"Trợ lý ảo" trọng tâm của làn sóng khởi nghiệp Trí tuệ nhân tạo
![]() |
Bản thử nghiệm của Ki-Ki - trợ lý ảo đầu tiên của người Việt cho thấy những tín hiệu lạc quan của ngành Trí tuệ nhân tạo Việt Nam.
Bài liên quan
Lễ ra mắt ứng dụng chẩn đoán bệnh da liễu bằng trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam - DeepClinics
Giảm áp lực cho bác sỹ chẩn đoán hình ảnh nhờ trí tuệ nhân tạo
Tổng đài trả lời tự động dùng AI chiến thắng ỏ chung kết Hackathon
Đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái Trí tuệ nhân tạo
Trợ lý ảo năm 2019 ngày càng thông minh, thân thiện hơn
Với sự đầu tư quy mô của các tập đoàn hàng đầu thế giới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển với tốc độ nhanh. Những gì mà AI làm được cho con người đến lúc này thực sự đáng kinh ngạc so với vài năm trước.
Lĩnh vực trợ lý ảo đang là mối quan tâm lớn và tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo. Kể từ năm 2011, khi Siri lần đầu tiên được tích hợp vào một chiếc smarphone, lĩnh vực trợ lý ảo áp dụng trí tuệ nhân tạo đã có nhiều bước tiến vượt bậc, mở ra một thời đại con người có thể giao tiếp với máy móc, thực hiện các tác vụ từ đơn giản đến phức tạp.
Theo thống kê của RBC Analyst, các thiết bị Google Home đã mang về cho gã khổng lồ về dịch vụ tìm kiếm này 3,4 tỷ USD vào năm 2018, lợi nhuận tăng tới 25%. Đến nay, Google đã bán được 52 triệu sản phẩm Google Home, trong đó có 43 triệu tại thị trường Mỹ.
Trong khi đó, các thiết bị Echo của Amazon trang bị trợ lý ảo Alexa đang thống trị thị trường loa thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo ở châu Âu.
HomePod của Apple với trợ lý ảo Siri dù bị giới hạn về thiết bị tương thích nhưng vẫn đang là thiết bị loa thông minh số 3 trên thế giới. Hiện nay, ngành trí tuệ nhân tạo trên thế giới đã có khá nhiều trợ lý ảo nổi tiếng như Siri (Apple), Google Assistant (Google), Amazon Alexa (Amazon), Cortana (Microsoft).
Không chỉ là cuộc chơi của các "ông lớn" công nghệ, nhiều start-up về công nghệ thông tin trên thế giới cũng đã thành công với ứng dụng trí tuệ nhân tạo được sử dụng để trả lời câu hỏi hay yêu cầu đơn giản của khách hàng dưới dạng ChatBots (trả lời theo các cú pháp đã được định sẵn).
Trên thế giới hiện nay, ChatBots cũng đang là phương tiện phổ biến để hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp. Trong lĩnh vực kinh doanh, trí tuệ nhân tạo cũng giúp các công ty tìm hiểu về khách hàng dựa trên lịch sử mua hàng hay truy cập web hay so sánh giữa các khách hàng với nhau.
Bên cạnh đó, nhiều công ty công nghệ bắt đầu đưa trợ lý ảo vào các ứng dụng mobile hay website. Đây được đánh giá là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong năm 2019. Thông qua khả năng nhận thức và phân tích hội thoại của AI, con người sẽ có thể trò chuyện "thật" hơn với trợ lý ảo.
Thậm chí, nhiều hãng công nghệ đang nghiên cứu thiết bị có khả năng phát hiện tâm trạng của con người dựa trên việc phân tích cảm xúc thông qua giọng nói và nét mặt. Các ChatBots hiện tại cũng đã có nhiều phản ứng hơn từ những yêu cầu của con người. Nhờ sự phát triển của AI, các trợ lý ảo trong tương lai còn có thể dự đoán trước hành động của con người để chủ động giao tiếp.
Theo dự báo của các chuyên gia công nghệ, năm 2020, trợ lý ảo AI sẽ được sử dụng để giúp con người làm nhiều công việc thiết thực hơn.Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo sẽ được chuyển dịch từ môi trường doanh nghiệp sang cuộc sống đời thường. Trợ lý ảo AI hay các công nghệ nhận thức khác sẽ thân thiện hơn, xuất hiện nhiều hơn trong cuộc sống con người.
Sân chơi AI của những start-up Việt
Cùng với làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ trên cả nước và sự trỗi dậy của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã có khá nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định rằng, ứng dụng AI ở Việt Nam mới dừng ở bước đầu, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực AI chưa có nhiều thành tựu đột phá,. Ứng dụng AI giải quyết các vấn đề cuộc sống còn khiêm tốn.
