Tag

Tiếp tục hoãn phiên tòa và điều tra bổ sung vụ truy tố cựu Giám đốc GPBank TP HCM

Ký sự pháp đình 16/10/2019 16:37
aa
TTTĐ - Trong phiên tòa xét xử vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” liên quan cựu Giám đốc GPBank TP HCM vào ngày 15/10 vừa qua, không ít lần chủ tọa phiên tòa đã nhắc tới việc các chứng cứ mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sử dụng để buộc tội bị cáo Hiền đa phần đều là các văn bản, tài liệu photocopy.

Tiếp tục hoãn phiên tòa và điều tra bổ sung vụ truy tố cựu Giám đốc GPBank TP HCM

Bị cáo Hiền tại phiên tòa mới đây

Bài liên quan

Ngân hàng Nhà nước đình chỉ hàng loạt lãnh đạo cấp cao của GPBank

GPBank ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới

Nguyên Giám đốc Công ty CP sân golf ngôi sao Yên Bái lãnh án 13 năm tù giam

Nhân viên "tố" Giám đốc Công ty Bảo Việt Phú Thọ tham ô

Nhiều dấu hiệu khuất tất cần làm rõ

Đây đã là lần thứ 4 TAND TP HCM xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo Lê Thị Minh Hiền (SN 1977, nguyên Giám đốc Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu - chi nhánh TP HCM (GPBank TP HCM)) và Nghiêm Tiến Sỹ (SN 1973, nguyên Phó Tổng Giám đốc GPBank TP HCM) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngoài ra, trong vụ án này còn truy tố Lê Quốc Cường (SN 1960, nguyên Trưởng Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng (BBTGPMB) Quận 1) về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ” và bị cáo Huỳnh Thị Cúc (SN 1970, nguyên Thủ quỹ BBTGPMB Quận 1) bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân TP HCM
Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân TP HCM

Theo cáo trạng và hồ sơ vụ án thể hiện, ngày 15/7/2010, GPBank TP HCM tiến hành kiểm quỹ và phát hiện thất thoát với số tiền chênh lệch 10,5 tỷ đồng (việc kiểm quỹ này của GPBank TP HCM về sau đã được Cục Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước kết luận là trái quy định). Ngày 16/7/2010, nội bộ GPBank thông qua các vấn đề về tài chính và đồng ý để Hiền bàn giao chức Giám đốc cho Nghiêm Tiến Sỹ. Biên bản bàn giao hoàn toàn không thể hiện việc có chênh lệch như biên bản kiểm quỹ ngày 15/7/2010.

Ngày 20/7/2010, Hiền gặp Lê Quốc Cường và nhờ Cường dùng tiền của BBTGPMB Quận 1 để bảo lãnh việc vay tiền của Công ty Cường Nguyễn. Lê Quốc Cường xem qua hồ sơ, đồng ý và ký vào. Sau đó Hiền đi nộp cho ngân hàng. Khi đã có các giấy tờ trên, ngân hàng chỉ thao tác trên chứng từ khống và thực tế chỉ có 279.798.456 đồng tiền mặt được chuyển đến Agribank Chợ Lớn, số tiền 10,5 tỷ đồng vẫn còn lại GPBank TP HCM.

Sau đó, các nhân viên Agribank Chợ Lớn thực hiện toàn bộ các thao tác trái quy định trên giấy tờ để thể hiện một giao dịch vay tiền (theo kết luận giám định). Trên thực tế Agribank Chợ Lớn không chi ra một đồng nào, Công ty Cường Nguyễn thực tế cũng không nhận đồng nào.

Ngày 29/7/2010, do trên hình thức là đến hạn trả nợ ngân hàng nhưng Công ty Cường Nguyễn không trả được nên Agribank Chợ Lớn thực hiện việc thu hồi 10,797 tỷ đồng tiền bảo lãnh của BBTGPMB Quận 1.

Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cho rằng, số tiền 10,5 tỷ đồng mà GPBank TP HCM thực tế đang chiếm giữ thực chất là tiền do Hiền lừa Lê Quốc Cường và chiếm đoạt để bù vào quỹ của GPBank TP HCM mà Hiền đã làm thất thoát khi còn làm Giám đốc. Tuy nhiên, trong cả 3 lần vụ án được đưa ra xét xử trước đây, HĐXX đều nhận định việc quy kết bị cáo Lê Thị Minh Hiền có hành vi lừa đảo theo điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999 là chưa có cơ sở pháp lý.

