Tiếp tục hỗ trợ Hà Giang triển khai chương trình OCOP
![]() |
Toàn cảnh buổi làm việc giữa Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương và các Sở, ngành của tỉnh Hà Giang
Bài liên quan
Tập trung nguồn lực nâng cấp hạ tầng
Mê Linh phấn đấu đưa hai xã Tam Đồng, Tự Lập về đích Nông thôn mới
Phát huy vai trò của hợp tác xã trong thời kỳ hội nhập
Thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn
Tham dự buổi làm việc có các đồng chí Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương; Đặng Văn Cường, Trưởng phòng Quản lý Chương trình OCOP, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương; Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đại diện lãnh đạo Sở Tài Chính; Sở Công thương; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Sở Y tế.
![]() |
Đồng chí Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương phát biểu tại buổi làm việc |
Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã được nghe lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang báo cáo kết quả thực hiện Chương trình OCOP và Đề án1385 của tỉnh Hà Giang đến hết tháng 3/2018. Đồng thời ban hành kế hoạch triển khai Chương trình OCOP và các dự án, mô hình điểm trong năm 2019.
Nói về việc triển khai các hoạt động cấp tỉnh, cấp huyện của Chương trình OCOP, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang cho biết: Để thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh đã tổ chức ba Hội nghị cấp tỉnh triển khai Đề án với các Sở ngành và các huyện, thành phố. Cấp huyện cũng có ba huyện (gồm Quản Bạ, Xín Mần, Hoàng Su Phì) mời chuyên gia tư vấn cấp Trung ương triển khai tổ chức tuyên truyền, khởi động chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020. Đồng thời, tỉnh cũng cử đoàn tham gia Hội chợ OCOP Quảng Ninh hè 2018. Trong đó, Hà Giang có hai gian hàng tiêu chuẩn, giới thiệu 49 sản phẩm tiêu biểu của 6 hợp tác xã, thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan, mua sắm. Các sản phẩm tham gia Hội chợ được khách hàng đánh giá cao như: Mật ong Bạc Hà, Dược liệu, Trà Phìn Hồ, Tinh bột nghệ, rượu thóc Nàng Đôn...
![]() |
Đại diện lãnh đạo Sở Tài Chính Hà Giang phát biểu tại buổi làm việc |
Về kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP tại huyện điển Quản Bạ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang đã chỉ đạo tổ tư vấn của tỉnh phối hợp với huyện xác định, lựa chọn sản phẩm, nhóm sản phẩm thế mạnh để nâng cấp, phát triển. Trên cơ sở kết quả đăng ký của 27 chủ thể tham gia với 37 sản phẩm. Trong đó có 8 sản phẩm là ý tưởng, 29 sản phẩm đã có. Qua đánh giá kết quả 29 sản phẩm theo bộ tiêu chí tạm thời với 100 điểm được xếp 5 hạng.
Phát biểu tại Hội nghị, đại diện sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cho biết, căn cứ kế hoạch 61 của UBND tỉnh, sở Văn hóa đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn các địa phương triển khai phát triển các làng văn hóa du lịch tiêu biểu. Hiện Hà Giang có 12 làng văn hóa du lịch tiêu biểu tại 8 huyện, thành phố, chỉ có Bắc Mê, Hoàng Su Phì là chưa có làng văn hóa du lịch tiêu biểu. Trong số các làng văn hóa du lịch này có một số làng khai thác phát triển du lịch tốt như Nậm Đăm, Quản Bạ, Lô Lô Chải (xã Lũng Cú, Đồng Văn), thôn Hạ Thành, Lâm Đồng (thành phố Hà Giang), thôn Chì (huyện Quang Bình)...
Nói về vấn đề khai thác các sản phẩm du lịch tại Hà Giang, bà Trương Thị Thu Hương, Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch, cho biết: Điểm Hà Giang có sức hút với du khách. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã kết nối được nhiều điểm đến với du khách. Ngoài khó khăn về giao thông, Hà Giang còn khó khăn về sự đa dạng dịch vụ phát triển du lịch cũng như việc phát triển các điểm du lịch mới của tỉnh. Do vậy, chúng tôi mong muốn Hà Giang tiếp tục khắc phục những khó khăn để có thể phát triển du lịch mạnh hơn. Cụ thể là khai thác các thế mạnh để làm đa dạng các sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch để tăng nguồn thu từ du lịch.
![]() |
