Tag

Truyền thông đa nền tảng để di sản đến gần hơn với công chúng

Nghệ thuật 08/06/2025 11:26
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và chuyển đổi số, việc phát triển công nghiệp văn hoá từ di sản không chỉ giúp bảo tồn giá trị truyền thống mà còn mở ra cơ hội kinh tế mới.
Hà Nội - Hành trình vươn mình từ di sản đến tinh hoa văn hóa thế giới Khi Tuồng gặp Techno: Đêm thức tỉnh di sản trong nhịp đập đương đại Di sản văn hóa sống giữa lòng Thủ đô

Công nghiệp văn hoá là một lĩnh vực kinh tế sáng tạo, nơi mà các sản phẩm và dịch vụ có thể vừa mang giá trị thương mại, vừa có thể phản ánh sâu sắc bản sắc văn hoá dân tộc.

Tại Diễn đàn "Vai trò của báo chí trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa" vừa qua, Thạc sĩ Tô Văn Động - Giám đốc Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hoá Việt Nam đã có những ý kiến xung quanh vấn đề truyền thông đa nền tảng, số hoá di sản, ứng dụng VR, video tương tác để mang di sản đến gần hơn với công chúng.

Kết nối quá khứ với tương lai

Theo ông Tô Văn Động, không giống như các ngành kinh tế truyền thống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên hoặc lao động sản xuất đơn thuần, công nghiệp văn hoá khai thác trí tuệ, bản sắc và di sản của một dân tộc để tạo ra những sản phẩm có giá trị nghệ thuật, thương mại và tinh thần.

Không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn nguyên trạng các giá trị văn hoá, công nghiệp văn hoá hướng đến việc biến di sản thành một phần của đời sống hiện đại, giúp kết nối quá khứ với tương lai.

Thông qua những ứng dụng sáng tạo và công nghệ tiên tiến, di sản không còn chỉ tồn tại trong bảo tàng, thư viện hay các không gian truyền thống, mà có thể xuất hiện dưới những hình thức phong phú và hấp dẫn hơn, tiếp cận rộng rãi với công chúng.

Du khách trải nghiệm tour đêm Hoàng Thành Thăng Long
Du khách trải nghiệm tour đêm Hoàng Thành Thăng Long

Những tiến bộ trong công nghệ số cũng đang mở ra khả năng mới để bảo tồn và lan tỏa di sản văn hoá một cách mạnh mẽ hơn. Số hoá di sản, bảo tàng số, công nghệ thực tế ảo (VR) cho phép công chúng khám phá các giá trị văn hoá theo cách hoàn toàn mới, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

Công nghiệp văn hoá từ di sản đang và sẽ từng bước trở thành một lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế sáng tạo, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn trong việc phát triển công nghiệp văn hoá dựa trên nền tảng di sản.

Tại Việt Nam, di sản văn hoá phong phú từ Bắc vào Nam, trải dài qua các thời kỳ lịch sử từ Đông Sơn, Đại Việt đến thời kỳ hiện đại. Các công trình như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An hay vịnh Hạ Long không chỉ là những biểu tượng di sản mà còn là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch văn hoá.

Nhiều hoạt động thu hút du khách tại Ngày hội sen Huế
Nhiều hoạt động thu hút du khách tại Ngày hội sen Huế

Trong khi đó, các loại hình nghệ thuật như tuồng, chèo, cải lương, hát xẩm và các lễ hội dân gian lại là những giá trị phi vật thể có thể được khai thác dưới nhiều hình thức sáng tạo mới như phim ảnh, nghệ thuật biểu diễn, quảng bá trên nền tảng số.

"Di sản văn hoá, xét về mặt bản chất, là nền tảng của công nghiệp văn hoá. Bởi lẽ, công nghiệp văn hoá không thể phát triển nếu thiếu đi một bản sắc riêng, một yếu tố đặc trưng để tạo nên sự khác biệt. Có thể thấy, các di sản vật thể hay các di sản phi vật thể của Việt Nam đều có thể trở thành động lực để hình thành các ngành kinh tế sáng tạo.