Trong phiên tòa lần thứ 4 này, HĐXX cũng không thể định tội được bị cáo Hiền; Đồng thời các chứng cứ sử dụng để buộc tội bị cáo Hiền đa phần đều là các văn bản, tài liệu photocopy.

Luật sư nói gì?

Liên quan đến vụ việc, trao đổi với phóng viên, Thạc sĩ – Luật sư Cồ Lê Huy, Giám đốc Công ty Luật Đại Việt cho rằng, việc truy tố bị cáo Hiền với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hoàn toàn không có cơ sở: “Suốt nhiều năm trời, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát chỉ dựa vào một lá đơn cùng các bằng chứng là các văn bản photo để cáo buộc, truy tố bà Hiền. Trong tất cả các phiên tòa đã mở, Cơ quan điều tra và Viện sát đều không thể chứng minh được việc bà Hiền phạm tội mà hoàn toàn chỉ là các suy luận thiếu căn cứ”.

Các bị cáo và luật sư tại tòa
Các bị cáo và luật sư tại tòa

Để chứng minh cho lập luận của mình, Luật sư Huy đưa ra các luận cứ: Thứ nhất, Hiền không hề sử dụng bất cứ thủ đoạn nào để lừa đảo. Tại các phiên tòa trước, bị cáo Lê Quốc Cường đều khai rằng muốn giúp Hiền mượn 10,5 tỷ đồng và tin tưởng Hiền sẽ thu xếp trả ngân hàng đúng hạn. Bị cáo Cường khẳng định đã xem toàn bộ hồ sơ vay và hồ sơ bảo lãnh vay trước khi ký nên không có việc Hiền dùng các thủ đoạn gian dối để lấy 10,5 tỷ đồng của BBTGPMB Quận 1.

Thứ hai, trong quá trình thụ lý vụ án, ông Trần Quốc Thắng – Giám đốc GPBank TP HCM cũng gửi văn bản đến Tòa, nội dung thể hiện việc trong thời gian bị cáo Hiền làm Giám đốc, phía GPBank TP HCM không thất thoát, thiệt hại gì, toàn bộ các chứng từ, sổ sách đều cân đối với số tiền có trong quỹ.

Cuối cùng, Hiền cũng hoàn toàn không chiếm đoạt và sử dụng số tiền 10,5 tỷ đồng của BBTGPMB Quận 1, được xác định thông qua biên bản bàn giao việc điều hành chức danh Giám đốc chi nhánh ngày 16/7/2010 có nội dung: “Tiền mặt tại quỹ Hội sở 14.098.967.600 đồng và 148.114USD”.

Cũng theo Luật sư Huy nhận định: “Đây rất có thể sẽ là một vụ án oan sai. Thiết nghĩ, Tòa nên thay đổi biện pháp ngăn chặn để đảm bảo quyền nhân thân cho Hiền”.

Trải qua buổi xét xử, HĐXX cho rằng, lời khai của bị cáo Nghiêm Tiến Sỹ có mâu thuẫn, cần phải được làm rõ. Đồng thời, bị cáo Hiền cho rằng, 10,5 tỷ đồng là Hiền mượn của Cường giùm cho bà Đoàn Minh Hà, người nhận tiền là ông Lương Tiến Thành.

Từ các mâu thuẫn trên, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa để làm rõ lời khai của bị cáo Sỹ; Đồng thời điều tra, làm rõ vai trò của 2 nhân vật Lương Tiến Thành và Đoàn Minh Hà.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Quỳ Châu (Nghệ An): Lừa bán em ra nước ngoài Ký sự pháp đình

Quỳ Châu (Nghệ An): Lừa bán em ra nước ngoài

TTTĐ - Ngày 27/3, Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm và tuyên bị cáo Phạm Thị Tuyết Chinh (sinh năm 1988, trú thị trấn Giao Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) 9 năm 6 tháng tù và Vy Văn Nhập (sinh năm 1983, trú xã Châu Bính, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) 9 năm tù về tội "Mua bán người".
Chủ chung cư bị phạt 12 năm tù, bồi thường gần 24 tỷ đồng Ký sự pháp đình