Đại diện lãnh đạo Sở Tài Chính Hà Giang phát biểu tại buổi làm việc |
Để phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh Hà Giang, ngành Công thương Hà Giang đã khuyến khích triển khai công tác khuyến công để trực tiếp hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất. Trong năm 2019 sẽ tiếp tục triển khai 12 đề án phát triển khuyến công. Đồng thời tổ chức các Hội nghị xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế và mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công. Ngoài ra, ngành Công thương cũng phối hợp với các huyện tổ chức các chương trình như giới thiệu nông sản, kết nối tiêu thụ, chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam...
Nhằm phát triển các sản phẩm hàng hóa, cuối năm 2018, Sở đã phối hợp với các sở ngành để phát triển nâng cao các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh như tem truy xuất nguồn gốc, nhãn mác cho các sản phẩm như cam Hà Giang, mật ong Bạc Hà, chè Shan tuyết... Tuy nhiên, Sở cũng gặp phải nhiều khó khăn như tìm kiếm địa điểm để trưng bày triển lãm các sản phẩm OCOP. Ngoài ra, nguồn lực đầu tư để hình thành các trung tâm này cũng khá lớn, do đó Sở không có khả năng triển khai thực hiện.
Mặc dù thời gian vừa qua, Hà Giang đã triển khai tốt Chương trình OCOP, tuy nhiên Hà Giang vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện chương trình. Cụ thể, nhận thức của cán bộ sở, cộng đồng về chương trình OCOP còn hạn chế, đòi hỏi cần có thời gian tuyên truyền, vận động. Kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện chương trình của các đơn vị còn yếu. Bên cạnh đó, sản phẩm chưa qua chế biến có chất lượng còn thấp, chưa tem, nhãn mác, xuất xứ nguồn gốc. Đặc biệt, tỉnh Hà Giang còn thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao, chưa có nhiều tổ chức kinh tế doanh nghiệp, hợp tác xã...
![]() |
Đồng chí Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang |
Về nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 4/20219, đồng chí Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang cho biết: Sở sẽ tổng hợp kết quả rà soát các huyện và tham mưu cho UBND tỉnh kế hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2019 – 2020. Đồng thời phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu phân bổ vốn cho các xã, thôn tổ chức triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch.
Trước những khó khăn, hạn chế tỉnh đang gặp phải, đồng chí Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang cũng kiến nghị với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương. Cụ thể, Sở đề nghị Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá và xếp hạng sản phẩm, hướng dẫn triển hai Chương trình OCOP chính thức để tỉnh có cơ sở để triển khai thực hiện. Đồng thời, Sở cũng đề nghị Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương hỗ trợ tỉnh Hà Giang mở các lớp đào tạo, tập huấn về công tác đánh giá và phân hạng sản phẩm cho đội ngũ các tỉnh, các huyện.
![]() |
Đồng chí Đặng Văn Cường, Trưởng phòng Quản lý Chương trình OCOP (Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương) |
Định hướng phát triển các mô hình, dự án trong chương trình OCOP tại Hà Giang, ông Đặng Văn Cường, Trưởng phòng Quản lý Chương trình OCOP nhấn mạnh: Hà Giang cần xác định rõ việc phát triển làng văn hóa du lịch là sản phẩm trọng điểm của Hà Giang trong chương trình OCOP đến năm 2030. Trong năm nay chúng tôi mong muốn Hà Giang tổ chức thẩm định, đánh giá, xét công nhận các sản phẩm OCOP tại địa phương. Đối với việc phát triển làng văn hóa du lịch, hiện nay, nhiều làng du lịch phải đối diện với việc phá vỡ kiến trúc không gian văn hóa, do vậy tỉnh Hà Giang cần phải đặt ra mục tiêu xây dựng mô hình mẫu về quy hoạch, đào tạo nâng cao nhân lực cộng đồng, dịch vụ, sản phẩm OCOP tại các làng du lịch... từ đó giúp xây dựng tiêu chí làng văn hóa du lịch, làng OCOP.
