Tag

Trường học "ngàn đô" hay "dân thường" - Con bạn vẫn chỉ là đứa trẻ...

Nhịp sống trẻ 07/08/2019 14:08
aa
TTTĐ – Thông tin về cháu bé bị tử vong do bỏ quên trên xe đưa đón tại trường quốc tế Gateway (Hà Nội) khiến dư luận bàng hoàng, xót xa. Trong sự việc này, một lần nữa cảnh bảo với tất cả chúng ta (gia đình, nhà trường và xã hội) về trách nhiệm và sự sát sao cùng con trẻ

Trường học

Trường Gateway - nơi xảy ra vụ việc đau lòng

Bài liên quan

Công an quận Cầu Giấy chuẩn bị thông tin về vụ việc học sinh lớp 1 tử vong

Phụ huynh trường Gateway bàng hoàng, nhiều người xin chuyển trường cho con

Yêu thương và sát sao đặc biệt

Nhiều ý kiến cho rằng, dù cha mẹ chọn cho con học trường nào, cơ sở vật chất tốt, sĩ số học sinh là bao nhiêu..nhưng với các con, nhất là học sinh mới vào lớp 1, mọi thứ còn bỡ ngỡ, phụ huynh, thầy cô giáo và nhà trường phải dành sự ưu tiên sát sao đặc biệt.

Chị Nguyễn Huyền Trang ở huyện Gia Lâm bày tỏ: “Qua sự việc này, tôi nhận ra rằng, các con mới chập chững bước vào lớp một còn quá nhỏ, chưa quen với môi trường mới, chưa có kỹ năng để đối phó với các mối nguy hại xung quanh nên các con chưa thể tự lập được. Do vậy, cha mẹ, các thầy cô cần phải tập cho con những kỹ năng sinh tồn, thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp để tránh xảy ra những câu chuyện đau lòng như vừa rồi. Mặt khác, theo quan điểm của cá nhân tôi, phần lớn trẻ em Việt Nam được sống trong môi trường được bao bọc từ nhỏ, chưa được tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài, thay vì giao phó hoàn toàn con em mình cho nhà trường thì phụ huynh nên phối hợp với thầy cô chủ nhiệm (và ngược lại) để nắm bắt được tình hình của con mỗi ngày đến lớp”.

Anh Phan Văn Thành ở quận Cầu Giấy cho biết: “Từ hôm qua đến giờ tôi nghe nhiều tin quên đón con trên xe, nghe qua tưởng không thể tin được, nhưng không ngờ lại xảy ra ở Việt Nam mình. Trên mạng xã hội mọi người bàn tán rất nhiều rồi, nhà trường cũng đã nhận trách nhiệm nhưng tôi cho rằng, với con trẻ,mọi "mắt xích" có liên quan đến chúng, cần phải rất cẩn trọng. Dù trường tốt đến đâu thì con cũng chỉ là một đứa trẻ. Mọi khâu, mọi cá nhân liên quan đến chúng phải hướng soi xet, nắm bắt kĩ càng”.

Nhiều ý kiến còn cho rằng, đối với con trẻ, ai cũng phải có trách nhiệm, người lái xe bus đưa học sinh đi học cũng cần có lòng yêu trẻ, quan tâm, chăm sóc trẻ, thậm chí khi cần còn phải chỉ bảo các con như một người cha, người thầy.

Đừng chọn trường cho con chỉ dựa vào cơ sở vật chất

Trao đổi với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô, TS tâm lý Vũ Thu Hương cho biết, trong vụ việc này, kỹ năng chọn trường và kỹ năng hợp tác với giáo viên chủ nhiệm khi đưa con đi học mới là vấn đề. “Tôi nghĩ bố mẹ nên sắp xếp để đưa, đón trẻ đi học trong vòng 1 tuần đầu tiên, lý do là những buổi đầu tiên đến trường, đứa trẻ hoàn toàn lạc lõng. Cô giáo là ai, bạn bè là ai, lớp của mình ở đâu?… tất cả các em đều không biết. Khi đó, bố mẹ cần phải hướng dẫn các con 1 tuần mới có thể nhớ được. Nếu quăng chúng vào 1 môi trường xa lạ không biết ai, về mặt tâm lý con vô cùng căng thẳng, đã căng thằng thì làm sao các con thích đi học được” TS Vũ Thu Hương nói.

Cũng theo TS Vũ Thu Hương, bố mẹ đưa con đi học trong ít nhất là 1 tuần để tiếp xúc với giáo viên, trao đổi về con. Điều đó bố mẹ phải đưa vào tận nơi để nắm bắt được. Nhiều đứa trẻ giờ ra chơi chạy ra ngoài nhưng khi vào giờ học vẫn bị nhầm lớp.

“Hiện nay phụ huynh chọn trường cho con là dựa vào cơ sở vật chất, điều đó rất nguy hiểm, vì tiêu chí đó không thể nói lên được cái tâm của người làm giáo dục. Đối với giáo dục, yêu cầu lớn nhất là sự tận tụy và lo lắng cho con trẻ. Cái tâm đó thể hiện ở việc nhà trường có quan tâm đến đứa trẻ đó hay không, quan tâm như thế nào? Theo quy trình đưa đón trẻ: Nếu trường hợp con tôi nghỉ ốm sẽ làm gì? Phụ huynh không báo thì cô giáo chủ nhiệm sẽ phải gọi, thậm chí người quản lý cũng phải gọi để hỏi xem vì sao đứa trẻ nghỉ, những cái đó cần phải quan tâm..” TS Vũ Thu Hương cho biết.