Chủ chung cư bị phạt 12 năm tù, bồi thường gần 24 tỷ đồng

TTTĐ - Sau thời gian nghị án, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã đưa ra các phán quyết, tuyên phạt bị cáo Nghiêm Quang Minh mức án 12 năm tù và phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và thiệt hại về tài sản cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini với số tiền gần 24 tỷ đồng.
Y án sơ thẩm đối với bị cáo hành hung nam sinh Ký sự pháp đình

Y án sơ thẩm đối với bị cáo hành hung nam sinh

TTTĐ - Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án Nhân dân Hà Nội nhận định, cấp sơ thẩm đã xem xét đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Tại phiên xử hôm nay (12/3) bị cáo không đưa ra được căn cứ xác đáng để xem xét nên bác kháng cáo của Trương Văn Minh.
Xét xử 8 bị cáo trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ Ký sự pháp đình

Xét xử 8 bị cáo trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ

TTTĐ - Theo cơ quan công tố, chung cư mini ở phố Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) có nhiều vi phạm về trật tự xây dựng, quy định về phòng cháy, chữa cháy. Lực lượng chức năng chỉ ra, cảnh báo nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy nổ, có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng song chủ chung cư là Nghiêm Quang Minh vẫn phớt lờ.
Bản án nghiêm khắc cho 6 bị cáo "thổi giá" đất ở Sóc Sơn Ký sự pháp đình

Bản án nghiêm khắc cho 6 bị cáo "thổi giá" đất ở Sóc Sơn

TTTĐ - Hội đồng xét xử xác định, bị cáo Phạm Ngọc Tuấn là người khởi xướng, rủ rê, bàn bạc và chỉ đạo 5 đồng phạm thực hiện hành vi “thổi giá” đất ở huyện Sóc Sơn lên trên 30 tỷ đồng sau đó bỏ đấu giá. Tuấn cũng là bị cáo góp nhiều tiền nhất để tham gia đấu giá nên tuyên mức án cao hơn 5 đồng phạm nhằm răn đe, phòng ngừa chung.
Quế Phong (Nghệ An): Mua bán ma tuý, 5 bị cáo lĩnh án Ký sự pháp đình

Quế Phong (Nghệ An): Mua bán ma tuý, 5 bị cáo lĩnh án

TTTĐ - Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa xét xử sơ thẩm đường dây mua bán trái phép chất ma túy, tuyên phạt 5 bị cáo mức án từ 16 đến 20 năm tù.
Xét xử lưu động 6 bị cáo “thổi giá” đất ở huyện Sóc Sơn Ký sự pháp đình

Xét xử lưu động 6 bị cáo “thổi giá” đất ở huyện Sóc Sơn

TTTĐ - Mới đây Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã ra quyết định mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm 6 bị cáo trong vụ “thổi giá” đất đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m2”, sau đó bỏ đấu giá, xảy ra tại huyện Sóc Sơn vào cuối tháng 11/2024.
Thanh Chương (Nghệ An): "Nữ quái" dùng sổ đỏ giả để lừa đảo hơn 3,6 tỉ đồng Ký sự pháp đình

Thanh Chương (Nghệ An): "Nữ quái" dùng sổ đỏ giả để lừa đảo hơn 3,6 tỉ đồng

TTTĐ - Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Phan Thị Thu Hoài (sinh năm 1976, trú tại thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, Nghệ An) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức”.
Yên Thành (Nghệ An): Buôn bán ma tuý, 3 đối tượng lĩnh án Ký sự pháp đình

Yên Thành (Nghệ An): Buôn bán ma tuý, 3 đối tượng lĩnh án

TTTĐ - Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Phan Thị Phương (sinh năm 1981) và Phạm Văn Lý (sinh năm 1988) cùng trú xã Tây Thành, huyện Yên Thành và Nguyễn Thanh Bính (sinh năm 1977), trú xã Quang Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
Vụ lừa đảo tiền của gần 600 người: Phạm Thị Tuyết Nhung bị đề nghị án chung thân Pháp luật

Vụ lừa đảo tiền của gần 600 người: Phạm Thị Tuyết Nhung bị đề nghị án chung thân

Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hồ Chí Minh đề nghị Hội đồng tuyên mức án chung thân đối với các bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung, Trần Thị Hồng Hạnh và Hồ Văn Thắng.
Xem thêm