Tag
Nghị quyết số 68: Từ gánh hàng rong đến kinh tế quốc dân

Bài 2: 9X khởi nghiệp và hành trình số hóa giấc mơ

Nhịp sống trẻ 09/06/2025 14:21
aa
TTTĐ - Bằng đôi tay khéo léo, niềm đam mê sáng tạo và sự nhạy bén với công nghệ, Nguyễn Vũ Linh chàng trai trẻ đến từ vùng Bảy Núi, An Giang đã khởi nghiệp thành công nhờ “thổi hồn” vào những chiếc lá thốt nốt tưởng chừng vô giá trị, biến chúng thành tác phẩm nghệ thuật và đưa đặc sản quê hương đến khắp mọi miền đất nước qua mạng internet.

Nghị quyết số 68: Từ gánh hàng rong đến kinh tế quốc dân

Khởi nghiệp “Triệu Views” và đạo đức trong kinh doanh thương mại điện tử

Xưởng sản xuất nhỏ của Linh nằm giữa xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Trong không gian ngập tràn mùi thơm của gỗ, các bạn trẻ đang miệt mài hoàn thiện những sản phẩm quà lưu niệm làm từ gỗ và lá thốt nốt, gỗ lồng mức, các loại chất liệu vốn gắn liền với cuộc sống của đồng bào Khmer nơi đây.

Những bức tranh chân dung làm hoàn toàn từ lá thốt nốt: Chân dung Bác Hồ, Chủ tịch Tôn Đức Thắng, trống đồng Đông Sơn hay cánh đồng thốt nốt trữ tình… đều được thể hiện sống động trên chất liệu mộc mạc ấy. “Ngày trước, lá thốt nốt người ta chỉ dùng để gói đường, hoặc đốt làm củi. Nhưng mình thấy nó có hồn, có nét đẹp riêng. Tại sao không thử biến nó thành tranh nghệ thuật?”, Nguyễn Vũ Linh chia sẻ về cơ duyên sáng tạo.

Bài 2: Khởi nghiệp từ xưởng gỗ quê nhà: Hành trình số hóa giấc mơ
Nguyễn Vũ Linh chàng trai trẻ đến từ vùng Bảy Núi, An Giang

Không chỉ là tranh, từ lá và gỗ địa phương, Linh còn cho ra đời móc khóa, bảng tên, hộp bút… với đường nét tinh tế, mang đậm dấu ấn miền Tây. Sản phẩm hiện được tiêu thụ ở mọi miền đất nước.

Ít ai ngờ, hành trình sáng tạo của Linh lại bắt đầu từ những que tăm tre nhỏ bé. Vào cuối năm 2018, với đôi tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, Linh đã tỉ mỉ tạo nên mô hình cầu Mỹ Thuận, tháp Eiffel hay Văn Miếu – Quốc Tử Giám bằng tăm tre. Những sản phẩm này ban đầu được rao bán trên Facebook, Zalo và tại các điểm du lịch địa phương.

Linh không chỉ là một người trẻ yêu sáng tạo, mà còn là một “nghệ nhân” đầy tâm huyết với văn hóa dân tộc. Từ quê hương An Giang, anh dành phần lớn thời gian để chế tác những món đồ lưu niệm thủ công, mô phỏng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Mỗi sản phẩm đều mang một câu chuyện riêng, là cầu nối giữa quá khứ hào hùng và hiện tại sống động. Với đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng bay bổng, Linh “thổi hồn” vào những chiếc lá thốt nốt khô, mảnh gỗ từ vùng quê mình, tạo nên các hình tượng thu nhỏ của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Tháp Rùa, Hồ Gươm hay Cột cờ Hà Nội. Anh không chỉ dừng lại ở việc tái hiện hình ảnh, mà còn gửi gắm vào đó những câu chuyện lịch sử, truyền thống yêu nước, tinh thần quật cường và lòng yêu chuộng hòa bình của Nhân dân ta.

