Tag

Tìm hướng phát triển sản xuất bền vững cho cây chanh leo

Nông thôn mới 04/07/2020 14:56
aa
TTTĐ - Để cây chanh leo trở thành cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao, phát triển bền vững, được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế đón nhận, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy phát triển sản xuất chanh leo bền vững”. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh dự và chủ trì hội nghị.

Tìm hướng phát triển sản xuất bền vững cho cây chanh leo

Gia Lai là tỉnh có điều kiện khí hậu, thỗ nhưỡng phù hợp để phát triển trồng và sản xuất chanh leo, hình thành chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản đạt hiệu quả cao

Bài liên quan

Thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp tại các tỉnh Tây Nguyên

HTX Đan Hoài: Tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Phát triển sản phẩm OCOP thành lợi thế để thu hút khách du lịch

Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ

Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tổng diện tích chanh leo cả nước đến cuối năm 2019 đạt khoảng 10,5 nghìn ha. Tổng sản lượng quả tươi ước đạt 222,3 nghìn tấn. Năng suất chanh leo bình quân cả nước đạt 20,32 tấn/ha, trong đó vùng Tây Nguyên đạt bình quân 26,1 tấn/ha, cá biệt có các mô hình đạt 70 - 100 tấn/ha.

Hiện chanh leo đứng vị trí thứ 17 trong số các loài cây ăn quả có quy mô diện tích sản xuất lớn trên 10 nghìn ha ở nước ta. Trong đó, 5 tỉnh sản xuất lớn nhất gồm Gia Lai, Sơn La, Đăk Nông, Lâm Đồng và Đăk Lăk với tổng cộng 9.060 ha, chiếm hơn 86,3% diện tích chanh leo cả nước.

Chanh leo là cây trồng hàng hóa mới phát triển nhưng định hướng thị trường xuất khẩu là chủ yếu và thị trường khá rộng rãi. Trong đó sản phẩm sơ, chế biến hiện là chủ yếu (khoảng trên 80%), cao hơn so nhiều loại trái cây khác nên có khả năng bảo quản, tồn trữ, tránh được rào cản về kiểm dịch thực vật, tăng xuất khẩu.

Giống chanh leo trong sản xuất hiện nay chủ yếu là giống quả tím Đài nông 1 (LPH04), chiếm hơn 95% diện tích. Giống được công nhận chính thức cho sản xuất tại vùng Tây Nguyên và các tỉnh vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ theo Quyết định số 4538/QĐ-BNN-TT ngày 05/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Để phục vụ sản xuất trong nước, hiện nay một số đơn vị như Nafoods Group, Doveco... đang đầu tư vườn ươm nhân giống tại Nghệ An, Gia Lai để chủ động cung ứng cây giống cho sản xuất với năng lực sản xuất hàng triệu cây giống/năm.

Uớc tính, với nhu cầu trồng mới, trồng thay thế giống chanh leo hàng năm hiện nay khoảng 5.000 ha, do vậy yêu cầu cây giống khoảng 4,5 - 5 triệu cây/năm. Tuy nhiên, hiện các cơ sở sản xuất chưa đáp ứng đủ nguồn giống phục vụ nhu cầu trong nước.

Hiện tại, tỉnh Gia Lai đang tìm hướng phát triển sản xuất bền vững cho cây chanh leo
Hiện tại, tỉnh Gia Lai đang tìm hướng phát triển sản xuất bền vững cho cây chanh leo

Cũng theo Cục Trồng trọt, quả chanh leo chủ yếu được sơ chế dưới dạng dịch quả cất đông. Theo đó, các đơn vị đã đầu tư nhà máy chế biến với dây chuyền công nghệ tiên tiến, năng lực chế biến hàng trăm nghìn tấn chanh leo quả tươi/năm.

Sản phẩm chế biến chủ yếu là nước ép cô đặc, đông lạnh, sấy dẻo. Thị trường tiêu thụ, xuất khẩu chanh leo được mở rộng tới trên 50 nước, chủ yếu là Mỹ, EU, Đài Loan, Hồng Kông và các nước Trung Đông… một phần nhỏ chế biến nước giải khát tiêu thụ trong nuớc.

Thúc đẩy phát triển sản xuất chanh leo bền vững

Bên cạnh những mặt đạt được, việc trồng và chế biến chanh leo ở nước ta còn nhiều hạn chế. Cụ thể, chanh leo chưa được quan tâm nghiên cứu, đầu tư đầy đủ về giống và kỹ thuật canh tác; cây chanh leo trồng dễ bị các loại dịch hại tấn công, trong khi quy trình canh tác, thực hành nông nghiệp tốt chưa được áp dụng phổ biến đã ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Ngoài ra, giá cả chanh leo chưa ổn định, bấp bênh, ảnh hưởng tâm lý, hiệu quả đầu tư và thu nhập của người sản xuất.

