Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn
Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu đại diện cho các nông hộ, chủ trang trại, hợp tác xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn, cùng các nhà cố vấn là chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành nông nghiệp.
Theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sóc Sơn, trong những năm qua, ngành Nông nghiệp huyện Sóc Sơn đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, huyện đã hình thành vùng chuyên canh bưởi với quy mô trên 700ha, phát triển gần 2.000 đàn ong lấy mật theo hướng VietGAP, mở rộng diện tích trồng rau hữu cơ, chè, cây dược liệu…
Nhiều sản phẩm chủ lực của huyện đã có thương hiệu, như: Nếp cái hoa vàng Sóc Sơn, gà đồi, dưa lê siêu ngọt, mật ong rừng. Các mô hình liên kết chuỗi giá trị đã được hình thành và từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cao.
![]() |
Ban Cố vấn là các nhà khoa học, quản lý trao đổi, thông tin về kiến thức khoa học, kỹ thuật cho nông dân. Ảnh: Tuấn Anh |
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nông nghiệp Sóc Sơn vẫn còn gặp không ít khó khăn, việc tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, khả năng tiếp cận thị trường của người dân và hợp tác xã còn hạn chế.
Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, gắn sản xuất với tiêu thụ, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản là yêu cầu cấp thiết.
Diễn đàn hôm nay do Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội tổ chức là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương. Đây cũng là cơ hội để huyện Sóc Sơn tiếp thu thêm kinh nghiệm, định hướng phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững hơn.
Tại diễn đàn, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đã tư vấn, trao đổi thông tin, phổ biến kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, đi sâu vào một số bệnh hại trong lĩnh vực trồng trọt và biện pháp phòng trừ.
![]() |
Mô hình chăn nuôi gà đồi ở xã Minh Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) |
Đồng thời, các chuyên gia, nhà khoa học cũng phổ biến một số tiến bộ khoa học, kỹ thuật, góp phần phát triển sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng bền vững; một số bệnh cơ bản ở bò, như: Bệnh tiêm mao trùng, bệnh sán lá gan… và một số bệnh cơ bản ở lợn, như: Bệnh phó thương hàn, nhận biết và các biện pháp phòng ngừa bệnh dịch tả lợn châu Phi…; bệnh của cá nuôi và biện pháp phòng trị…
Qua đó, nông dân có thêm kiến thức, kỹ thuật, kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, các nhà khoa học, nhà quản lý cũng thông tin cho người dân về những cơ chế chính sách của thành phố, huyện đối với phát triển nông nghiệp…
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng

Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nông nghiệp xanh

Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