Năm 2019, Linh quyết định mở xưởng sản xuất riêng. Trong tay chỉ có một chiếc máy tính cũ và một máy khắc laser mini, anh vẫn bắt đầu bằng niềm tin mạnh mẽ vào con đường mình chọn. “Khởi đầu khó khăn lắm. Làm ra sản phẩm rồi phải học cách chụp ảnh, viết mô tả, đăng bài bán hàng, rồi tự đi giao từng đơn hàng”, Linh kể.

Nhờ sự tỉ mỉ, tâm huyết và không ngừng đổi mới mẫu mã, sản phẩm của Linh dần được đón nhận rộng rãi. Đến nay, xưởng của anh có 6 máy khắc laser hiện đại, 4 máy tính thiết kế, tạo công ăn việc làm cho nhiều thanh niên địa phương.

Bài 2: Khởi nghiệp từ xưởng gỗ quê nhà: Hành trình số hóa giấc mơ
Sản phẩm do Linh sáng tạo từ những mảnh gỗ củi nơi quê nhà An Giang

Một trong những điểm đặc biệt nhất trong mô hình khởi nghiệp của Linh là việc anh chủ động thu mua lá thốt nốt và gỗ lồng mức hai nguyên liệu tưởng như vô dụng từ người dân Khmer vùng Tri Tôn và Tịnh Biên. “Lá này trước kia người ta bỏ đầy ngoài đồng, mình mua lại với giá hợp lý, rồi biến nó thành tranh, bán lại cho các cửa hàng lưu niệm. Vậy là cả mình và bà con đều có thêm thu nhập”, Linh vui vẻ chia sẻ.

Từng công đoạn làm tranh đều được thực hiện thủ công. Lá phải già, không rách, màu đồng đều, được phơi khô đúng kỹ thuật để tránh giòn gãy. Sau đó, nghệ nhân sẽ khắc laser hoặc vẽ tay kỳ công để tạo nên từng tác phẩm mang đậm hồn quê.

“Tranh lá thốt nốt không chỉ là sản phẩm lưu niệm, mà còn là câu chuyện về quê hương, về văn hóa Khmer. Mình muốn mỗi sản phẩm khi đến tay khách hàng đều mang theo tình cảm và ký ức miền Tây”, Linh nói.

Công nghệ số và bước ngoặt của bán hàng online

Từng học đến lớp 9 rồi phải nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, Vũ Linh từng có thời gian làm thuê đủ nghề, từ sửa điện thoại đến bán đồ điện tử. Thế nhưng, tình yêu với nghệ thuật và niềm tin vào giá trị của sản phẩm thủ công quê nhà đã dẫn lối anh quay lại với khát vọng khởi nghiệp.

Bài 2: Khởi nghiệp từ xưởng gỗ quê nhà: Hành trình số hóa giấc mơ
Một trong những mặt hàng lưu niệm được đông đảo khách hàng lựa chọn đặt mua

“Từ ngày biết tới bán hàng online, mình như mở ra một chân trời mới. Sản phẩm của mình không chỉ gói gọn trong chợ quê hay hội chợ nữa, mà được chuyển đến tận Hà Nội, Đà Nẵng, thậm chí ra nước ngoài”, anh hào hứng kể. Khi có kết nối công nghệ, sản phẩm của Linh càng được “phủ sóng” nhiều hơn trên mạng. Cũng từ đây việc bán hàng dễ dàng hơn, khách đến mua nhiều hơn.

Không ngủ quên trên thành công hiện tại, Vũ Linh đang tiếp tục nghiên cứu cách tận dụng trái và tàu lá thốt nốt phần bị bỏ đi nhiều nhất để tạo ra sản phẩm mới. Mục tiêu của anh là xây dựng thương hiệu quà tặng “Bảy Núi”, gắn với văn hóa Khmer và thiên nhiên An Giang.