Một số start-up về AI đã tạo được tiếng tăm và đang trên đà phát triển mạnh tại Việt Nam. Trợ lý ảo sử dụng trí tuệ nhân tạo của Zalo có tên Ki-Ki chính là trợ lý ảo đầu tiên của Việt Nam. Ở bản thử nghiệm, Ki-Ki có khả năng nhận diện khá tốt giọng nói tự nhiên của người Việt. Bên cạnh đó, Ki-Ki cũng trả lời bằng giọng của ba miền gồm Bắc, Trung, Nam khá tự nhiên.
Việc KiKi ra đời có lẽ sẽ là một bước phát triển giúp các doanh nghiệp đầu tư hơn vào AI và cho ra đời những sản phẩm ứng dụng tiếp theo phù hợp với môi trường tại Việt Nam. Không chỉ trong phạm vi hẹp như Kiki, bất cứ sản phẩm nào mang yếu tố địa phương cũng sẽ giúp doanh nghiệp có một thế mạnh nhất định trên thị trường nội địa.
Bởi yếu tố văn hóa luôn là một rào cản đối với các doanh nghiệp nước ngoài, họ không hiểu hết được tập tính văn hóa của người Việt Nam, trong khi điều này tác động khá nhiều đến xu hướng tiêu dùng của người dân.
Bên cạnh đó, nhiều startup công nghệ cũng sử dụng AI cho một số nhu cầu đặc thù như học anh văn, chatbot...ELSA là một start-up phát triển ứng dụng luyện phát âm tiếng Anh do Văn Đinh Hồng Vũ sáng lập, vừa lọt top 5 ứng dụng AI toàn cầu. Điểm nhấn của ELSA là vận dụng AI để nhận diện giọng nói chính xác đến 95%, nhờ đó có thể phân tích giọng đọc của người dùng, chỉ ra những điểm chưa chuẩn trong phát âm, từ đó chỉnh sửa để chuẩn hơn.
![]() |
Chị Ann Nguyễn - CEO của VDES trình bày ứng dụng trợ lý ảo tại Hanoi Innovation Summit 2019 |
Nắm bắt công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm địa điểm và dịch vụ tổ chức sự kiện của khách hàng, “trợ lý ảo” ra đời đã hướng dẫn người dùng từng bước trong quy trình tổ chức một sự kiện. Truy cập vào nền tảng VDES.vn, khách hàng được nhận báo giá so sánh, trải nghiệm công nghệ thực tế ảo 360 độ, tham quan địa điểm trực tuyến với hình ảnh chân thực mà không cần di chuyển đi đâu. Từ đó đưa ra lựa chọn tối ưu nhất, tiết kiệm cả chi phí và thời gian.
Với ý nghĩa đem đến lợi ích cho cộng đồng, cuối tháng 8/2019 vừa qua, trong chủ đề Công nghệ tiêu dùng tại Hanoi Innovation Summit, VDES (Việt Nam) đã trình bày hoạt động của mình, cạnh tranh với 9 startups khác cùng hạng mục cho giải thưởng “Ơi Award”, giá 10.000 USD và chuyến đi 2 tuần tại thung lũng Silicon.
Chị Ann Nguyễn - CEO & Nhà sáng lập của VDES cho biết: “Hệ thống chúng tôi xây dựng đã kết nối khách hàng với các đối tác là địa điểm & dịch vụ tổ chức sự kiện một cách dễ dàng, giúp tiết kiệm đến 80% thời gian và 30% chi phí khi tổ chức một sự kiện”.
Thị trường công nghệ xử lý giọng nói tiếng Việt ngoài những tên tuổi lớn như FPT.AI, VTCC với lợi thế đa dạng giọng vùng miền, và nhận dạng tốt giọng của người Việt đã có sự góp mặt của những đơn vị start-up như VBee, Vaias.
Cũng giống như công nghệ về giọng nói, công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên mà cụ thể hơn là các nền tảng tạo bot thông minh tại Việt Nam cũng là một lĩnh vực đang có sự cạnh tranh khá lớn với những cái tên như Hana.ai, Harafunel và Messnow. Lợi thế lớn nhất của các nền tảng chatbot do người Việt phát triển đó chính là ngôn ngữ.
Sự phức tạp của tiếng Việt là điểm cộng đáng kể giúp các nhà phát triển chatbot Việt có thể vượt mặt các nền tảng chatbot do các ông lớn công nghệ nước ngoài phát triển và hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

“Xưởng khởi nghiệp” đầu tiên tại Việt Nam vận hành bằng AI

Phiên chợ thanh niên ươm mầm khởi nghiệp

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó”

APEC Innovation 2024: Hạn cuối nộp bài dự thi là ngày 31/3

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Nâng tầm khởi nghiệp với Startup Runway 2025

Hơn 65 tỷ đồng thực hiện đề án thành phố đổi mới sáng tạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam: "Vườn ươm" những ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên

Hà Nội - điểm đến dẫn đầu đổi mới sáng tạo
