TP Hồ Chí Minh lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp
Bổ nhiệm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Hồ Chí Minh TP Hồ Chí Minh: Tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển |
Theo đó, việc lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo nghị quyết nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của toàn dân trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, bảo đảm Hiến pháp phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của Nhân dân.
Đối tượng lấy ý kiến là các tầng lớp Nhân dân; cơ quan, đơn vị, tổ chức tại địa phương; MTTQ Việt Nam và các tổ chức; các chuyên gia, nhà khoa học.
Thời gian lấy ý kiến hoàn thành ngày 30/5.
![]() |
TP Hồ Chí Minh lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp 2013 |
Theo UBND thành phố, các cá nhân có thể góp ý kiến trực tiếp trên ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện tử mức độ 2); Cổng thông tin điện tử Quốc hội; Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc gửi ý kiến bằng văn bản gửi đến UBND TP Hồ Chí Minh thông qua Sở Tư pháp (địa chỉ số 141 - 143 Pasteur, phường Võ Thị Sáu, Quận 3; thư điện tử: [email protected]).
UBND giao các cơ quan, tổ chức, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, yêu cầu tiến độ, tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, địa phương mình, chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến đối tượng thuộc phạm vi quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học.
UBND quận, huyện, TP Thủ Đức, xã, phường, thị trấn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân bằng các hình thức phù hợp với điều kiện thực tiễn theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Các tài liệu để phục vụ lấy ý kiến trên được công bố tại Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, UBND TP Hồ Chí Minh; Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh.
UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm khẩn trương triển khai, thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng kế hoạch này.
Yêu cầu việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp phải được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, thực chất, bảo đảm tiến độ, chất lượng và tiết kiệm; các hình thức đa dạng, thích hợp, linh hoạt, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với thực tế ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp Nhân dân tham gia góp ý.
Ý kiến đóng góp phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và phải được nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc, làm cơ sở cho việc hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Ngoài ra, UBND thành phố đề nghị cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao; kiên quyết đấu tranh với các luận điệu chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong quá trình lấy ý kiến.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Biểu dương 80 điển hình phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác

Nhiều bảo tàng mở cửa miễn phí dịp sinh nhật Bác

Đề xuất thành lập quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo với báo chí

Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% với tất cả loại hình báo chí

Những lưu ý khi chiêm bái xá lợi Phật ở chùa Quán Sứ

Phát huy tinh thần "thời điểm đặc biệt, khí thế đặc biệt, nỗ lực đặc biệt tạo nên kết quả đặc biệt"

Hải Phòng: Khánh thành, gắn biển và khởi công 12 công trình trọng điểm

Hoành tráng lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025: Nâng tầm giá trị ngành Hoa cây cảnh
