Tag

Tiếng nói trẻ em rất cần được ghi nhận và tôn trọng bằng hành động thực tiễn

Nhịp sống trẻ 02/06/2020 18:36
aa
TTTĐ - Trẻ em có thể khởi xướng và đưa ra các sáng kiến, giải pháp vô cùng hiệu quả. Do vậy, tiếng nói trẻ em rất cần được ghi nhận và tôn trọng bằng hành động thực tiễn. Chúng ta cùng chung tay xây dựng một môi trường, hệ sinh thái để con trẻ có thể phát triển toàn diện, phát huy được hết tố chất và tiềm năng của mình.

Tiếng nói trẻ em rất cần được ghi nhận và tôn trọng bằng hành động thực tiễn

Anh Lý Duy Xuân, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố Hà Nội cùng các khách mời, chuyên gia tại buổi công bố trực tuyến Báo cáo khảo sát "Tiếng nói trẻ em Việt Nam" được tổ chức tại Hà Nội, sáng 2/6

Bài liên quan

Khi trẻ em nói lên ý kiến của mình

Vinamilk mang niềm vui uống sữa đến với trẻ em Quảng Nam

Ngày 1/6, hơn 6 triệu trẻ em được uống vitamin A

Thăm, tặng quà trẻ em mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội chùa Bồ Đề

Vui Tết thiếu nhi ở lớp học đặc biệt

Nhiều chương trình mừng 65 năm thành lập Cung Thiếu nhi Hà Nội

Anh Lý Duy Xuân, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố Hà Nội
Anh Lý Duy Xuân, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố Hà Nội

Là thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc khi công bố tham gia Công ước về Quyền Trẻ em, Việt Nam đã có Luật Trẻ em quy định về quyền, bổn phận của trẻ em; Nguyên tắc, biện pháp thực hiện quyền trẻ em; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, nước ta đã đạt được những tiến bộ to lớn cho 26 triệu trẻ em trong thời gian khá ngắn. Hầu hết trẻ em được đi học và tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trẻ em bị thiếu thốn trong các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nơi ở, nước và vệ sinh môi trường hoặc hòa nhập xã hội. Nhiều trẻ em vẫn không có được sự khởi đầu tốt nhất và không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng hay được nói lên ý kiến của mình.

Anh Lý Duy Xuân, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố Hà Nội cùng các khách mời, chuyên gia tại buổi công bố trực tuyến Báo cáo khảo sát
Anh Lý Duy Xuân, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố Hà Nội cùng các khách mời, chuyên gia tại buổi công bố trực tuyến Báo cáo khảo sát "Tiếng nói trẻ em Việt Nam" được tổ chức tại Hà Nội, sáng 2/6

Để làm rõ hơn vấn đề này, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD) và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cùng sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển đã tổ chức khảo sát tiếng nói của trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ em và thanh thiếu niên có thể lên tiếng, phản ánh những vấn đề liên quan tới thế hệ mình.

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng cứ 2 trẻ em thì có một cho biết “chưa từng nghe nói đến” Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em; Cứ 7 trẻ em trong nhà trường và 3 trẻ em ngoài nhà trường thì có một trẻ “chưa từng nghe nói đến” khái niệm quyền trẻ em.

Phát biểu trong thảo luận nhóm trẻ em tại Hà Nội: “Bố mẹ em không đề cập đến quyền trẻ em. Bố mẹ em không biết điều đấy. Bố mẹ em còn vi phạm quyền trẻ em”. Đó là những ý kiến khiến người lớn phải lưu tâm.

Trẻ em tiếp cận thông tin về quyền trẻ em chủ yếu thông qua mạng xã hội (61,3%); qua báo, đài, tivi (58,8%) và qua các tổ chức hỗ trợ trẻ em (26,1%). Ngược lại, tỷ lệ trẻ em tiếp cận thông tin về quyền trẻ em thông qua chính quyền địa phương chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ 11,6%.

Về an toàn trên môi trường mạng, cứ 5 trẻ em thì có 3 trẻ cảm thấy an toàn khi sử dụng Internet; 60% trẻ tự học về kiến thức an toàn khi sử dụng Internet; 56% được cha mẹ, người thân hướng dẫn và 53% cho biết được thầy cô giáo dạy.

Trong vấn đề phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em, 95% trẻ trong nhà trường được học, cứ 2 trẻ em thì có một sẽ tìm đến sự trợ giúp của công an nếu chứng kiến trẻ khác bị xâm hại. Điều này cho thấy sự tiến bộ trong tuyên truyền của các cấp, ngành về quyền trẻ em và các vấn đề liên quan đến mầm non tương lai của đất nước.

Cô Hoàng Thị Yến, Hiệu trưởng trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội)
Cô Hoàng Thị Yến, Hiệu trưởng trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội)

Từ góc độ của nhà trường và giáo viên - những người đảm nhận công việc giáo dục và gần gũi với trẻ em hằng ngày, bà Hoàng Thị Yến, Hiệu trưởng trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) bày tỏ: “Thực tế hằng ngày giao tiếp với các em, chúng tôi cũng nhận được nhiều chia sẻ của học sinh xoay quanh vấn đề Quyền Trẻ em.