Bên cạnh đó, Hà Giang cần đặt ra mục tiêu trong năm 2018-2020, tỉnh phải có 150 sản phẩm cấp tỉnh, 3-5 sản phẩm cấp quốc gia vì tiềm năng sản phẩm OCOP của Hà Giang rất lớn, chúng tôi sẵn sàng ủng hộ để Hà Giang phát triển, bảo tồn, góp phần trực tiếp cho nông thôn mới bền vững hơn. Đối với Nặm Đăm, sau khi tỉnh đề xuất, Trung ương đã đưa vào điểm, xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đây sẽ là mục tiêu làm mẫu giúp xây dựng đề án phát triển kinh tế du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới.
![]() |
Toàn cảnh buổi làm việc |
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, đồng chí Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương nhấn mạnh: Số xã đạt nông thôn mới tại Hà Giang hiện nay đạt khá thấp, mới đạt 18,64%, trong khi bình quân miền núi phía Bắc (MNPB) đạt 27,94%. Số xã đạt 5 – 9 tiêu chí còn lớn 106/177 xã (58,89%), trong khi MNPB còn 36% đây là một khó khăn đối với Hà Giang. Đặc biệt, Hà Giang đang gặp phải rất nhiều khó khăn về tiêu chí như hộ nghèo, thu nhập, nhà ở, giao thông, trường học... nên việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên Hà Giang có ưu thế giàu tài nguyên về văn hóa, về cảnh quan, sản vật đặc sắc... Vì vậy, tỉnh cần đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới bằng phát triển kinh tế nông thôn theo Chương trình OCOP và Đề án 1385; trong đó trọng tâm là tổ chức sản xuất lại và phát triển các Làng Văn hóa du lịch, trên nền tảng các Làng văn hóa du lịch tiêu biểu đã dầy công xây dựng từ đầu những năm 2010s.
“Để làm tốt công tác phát triển Làng Văn hóa du lịch, Hà Giang phải làm tốt công tác quy hoạch kiến trúc hạ tầng để tránh phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, tập trung dự án sản xuất, tạo sản phẩm cho du lịch và dịch vụ kết nối tua du lịch, tiêu chuẩn hóa các điều kiện phục vụ khách du lịch của các mô hình homestay. Đồng thời, Hà Giang phải phân bổ lại nguồn lực ngân sách hỗ trợ đảm bảo trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Bên cạnh đó, cán bộ tại địa phương phải nỗ lực triển khai, điều hành chương trình OCOP, làm tốt công tác tham mưu, phối hợp giữa các sở, ngành trong việc điều hành Chương trình OCOP.
Muốn làm tốt công tác quy hoạch, kiến trúc và tổ chức hoạt động du lịch tại các Làng du lịch văn hóa, tỉnh Hà Giang cần tập trung sâu cho công tác truyền thông quảng bá, xác định đối tượng truyền thông là tầng lớp thanh niên, học sinh sinh viên, thị trường khách nội địa, Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực nghiệp vụ, trau dồi ngoại ngữ cho các nông hộ làm du lịch, tổ chức tốt các sự kiện trên nền tảng văn hóa địa phương, liên kết mở rộng các tuor du lịch... Việc lựa chọn huyện Quản Bạ là huyện điểm phát triển OCOP, tỉnh cần xem xét, phân tích các sản phẩm của huyệnđã được đánh giá xếp hạng năm 2018 để tập trung hỗ trợ phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX địa phương về ứng dụng công nghệ, trình độ quản trị để có hướng phát triển cụ thể, bền vững”, đồng chí Ngô Tất Thắng nhấn mạnh.
Đồng chí Ngô Tất Thắng cũng khẳng định Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương sẽ tích cực, sát sao cùng với tỉnh, với các huyện, hỗ trợ các chuyên gia, tăng cường truyền thông, hỗ trợ các nguồn lực cho tỉnh, nhất là hỗ trợ để đào tạo, nâng cao kiến thức trình độ cho đội ngũ cán bộ cơ sở, cho chủ các doanh nghiệp, HTX, các hộ sản xuất. Để thực hiện phát triển nông thôn toàn diện đến năm 2030, chương trình xây dựng nông thôn mới cả nước sẽ tiếp tục thực hiện theo chiều sâu, khai thác lợi thế cạnh tranh quốc gia về nông nghiệp bằng tổ chức hiệu quả Chương trình OCOP và du lịch nông thôn, đây chính là sức sống của chương trình xây dựng nông thôn mới cho giai đoạn tiếp theo.
Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

BIDV Run - Vì cuộc sống Xanh, kiến tạo giá trị vững bền

Thủ tướng Chính phủ dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên

Co-opBank phải sớm trở thành một định chế tài chính đa năng, hiện đại

Khẳng định năng lực nhà thầu Việt trong thời kỳ mới

Khánh thành nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô

Meey Group lại được vinh danh tại Sao Khuê 2025

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập
