan tâm vào cuộc của Ngân hàng Nhà nước, của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân…

Trước mắt cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các Quỹ tín dụng nhân dân, mở các lớp học để nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên quỹ đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo, giới thiệu để Quỹ tín dụng nhân dân biết và triển khai các dịch vụ như chuyển tiền, thu hộ chi hộ, đại lý thanh toán… đồng thời đảm bảo an toàn, kiểm soát rủi ro.

Xuất phát từ đặc điểm về nguồn nhân lực nêu tại phần nguyên nhân nêu trên, để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, Quỹ tín dụng nhân dân cần đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, quy hoạch cán bộ, có kế hoạch tuyển dụng ít nhất 1 cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về công nghệ thông tin, nhất là mảng Quỹ tín dụng nhân dân.

Theo ông Tuấn, trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã mở rất nhiều lớp đào tạo về chuyển đổi số, các chương trình chia sẻ giới thiệu về dịch vụ …

Nhờ sự vào cuộc tích cực này mà hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đã có nhiều thay đổi tích cực. Trong thời gian tới cần tiếp tục tổ chức, triển khai nhiều hơn các lớp học, các chương trình này theo hướng bám sát đối tượng, chi tiết về nội dung, hỗ trợ tối đa nhất về kinh phí đào tạo.

Về dài hạn, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số Quỹ tín dụng nhân dân cần có các chính sách, chế độ đãi ngộ tốt để thu hút, tuyển chọn người tài, người có năng lực.

Trong hành trình chuyển đổi số, cần thiết phải có sự tham gia của chuyên gia, người có kinh nghiệm để quá trình chuyển đổi số đi đúng hướng và thành công. Cơ cấu tổ chức của Quỹ tín dụng nhân dân cần có những phòng ban, con người đảm nhiệm nhiệm vụ chuyên sâu về chuyển đổi số, công nghệ thông tin.

Bên cạnh câu chuyện liên kết hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, một giải pháp cần nghiên cứu là thực hiện sáp nhập, hợp nhất các Quỹ tín dụng nhân dân. Trước đây nội dung này chưa được quan tâm, tuy nhiên giai đoạn điều chỉnh địa giới hành chính quyết liệt hiện nay chính là cơ hội để hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cơ cấu lại.

Ông Tuấn cũng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng, phối hợp và hoàn thiện các văn bản pháp quy tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các Quỹ tín dụng nhân dân tồn tại và phát triển bền vững trong thời kỳ chuyển đổi số; tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, triển khai các chương trình giáo dục tài chính nhằm tăng cường kiến thức, kỹ năng giao dịch, quản lý tài chính của người dân, khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên kênh số một cách an toàn, hiệu quả.

Nếu lựa chọn giao Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam trách nhiệm thực hiện chuyển đổi số cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân thì rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về nhiều mặt; nhất là nguồn lực tài chính; tập trung nguồn lực cho Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam để có thể trở thành trung tâm thanh toán, trung tâm ngân hàng số của các Quỹ tín dụng nhân dân, là đầu mối hệ thống Core Banking của các Quỹ tín dụng nhân dân.

Theo ông Tuấn, hoạt động chuyển đổi số hiện nay không còn là sự lựa chọn mà là bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng, trong đó có Quỹ tín dụng nhân dân.

"Chuyển đổi số là nền tảng quan trọng giúp các Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện đẩy mạnh toàn diện khả năng cung ứng các dịch vụ cho khách hàng. Đứng trước làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, việc thực hiện chuyển đổi số của các Quỹ tín dụng nhân dân sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức, tuy nhiên với sự chỉ đạo chung của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và sự phối hợp của các đơn vị; công tác chuyển đổi số của các Quỹ tín dụng nhân dân sẽ từng bước đạt hiệu quả", ông Tuấn nhận định.

Đọc thêm

MobiFone eContract - số hóa quy trình ký kết, lưu trữ hợp đồng Công nghệ số

MobiFone eContract - số hóa quy trình ký kết, lưu trữ hợp đồng

TTTĐ - MobiFone eContract ứng dụng công nghệ hiện đại, mang đến giải pháp ký kết hợp đồng điện tử nhanh chóng, bảo mật, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành.
Quận Gò Vấp ra mắt ứng dụng "Quản lý điều hành khu phố số" Công nghệ số

Quận Gò Vấp ra mắt ứng dụng "Quản lý điều hành khu phố số"

TTTĐ - Được UBND quận Gò Vấp tổ chức ra mắt sáng 11/4, những tiện ích của ứng dụng "Quản lý điều hành khu phố số" chắc chắn sẽ giúp công tác quản lý và điều hành tốt hơn trong thời gian tới.
Tỉ lệ ứng dụng AI của nhà bán hàng trực tuyến Việt Nam thuộc top đầu khu vực Đông Nam Á Công nghệ số

Tỉ lệ ứng dụng AI của nhà bán hàng trực tuyến Việt Nam thuộc top đầu khu vực Đông Nam Á

TTTĐ - Ngày 9/4, Lazada, nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu Đông Nam Á, chính thức công bố Báo cáo Thu hẹp khoảng cách AI: Nhận thức và xu hướng ứng dụng AI của người bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á.
Hiệp hội Di động Toàn cầu và Hội Truyền thông số Việt Nam công bố dự án hợp tác mới Công nghệ số

Hiệp hội Di động Toàn cầu và Hội Truyền thông số Việt Nam công bố dự án hợp tác mới

TTTĐ - Ngày 9/4, Hiệp hội Di động Toàn cầu (GSMA) và Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) công bố dự án hợp tác mới nhằm tăng cường phối hợp, thúc đẩy hệ sinh thái di động và truyền thông số tại Việt Nam. Quan hệ đối tác này mang ý nghĩa toàn cầu trong việc đưa nền kinh tế công nghệ đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam vươn tầm quốc tế.
Tập huấn ứng dụng CNTT, chuyển đổi số cho cán bộ Mặt trận Chuyển đổi số

Tập huấn ứng dụng CNTT, chuyển đổi số cho cán bộ Mặt trận

TTTĐ - Chiều 8/4, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho các bộ Uỷ ban MTTQ TP và MTTQ các quận, huyện.
Grab công bố các giải pháp công nghệ mới “Dành cho mỗi người” Công nghệ số

Grab công bố các giải pháp công nghệ mới “Dành cho mỗi người”

TTTĐ - Ngày 8/4, tại sự kiện công bố sản phẩm GrabX lần đầu tiên được tổ chức, Grab chính thức giới thiệu loạt cải tiến công nghệ mới được thiết kế “Dành cho mỗi người”. Grab hiểu rằng cuộc sống luôn có muôn vàn khía cạnh và người dùng của Grab cũng vậy. Khi người dùng đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong ngày, cho những trách nhiệm khác nhau trong cuộc sống, nhu cầu của họ cũng sẽ thay đổi theo từng khoảnh khắc.
Phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số là "điểm sáng" của CCHC Chuyển đổi số

Phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số là "điểm sáng" của CCHC

TTTĐ - Hà Nội xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số tiếp tục là "điểm sáng" của cải cách hành chính. Các ứng dụng, cơ sở dữ liệu phát triển mạnh, dữ liệu thường xuyên được cập nhật, kết nối chia sẻ liên thông, phục vụ ngày càng hiệu quả cho hoạt động chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND các cấp ở địa phương.
Ứng dụng AI hiệu quả trong doanh nghiệp Công nghệ số

Ứng dụng AI hiệu quả trong doanh nghiệp

TTTĐ - Ngày 4/4, tại TP Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ CEO 1983 đã tổ chức chương trình với chủ đề “Chia sẻ chiến lược và kế hoạch sử dụng AI cho doanh nghiệp”. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh chuyển đổi số bùng nổ mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm và hưởng ứng nhiệt tình từ cộng đồng doanh nhân.
"Đòn bẩy" thúc đẩy phát triển kinh tế Thủ đô trong kỷ nguyên mới Chuyển đổi số

"Đòn bẩy" thúc đẩy phát triển kinh tế Thủ đô trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - Phát triển khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số đã đóng góp tích cực vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội theo hướng ngày càng hiện đại, các dịch vụ chất lượng cao ngày càng tăng.
Long An đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong giao thông và nông nghiệp Nhịp sống phương Nam

Long An đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong giao thông và nông nghiệp

TTTĐ - Ngày 2/4, đoàn công tác tỉnh Long An do ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh, làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Đoàn đã có buổi làm việc với Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) Ibaraki, Hiệp hội Hữu nghị Việt Nam - Ibaraki cùng nhiều doanh nghiệp và đại diện Hiệp hội Nông nghiệp Ibaraki (JA).
Xem thêm