Nếu di sản chỉ tồn tại dưới dạng nguyên bản, sẽ không thể tiếp cận rộng rãi công chúng hay phát huy hết tiềm năng trong nền kinh tế hiện đại. Chính vì vậy, để di sản thực sự có sức sống, cần có những chiến lược sáng tạo nhằm khai thác và chuyển hoá các giá trị di sản thành những tiềm năng phát triển công nghiệp văn hoá mang tính ứng dụng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá và du lịch.

Du khách trải nghiệm về nghề thêu
Du khách trải nghiệm về nghề thêu

Công nghiệp văn hoá chính là chìa khoá giúp di sản có thể tiếp cận đông đảo công chúng, trở thành một phần của đời sống và tạo ra giá trị kinh tế, xã hội. Tại Việt Nam, việc khai thác di sản trong công nghiệp văn hoá còn nhiều dư địa để phát triển.

Với kho tàng di sản phong phú, từ các công trình kiến trúc cổ đến nghệ thuật biểu diễn truyền thống, Việt Nam có thể tận dụng sức mạnh mềm của văn hoá để tạo ra những sản phẩm giá trị cao, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn vươn tầm thế giới", ông Tô Văn Động khẳng định.

Giúp di sản trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội

Bởi thế, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hoá Việt Nam cho rằng để thúc đẩy tiềm năng phát triển công nghiệp văn hoá từ di sản, cần triển khai những chiến lược cốt lõi.

Đầu tiên, cần xác định giá trị cốt lõi của di sản. Một di sản có thể mang ý nghĩa lịch sử, nghệ thuật hoặc văn hoá dân gian nhưng để trở thành sản phẩm có sức hấp dẫn, phải hiểu rõ đặc trưng nổi bật của di sản đó, phải xác định đặc trưng nổi bật, từ đó chuyển hoá di sản thành sản phẩm văn hoá có sức hút đối với công chúng.

Truyền thông đa nền tảng để di sản đến gần hơn với công chúng
Những nét văn hóa làng quê thể hiện đậm nét trong show diễn thực cảnh "Tinh hoa Bắc Bộ"

Đặc biệt, ông Tô Văn Động nhấn mạnh vào công tác truyền thông. Theo ông, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc định vị di sản như một sản phẩm văn hoá - du lịch. "Một di sản dù có giá trị sâu sắc đến đâu, nếu không được quảng bá đúng cách thì vẫn rất khó để thu hút sự quan tâm của công chúng và du khách.

Chính vì vậy, công tác truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định vị di sản như một sản phẩm văn hoá - du lịch, đảm bảo rằng di sản không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành nguồn lực mạnh mẽ phục vụ phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá", ông Tô Văn Động khẳng định.

Trong thời đại số, ứng dụng công nghệ trong việc quảng bá di sản đã trở thành một xu hướng cần được đẩy mạnh. Các nền tảng số như bảo tàng ảo, video tương tác, trải nghiệm thực tế ảo (VR) có thể giúp công chúng tiếp cận di sản một cách sinh động hơn, khắc phục những hạn chế về không gian và thời gian, mở ra cơ hội quảng bá mạnh mẽ hơn cho các giá trị văn hoá truyền thống.

Truyền thông đa nền tảng để di sản đến gần hơn với công chúng
Show thực cảnh "Ký ức Hội An" mang đến những trải nghiệm đặc sắc cho du khách

Truyền thông không chỉ đơn thuần là giới thiệu di sản mà còn giúp định vị di sản như một sản phẩm văn hoá có giá trị cao, mang tính trải nghiệm và có khả năng hấp dẫn du khách, giúp du khách không chỉ đến tham quan mà còn muốn trải nghiệm những nét văn hoá đặc trưng của di sản.

Việc quảng bá di sản cần có chiến lược tích hợp đa nền tảng, kết hợp giữa các phương thức truyền thống và kỹ thuật số để tiếp cận công chúng một cách hiệu quả.

Các nền tảng như Facebook, TikTok, YouTube giúp lan tỏa thông tin về di sản rộng rãi, thu hút sự quan tâm của người trẻ. Các nhà sáng tạo nội dung, vlogger du lịch, các nhân vật nổi tiếng có thể giúp mang di sản đến gần hơn với công chúng trẻ, tạo sự tò mò và mong muốn khám phá.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp văn hoá và công nghệ số, việc quảng bá di sản không còn dừng lại ở những phương thức truyền thống mà cần kết hợp giữa truyền thông đa nền tảng, số hoá di sản, ứng dụng VR, video tương tác để mang di sản đến gần hơn với công chúng.

Đây không chỉ là cơ hội để bảo tồn và phát triển văn hoá mà còn giúp di sản trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đưa hình ảnh văn hoá Việt Nam ra thế giới.

Du khách nước ngoài thích thú với trải nghiệm vuốt gốm tại Bát Tràng
Du khách nước ngoài thích thú với trải nghiệm vuốt gốm tại Bát Tràng

Giám đốc Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hoá Việt Nam cũng nhấn mạnh trải nghiệm là yếu tố then chốt giúp di sản trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Nếu một di sản chỉ dừng lại ở việc bảo tồn nguyên trạng mà không có sự tương tác và kết nối với công chúng, di sản đó sẽ khó thu hút sự chú ý lâu dài của khách du lịch. Ngược lại, nếu biết cách phát triển mô hình trải nghiệm phong phú, di sản sẽ không chỉ được bảo vệ mà còn có thể trở thành nguồn lực kinh tế mạnh mẽ, mang lại lợi ích bền vững cho ngành du lịch và cộng đồng địa phương.

Chẳng hạn, với những làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, thay vì chỉ đơn thuần tham quan xưởng sản xuất, du khách có thể trực tiếp thử sức với việc tạo hình gốm, khám phá kỹ thuật làm men hay tự tay vẽ hoa văn lên sản phẩm.

Việc tổ chức các hoạt động này không chỉ giúp nâng cao giá trị thương mại của di sản mà còn góp phần bảo tồn và lan tỏa văn hoá một cách hiệu quả.

Sen Huế để lại dư âm trong lòng thực khách về nét tinh tế của ẩm thực cố đô
Sen Huế để lại dư âm trong lòng thực khách về nét tinh tế của ẩm thực cố đô

Hay như tại làng tranh Đông Hồ, du khách có thể tự trải nghiệm in tranh trên giấy điệp, tìm hiểu kỹ thuật pha màu và sáng tạo các tác phẩm của riêng mình. Hay học cách thêu tay theo phong cách truyền thống, khám phá các kỹ thuật thêu trang phục cung đình Việt Nam tại làng thêu Quất Động, Thường Tín, Hà Nội.

Để di sản trở thành một sản phẩm du lịch thực sự có sức sống lâu dài, ông Tô Văn Động cũng cho rằng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, từ cơ quan quản lý, các tổ chức bảo tồn, doanh nghiệp đến cộng đồng.

"Mỗi bên đều có một vai trò quan trọng và chỉ khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bên, di sản mới thực sự trở thành sản phẩm công nghiệp văn hoá có sức sống lâu dài.

Khi chính mỗi người dân trở thành người kể chuyện, giới thiệu và làm sống lại các phong tục, tập quán, sản phẩm thủ công truyền thống, trải nghiệm du lịch di sản sẽ trở nên sâu sắc hơn", ông Tô Văn Động khẳng định.

Theo thống kê của Cục Di sản (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), tính đến giữa năm 2024, trên toàn quốc có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hoá và Thiên nhiên Thế giới được UNESCO công nhận, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh.

Về di sản văn hoá phi vật thể, có khoảng 70.000 di sản đã được kiểm kê trên địa bàn cả nước, 15 di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại và Di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp 9 di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới của UNESCO; 498 di sản văn hoá phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và 265 hiện vật, nhóm hiện vật đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Đặc biệt, Quần thể danh thắng Tràng An hiện là di sản hỗn hợp thế giới duy nhất không chỉ ở Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á.

Đọc thêm

Thủy Nguyên quen mà lạ qua lăng kính nghệ thuật đương đại Nghệ thuật

Thủy Nguyên quen mà lạ qua lăng kính nghệ thuật đương đại

TTTĐ - Thủy Nguyên - vùng đất với 3 trận thủy chiến lẫy lừng trên sông Bạch Đằng - quen mà lạ trong mắt thế hệ trẻ tại triển lãm nghệ thuật đương đại "Rực rỡ Thủy Nguyên".
Mùa ROXMei đẹp và chất của ROX Group Nghệ thuật