Đọc thêm

Nhiều học sinh "nhờn luật", “bình thường hóa” việc không đội mũ bảo hiểm Giao thông

Nhiều học sinh "nhờn luật", “bình thường hóa” việc không đội mũ bảo hiểm

TTTĐ - Tại nhiều cổng trường ở Hà Nội, hình ảnh học sinh điều khiển xe đạp điện, xe máy điện mà không đội mũ bảo hiểm đang trở nên phổ biến đến mức đáng lo ngại. Dù quy định pháp luật đã có, hậu quả thực tế đã được cảnh báo nhưng ý thức tự bảo vệ và chấp hành luật của một bộ phận học sinh, cùng sự buông lỏng từ gia đình, nhà trường, vẫn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đối với đối tượng này mỗi ngày.
Nơi gặp gỡ giữa nhà đầu tư mạo hiểm và startup Nhịp sống trẻ

Nơi gặp gỡ giữa nhà đầu tư mạo hiểm và startup

TTTĐ - Ngày hội Truyền thông nhà đầu tư mạo hiểm đổi mới sáng tạo thường niên năm 2025 không chỉ là sân chơi của công nghệ, startup và chuyển đổi số, mà còn là điểm kết nối quan trọng giữa những người trẻ giàu khát vọng và các nhà đầu tư sẵn sàng đồng hành, cùng kiến tạo tương lai đổi mới sáng tạo của Thủ đô.
Giới trẻ Hà thành thích thú “đóng đô” ở quán cà phê Camera 360 trẻ

Giới trẻ Hà thành thích thú “đóng đô” ở quán cà phê

TTTĐ - Với nhiều người trẻ, học sinh hay freelancer (lao động tự do), đi uống cà phê trở thành thói quen và khó có thể cắt giảm dù kinh tế khó khăn. Họ sẵn sàng chi 50.000-70.000 đồng cho một ly nước.
AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng Nhịp sống trẻ

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng

TTTĐ - Trước làn sóng tự động hóa và sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), các ngành nghề đều đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc, kéo theo nguy cơ cắt giảm nhân sự ở nhiều vị trí truyền thống. Để không bị bỏ lại phía sau, nhiều sinh viên đang phải đầu tư thời gian và tiền bạc để trang bị thêm các kỹ năng công nghệ, ngoại ngữ, quyết tâm "vượt sóng" để tìm kiếm cơ hội việc làm vững vàng trong bối cảnh thị trường lao động đầy thách thức.
Bình Dương chúc mừng đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Nhịp sống phương Nam

Bình Dương chúc mừng đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - Ngày 8/5, Tỉnh ủy Bình Dương đã tổ chức chương trình gặp gỡ, chúc mừng đoàn đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Bình Dương trước thềm Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X, năm 2025.
"Lăn xả" vào thực tế, sinh viên trưởng thành từ những trải nghiệm Nhịp sống trẻ

"Lăn xả" vào thực tế, sinh viên trưởng thành từ những trải nghiệm

TTTĐ - Đầu năm 2025, sinh viên năm thứ 3, ngành Quản lý và Phát triển du lịch, khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trải qua một hành trình thực tập giáo trình đầy ý nghĩa kéo dài bốn tuần tại các đơn vị du lịch, lữ hành, khách sạn và nhà hàng hàng đầu.
Ra mắt MV “Hoa thơm dâng Bác” mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Bản tin công tác Đội

Ra mắt MV “Hoa thơm dâng Bác” mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - MV “Hoa thơm dâng Bác” được ra mắt như một món quà tinh thần ý nghĩa, chan chứa tình cảm kính yêu của các nghệ sĩ, các em thiếu nhi cả nước dâng lên Bác Hồ kính yêu.
Tháng 5 – mùa ký ức gọi tên Camera 360 trẻ

Tháng 5 – mùa ký ức gọi tên

TTTĐ - Những chuyến đi về nguồn không chỉ là hành trình tìm hiểu lịch sử, ký ức hào hùng, mà còn là dịp để thế hệ trẻ vun đắp lòng yêu nước, biết ơn quá khứ và có trách nhiệm hơn với tương lai của dân tộc.Với nhiều người, những chuyến đi ấy không chỉ là dịp học tập, trải nghiệm, mà còn là những kỷ niệm sâu sắc nuôi dưỡng lý tưởng sống đẹp, sống có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước.
Lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1

TTTĐ - Theo Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết, chương trình "Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương" năm 2025 khép lại với nhiều cảm xúc thiêng liêng, trọn vẹn. Mỗi thành viên của đoàn nguyện sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1, niềm tự hào về lực lượng Hải quân Việt Nam anh hùng.
Hoa khôi trường Công nghiệp và hành trình vượt qua giới hạn bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hoa khôi trường Công nghiệp và hành trình vượt qua giới hạn bản thân

TTTĐ - Hoa khôi trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Đoàn Thị Hương cho rằng, chỉ khi có năng lực thực sự, người trẻ mới có thể vươn ra sân chơi toàn cầu. Vì thế, thế hệ trẻ ngày nay cần nghĩ sâu, làm lớn, biết vượt qua giới hạn, dám hành động và sống có trách nhiệm, có lý tưởng.
Xem thêm