Bài 2: Khởi nghiệp từ gánh hàng rong đến cửa hàng online
Nguyễn Vũ Linh, một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ trẻ khởi nghiệp từ làng nghề truyền thống.
Dịp Quốc khánh 2/9 năm nay, Linh ấp ủ một chuyến đi đặc biệt: từ An Giang ra Hà Nội đúng dịp Tết Độc lập. Đây không chỉ là một hành trình địa lý mà còn là chuyến đi của cảm xúc, của khát vọng được hòa mình vào nhịp đập của Thủ đô trong những ngày linh thiêng của đất nước. Anh mang theo bên mình hàng chục sản phẩm lưu niệm độc đáo, mỗi sản phẩm đều mang dấu ấn văn hóa vùng miền và tinh thần dân tộc. Với Linh, việc bán hàng không chỉ đơn thuần là giao dịch kinh tế, đó là sự lan tỏa giá trị. Chàng trai mong muốn mỗi món đồ sẽ là một câu chuyện. Người mua không chỉ mang về một món quà, mà còn mang theo một lát cắt của lịch sử, một phần hồn đất nước...

Câu chuyện của Nguyễn Vũ Linh là minh chứng sống động cho tinh thần khởi nghiệp xanh, sáng tạo và ứng dụng công nghệ số hiệu quả. Từ những chiếc lá rơi bên lề đường, những thanh tăm tre mộc mạc, Linh đã vẽ nên hành trình tự lập đầy cảm hứng cho người trẻ khắp mọi miền.

Bằng sự bền bỉ, đam mê và đôi bàn tay khéo léo, chàng trai vùng Bảy Núi đã khẳng định: công nghệ không chỉ là con đường cho giới thành thị. Ở bất kỳ nơi đâu, nếu biết tận dụng công nghệ thông tin, người trẻ hoàn toàn có thể đưa đặc sản quê hương vươn xa, ghi dấu trên bản đồ sáng tạo của đất nước

(còn nữa)

Đọc thêm

Giới trẻ đua nhau “nghỉ hưu non”: Mốt sống mới hay bỏ cuộc sớm? Nhịp sống trẻ

Giới trẻ đua nhau “nghỉ hưu non”: Mốt sống mới hay bỏ cuộc sớm?

TTTĐ - Khi còn rất trẻ, họ đã lựa chọn rời bỏ văn phòng, từ chối thăng tiến, sống tối giản và hướng đến sự tự do tài chính. “Nghỉ hưu non” – khái niệm từng gắn với giới nhà giàu tuổi trung niên, nay đang dần trở thành mục tiêu sống của nhiều người ở độ tuổi 9x, 10x. Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy thế hệ trẻ đang mệt mỏi với guồng quay công việc truyền thống, hay chỉ là một trào lưu ảo mang tính nhất thời?
Trào lưu chụp ảnh lấy ngay gây sốt giới trẻ Hà Nội Nhịp sống trẻ

Trào lưu chụp ảnh lấy ngay gây sốt giới trẻ Hà Nội

TTTĐ - Không cần stylist, không cần máy ảnh chuyên nghiệp, chỉ với một chiếc buồng nhỏ xinh và vài phút tạo dáng, giới trẻ Hà Nội đã có ngay những bức ảnh siêu đáng yêu mang về. Trào lưu chụp ảnh photobooth (chụp và lấy ảnh ngay) đang trở thành món “đặc sản” mới trong những cuộc hẹn hò, tụ tập của Gen Z.
Hai nam sinh Hà Nội ứng dụng AI giải quyết bài toán rác thải Tôi yêu Hà Nội

Hai nam sinh Hà Nội ứng dụng AI giải quyết bài toán rác thải

TTTĐ - Nhận thấy vấn đề rác thải sinh hoạt chưa được phân loại triệt để gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường, Nguyễn Thành Vinh và Trần Khải Tuấn, học sinh lớp 8, Trường THCS&THPT Nguyễn Siêu (Cầu Giấy, Hà Nội) đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra một hệ thống phân loại rác thải sinh hoạt tái chế tự động. Sản phẩm này đã xuất sắc giành giải Nhất bảng D2 trong Hội thi Tin học trẻ thành phố Hà Nội lần thứ 30 năm 2025.
165 trại sinh tham gia Trại huấn luyện Kim Đồng toàn quốc năm 2025 Bản tin công tác Đội

165 trại sinh tham gia Trại huấn luyện Kim Đồng toàn quốc năm 2025

TTTĐ - Chiều 16/6, tại tỉnh Tây Ninh, Hội đồng Đội Trung ương, Hội đồng Huấn luyện Trung ương tổ chức khai mạc Trại huấn luyện Kim Đồng toàn quốc năm 2025, với sự tham gia của 165 trại sinh, đến từ 31 tỉnh, thành phố trên cả nước.
30 đoàn vận động viên tranh tài tại Hội thao Công an Thủ đô Camera 360 trẻ

30 đoàn vận động viên tranh tài tại Hội thao Công an Thủ đô

TTTĐ - Ngày 16/6, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ công bố và bốc thăm Hội thao Công an Thủ đô năm 2025. Với khẩu hiệu hành động: “Khỏe để bảo vệ an ninh Tổ quốc - Rèn luyện thân thể, nâng cao bản lĩnh”, Hội thao là dịp để cán bộ, chiến sĩ tăng cường rèn luyện thể chất, bản lĩnh, ý chí, tinh thần đoàn kết và trách nhiệm tập thể…
Yêu nước theo cách của bạn: Những lát cắt chân thực, đầy cảm xúc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Yêu nước theo cách của bạn: Những lát cắt chân thực, đầy cảm xúc

TTTĐ - Những video các bạn trẻ gửi về chương trình “Yêu nước theo cách của bạn” là lát cắt chân thực, cảm xúc và đầy cá tính về tình yêu đất nước. Với các bạn trẻ tình yêu đất nước không phải những điều lớn lao mà bắt đầu từ việc làm, hành động nhỏ.
Pha chế đồ uống: Nghề thời thượng “gây sốt” giới trẻ hiện đại Nhịp sống trẻ

Pha chế đồ uống: Nghề thời thượng “gây sốt” giới trẻ hiện đại

TTTĐ - Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng đa dạng, giới trẻ đang có xu hướng tìm đến những ngành nghề mới mẻ, năng động và thể hiện được cá tính bản thân. Nghề pha chế, vốn từng bị xem là công việc tay ngang, ngắn hạn, giờ đây đã và đang khẳng định vị thế là một nghề nghiệp chuyên nghiệp, có lộ trình phát triển rõ ràng và giàu tiềm năng.
Hè sôi động với lớp học bơi, rèn kỹ năng sống cho trẻ Camera 360 trẻ

Hè sôi động với lớp học bơi, rèn kỹ năng sống cho trẻ

TTTĐ - Mỗi độ hè về, bên cạnh niềm vui được tạm rời sách vở để nghỉ ngơi, vui chơi, thì nỗi lo đuối nước, tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em… lại trở thành nỗi trăn trở của gia đình và toàn xã hội. Tuy nhiên, hè năm nay, nhiều mô hình, chương trình thiết thực đã được triển khai từ nhà trường đến các cấp bộ Đoàn, giúp trẻ em Hà Nội có một mùa hè an toàn, rèn luyện kỹ năng sống và phát triển toàn diện.
Yêu công nghệ, giỏi logic, nam sinh Hà thành khát vọng làm chủ AI Camera 360 trẻ

Yêu công nghệ, giỏi logic, nam sinh Hà thành khát vọng làm chủ AI

TTTĐ - Lớn lên cùng niềm yêu thích suy luận logic trong các bộ phim trinh thám, nam sinh Gen Z Hà thành Nguyễn Quốc Anh, sinh viên năm thứ 2, Khoa Khoa học và Kỹ thuật máy tính, Trường Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội) đang từng bước hiện thực hóa ước mơ làm việc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để giải quyết các vấn đề của xã hội.
Những “Cánh én hồng” miệt mài vì đàn em thân yêu Bản tin công tác Đội

Những “Cánh én hồng” miệt mài vì đàn em thân yêu

TTTĐ - Giải thưởng "Cánh én hồng" năm 2025 được trao cho 80 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội. Đây là những cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi, giàu sáng kiến, sáng tạo và luôn hết lòng vì học trò thân yêu.
Xem thêm