Mùa ROXMei đẹp và chất của ROX Group

TTTĐ - Một đêm nhạc đặc biệt sẽ mở ra không gian kỷ niệm 29 năm Ngày truyền thống đầy cảm xúc của ROX Group. Đây là món quà tinh thần giàu tính nghệ thuật, nuôi dưỡng cảm xúc và chiều sâu nội tâm cho mỗi cán bộ nhân viên trong tập đoàn.
Báo chí - đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Nghệ thuật

Báo chí - đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Là thiết chế thông tin chủ lực trong xã hội, báo chí không chỉ phản ánh hiện thực văn hóa - nghệ thuật, mà còn kiến tạo thị hiếu thẩm mỹ, quảng bá sản phẩm sáng tạo, cổ vũ nghệ sĩ và thúc đẩy chính sách. Báo chí báo chí giữ vai trò như một đòn bẩy, vừa dẫn dắt nhận thức, khơi nguồn sáng tạo vừa lan tỏa giá trị văn hóa đồng thời thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển, tạo ra các giá trị kinh tế.
“GOm Show” - nơi gốm cất lên hồn dân tộc Văn hóa

“GOm Show” - nơi gốm cất lên hồn dân tộc

TTTĐ - Với “GOm Show - Âm thanh từ gốm” của nhóm nghệ sĩ Đàn Đó khán giả sẽ được thưởng thức những thanh âm từ gốm Việt được đánh thức và ngân vang trong dòng chảy nghệ thuật đương đại. Show diễn mang đậm hồn cốt dân tộc dự kiến diễn ra tối 28 và 29/6 tại Nhà hát Hà Nội.
Hùng tráng gala âm nhạc “Vinh quang Công an Nhân dân Việt Nam” Nghệ thuật

Hùng tráng gala âm nhạc “Vinh quang Công an Nhân dân Việt Nam”

TTTĐ - Tối 8/6, tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1), đêm gala âm nhạc thuộc chương trình “Vinh quang Công an Nhân dân Việt Nam” đã chính thức diễn ra với không khí hùng tráng và đậm chất nghệ thuật.
Đài Hà Nội đưa “Lời thề thứ 9” lên sóng trong “Sân khấu truyền hình” Nghệ thuật

Đài Hà Nội đưa “Lời thề thứ 9” lên sóng trong “Sân khấu truyền hình”

TTTĐ - Nối tiếp thành công của số mở đầu với vở kịch “Tôi và chúng ta” được truyền hình trực tiếp với độ nét siêu cao UHD, chương trình “Sân khấu truyền hình” của Đài Hà Nội sẽ tiếp tục đưa “Lời thề thứ 9” của tác giả Lưu Quang Vũ đến với khán giả.
Từ việc Sân khấu Lan Anh, Trống Đồng đóng cửa: Cần đổi mới về cách thức tổ chức hoạt động biểu diễn Nhịp sống phương Nam

Từ việc Sân khấu Lan Anh, Trống Đồng đóng cửa: Cần đổi mới về cách thức tổ chức hoạt động biểu diễn

TTTĐ - Sân khấu Lan Anh, Trống Đồng đóng cửa là điều đáng tiếc, tuy nhiên, qua đó cũng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, quy mô của mỗi buổi biểu diễn.
Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới của Quảng Nam Nghệ thuật

Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới của Quảng Nam

TTTĐ - Lễ hội truyền thống Bà Chiêm Sơn, một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, vừa chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, báo ân tiền nhân Nghệ thuật

Phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, báo ân tiền nhân

TTTĐ - Chương trình "Vu lan - Đạo hiếu và dân tộc năm 2025" khơi dậy và phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân và báo ân các bậc tiền bối, các anh hùng liệt sĩ; ngợi ca tinh thần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc trong hiện tại và muôn đời mai sau.
Ngày Tết Thiếu nhi ngắm những mẫu nhí cực chất Nghệ thuật

Ngày Tết Thiếu nhi ngắm những mẫu nhí cực chất

TTTĐ - Trong nhiều năm qua, các hoạt động nghệ thuật cho trẻ em, đặc biệt là lĩnh vực người mẫu tại Vĩnh Phúc đã có những bước đi chuyên nghiệp từ khá sớm. Trong ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, chúng ta cùng ngắm nhìn những mẫu nhí đầy duyên dáng và tiềm năng của tỉnh Vĩnh Phúc.
Xem thêm