Chương trình giáo dục trong nhà trường đã thực hiện giảng dạy nội dung của Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Tuy nhiên, việc các em có được thực hiện quyền của mình hay không lại phụ thuộc vào chính người lớn. Để Quyền Trẻ em được thực hiện hiệu quả, không chỉ các em được học mà người lớn cũng phải được trang bị kiến thức về lĩnh vực này, đồng thời phải có sự vào cuộc của toàn xã hội”.

Nói về quyền trẻ em và lắng nghe ý kiến của con trẻ, anh Lý Duy Xuân, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố Hà Nội chia sẻ: “Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ em là cách duy nhất để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em. Thành đoàn, Hội đồng Đội thành phố Hà Nội đã, đang và sẽ có những hoạt động nhằm tăng cường sự tham gia của các em trong mọi hoạt động ở trường, tại nhà và trong cộng đồng, trao quyền để các em có thể cất lên tiếng nói của mình.

Đặc biệt, Thành đoàn, Hội đồng Đội thành phố rất lưu ý đến việc tăng cường sự tham gia của nhóm trẻ em yếu thế như trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em không được đến trường”.

Tại chương trình công bố trực tuyến Báo cáo Khảo sát Tiếng nói Trẻ em Việt Nam, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em cho biết, sự tham gia của trẻ em luôn là nội dung ưu tiên trong các kế hoạch hoạt động của Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH).

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em thuộc Bộ LĐTB&XH
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em thuộc Bộ LĐTB&XH

Hiện nay, Cục Trẻ em đang hoàn thiện việc xây dựng đề án thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em giai đoạn 2021 - 2025. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng đề án, Cục Trẻ em cũng lập kế hoạch lấy ý kiến của trẻ em thông qua các hoạt động khác nhau như tham vấn, khảo sát trực tiếp hoặc trực tuyến…

“Lấy trẻ em làm trung tâm, lắng nghe trẻ em và hành động vì lợi ích tốt nhất của trẻ cần là “kim chỉ Nam” xuyên suốt hoạt động của của tất cả các bên liên quan trong chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em”, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em nhấn mạnh.

Đọc thêm

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Chưa bao giờ thế giới vận động nhanh như hiện tại, chỉ với một cú chạm, người trẻ có thể học lập trình AI, gọi vốn khởi nghiệp qua blockchain hay điều hành một cửa hàng online ngay trên điện thoại.
Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước Nhịp sống trẻ

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

TTTĐ - Trong những ngày cận kề dịp lễ 30/4 – Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo khác, chọn một hướng đi đầy cảm xúc: Kể chuyện đất nước bằng trang trí không gian, đồ uống, để những ai ghé qua đều được chạm vào lịch sử theo cách riêng của mình.
Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam Camera 360 trẻ

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 30/4/2025 đánh dấu 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một cột mốc lịch sử thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Không chỉ có những hoạt động truyền thống như lễ hội, triển lãm, diễu hành… mà năm nay, nhiều bạn trẻ lựa chọn một cách tưởng nhớ và tri ân đầy sáng tạo: Thay ảnh đại diện mạng xã hội (avatar) với khung hình hoặc hình ảnh mang thông điệp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng. Đó là một hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn.
Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

TTTĐ - Tỉnh đoàn Ninh Thuận vừa phối hợp với Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân, kết nối và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7 Nhịp sống trẻ

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7

TTTĐ - Ngày 20/4, tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, sẽ chính thức diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7, với sự tham gia của 12 đội thi xuất sắc nhất được tuyển chọn từ hàng trăm đề án khởi nghiệp trên cả nước.
Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao Đối thoại với Thanh niên

Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao

TTTĐ - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng, bày tỏ mong muốn lắng nghe những ý kiến, đề xuất của thanh niên, đồng thời trao đổi những định hướng, gợi mở, hiến kế giúp thanh niên phát huy tốt hơn vai trò phát triển nông nghiệp xanh.
Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025 Camera 360 trẻ

Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025

TTTĐ - 119.801 công trình, phần việc thanh niên; hơn 13.000 đội hình tình nguyện "Bình dân học vụ số" do thanh niên làm nòng cốt, tổ chức hơn 18.000 hoạt động hỗ trợ tập huấn, phổ cập kỹ năng số cho trên 785.000 người dân… là những con số ấn tượng tuổi trẻ cả nước đã đạt được trong Tháng Thanh niên năm 2025.
Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình Camera 360 trẻ

Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ 7, năm 2025 có chủ đề “Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình Camera 360 trẻ

Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình

TTTĐ - Đinh Việt Hà, học sinh lớp 10A1, Trường THPT chuyên Chu Văn An (Hà Nội) vừa xuất sắc góp mặt trong top 5 thí sinh Việt Nam tham dự vòng Chung kết Cuộc thi Vô địch Thiết kế đồ họa thế giới (ACP World Championship) . Đây là một trong những sân chơi quốc tế danh giá nhất dành cho học sinh, sinh viên đam mê sáng tạo và công nghệ thiết kế.
Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ Camera 360 trẻ

Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ

TTTĐ - Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả Đoàn Thanh niên tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 và đề xuất định hướng giai đoạn 2026 – 2030 không chỉ là dịp tổng kết những kết quả đã đạt được, mà còn nhìn nhận lại chặng đường đồng hành của tuổi trẻ với nông thôn Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả chương trình trong thời gian tới.
Xem thêm