Ông Kpă Thuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhận định, Gia Lai là tỉnh có điều kiện khí hậu, thỗ nhưỡng phù hợp để phát triển trồng và sản xuất chanh leo, hình thành chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản đạt hiệu quả cao. Định hướng phát triển cây chanh leo trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025 là khoảng 10.000 ha.

“Thông qua Hội nghị, tỉnh Gia Lai mong muốn cùng các đại biểu trao đổi, thảo luận các giải pháp nhằm phát triển bền vững cây chanh leo, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, đánh giá, phân tích những tồn tại, hạn chế trong sản xuất, phát triển chanh leo tại các tỉnh để xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, góp phần phát triển nông nghiệp nói chung, phát triển chanh leo nói riêng của từng địa phương”, ông Kpă Thuyên nói.

Nói về hướng phát triển cây chanh leo trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho rằng: Để chanh leo phát triển sản xuất bền vững thì quy mô, diện tích trồng phải phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, địa bàn trồng và sản xuất phù hợp điều kiện khí hậu, đất đai, truyền thống canh tác của các địa phương.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các địa phương để xây dựng đề án phát triển cây chanh leo. Trong đó, có quy hoạch diện tích, vùng phát triển cây chanh leo, đưa ra quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc cây chanh leo phù hợp với từng địa phương. Cùng với đó, cần xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về sản xuất cây chanh leo bền vững.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương

KHẮC NAM

Đọc thêm

Phát huy sức mạnh toàn dân, xây dựng Nông thôn mới toàn diện Nhịp sống phương Nam

Phát huy sức mạnh toàn dân, xây dựng Nông thôn mới toàn diện

TTTĐ - Năm 2025 đánh dấu bước phát triển quan trọng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, bền vững.
Quảng bá văn hóa ẩm thực vùng miền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội Nông thôn mới

Quảng bá văn hóa ẩm thực vùng miền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội

TTTĐ - Tối 26/6, tại vườn hoa Lạc Long Quân, phường Nhật Tân (quận Tây Hồ), Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức chương trình "Festival nông sản Hà Nội lần thứ 4 - năm 2025". Festival nông sản Hà Nội lần thứ 4 được tổ chức từ ngày 26/6 đến ngày 29/6.
Hà Nội phấn đấu dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội phấn đấu dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Ngày 26/6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp quốc gia đợt 1 năm 2025.
Hà Nội sắp có thêm làng nghề gia nhập Mạng lưới các Thành phố Thủ công sáng tạo Kinh tế

Hà Nội sắp có thêm làng nghề gia nhập Mạng lưới các Thành phố Thủ công sáng tạo

TTTĐ - UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ đưa làng nghề Chuyên Mỹ trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới.
Doanh nghiệp phân bón ổn định giá bán dù nguyên liệu nhập khẩu tăng Nông thôn mới

Doanh nghiệp phân bón ổn định giá bán dù nguyên liệu nhập khẩu tăng

TTTĐ - Động thái này của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) không chỉ giúp ổn định tâm lý thị trường, mà còn đảm bảo quyền lợi cho hệ thống phân phối, người nông dân trong thời điểm nhiều biến động.
Phát huy sức mạnh tổng hợp trong mối quan hệ nông nghiệp - nông dân - nông thôn Nông thôn mới

Phát huy sức mạnh tổng hợp trong mối quan hệ nông nghiệp - nông dân - nông thôn

TTTĐ - Chiều 22/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Phong trào thi đua "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", Phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025.
Thủ tướng công nhận Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Thủ tướng công nhận Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ngày 22/6, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1226/QĐ-TTg chính thức công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Báo chí “mở đường”, nông thôn đổi thay Nông thôn mới

Báo chí “mở đường”, nông thôn đổi thay

TTTĐ - Những năm qua, báo chí Thủ đô đã góp phần quan trọng tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, hiệu ứng tích cực đến các cấp chính quyền, đặc biệt, đã làm thay đổi nhận thức của các tầng lớp Nhân dân, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chung sức, đồng lòng tham gia xây dựng Nông thôn mới. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn Thủ đô ngày càng khởi sắc, Hà Nội ngày càng có thêm nhiều miền quê đáng sống.
Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP qua mỗi câu chuyện Nông thôn mới

Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP qua mỗi câu chuyện

TTTĐ - Với vai trò là cơ quan tuyên truyền, báo chí đã luôn đồng hành cùng các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá các sản phẩm OCOP tới đông đảo người tiêu dùng. Thông qua báo chí, truyền thông, người dân không chỉ nắm bắt được thông tin, chất lượng của các sản phẩm, mà còn hiểu sâu hơn về những câu chuyện sản phẩm - yếu tố được coi linh hồn của mỗi sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ Nông thôn mới

Hà Nội: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

TTTĐ - Tối 19/6, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Xem thêm