Tag

Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Giáo dục 23/04/2024 07:43
aa
TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP ngày 22/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2023 Điểm sáng trong giáo dục mầm non thành phố Hải Phòng Bàn giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục mầm non Giáo dục mầm non có những bước phát triển quan trọng Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thông báo nêu: Đảng và Nhà nước luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, với quan điểm xuyên suốt: Con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là nguồn lực và động lực cho phát triển. Giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam; xây dựng, phát triển con người cần phải đặt nền móng từ những năm đầu đời.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non phát triển rộng khắp

Trong những năm qua, giáo dục mầm non đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non phát triển rộng khắp, đến tất cả các xã, phường, thôn bản trên cả nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đưa trẻ tới trường. Việc thực hiện thành công mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đã tạo cơ chế, động lực thúc đẩy giáo dục mầm non phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp và đội ngũ giáo viên mầm non, cán bộ quản lý giáo dục mầm non ngày càng được quan tâm (tăng cả về số lượng, chất lượng) thể hiện sự cố gắng rất lớn của Chính phủ, của ngành giáo dục cũng như các cấp, các ngành liên quan. Các chính sách của Chính phủ như hỗ trợ tổ chức nấu ăn, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo vùng khó khăn, hỗ trợ giáo viên dạy lớp ghép và tăng cường tiếng Việt, hỗ trợ trẻ mầm non là con em công nhân... đã góp phần không nhỏ để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Tuy nhiên, nhận thức của xã hội về giáo dục mầm non và tầm quan trọng của giai đoạn phát triển đầu đời còn nhiều hạn chế. Giáo dục mầm non còn gặp nhiều khó khăn như tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên, thiếu trang thiết bị dạy học còn chậm được khắc phục. Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên mầm non còn hạn chế đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, và vùng đồng bào dân tộc. Các chính sách hỗ trợ cho trẻ em chậm đổi mới và trên cơ sở bảo đảm quyền trẻ em; chương trình giáo dục mầm non chưa được đổi mới theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non

Trước nhu cầu phát triển đất nước thời kỳ mới, giáo dục mầm non cần được đổi mới để đáp ứng yêu cầu. Trong đó, mục tiêu là tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi; đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non; đặc biệt là cần có cơ chế huy động nguồn lực và các điều kiện để thực hiện đổi mới, phát triển giáo dục mầm non.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Nghị quyết số 29) đã khẳng định: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài".

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tại Nghị quyết ngày 1 tháng 2 năm 2021 tiếp tục khẳng định định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là: "Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài".

Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã đề ra mục tiêu đến năm 2030: "Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3 đến 5 tuổi".

Do đó, cả nước phải tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục mầm non để tiếp tục hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo và phục vụ cho sự phát triển đất nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đổi mới giáo dục mầm non phải phù hợp với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Việc thực hiện đổi mới giáo dục mầm non phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phù hợp với xu thế phát triển thời đại, phù hợp với thực tiễn, hoàn cảnh của đất nước. Công tác đổi mới giáo dục mầm non phải được đặt trên nền đổi mới tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận tổng thể, bao trùm, có tính toàn diện, toàn dân, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đổi mới phải phù hợp với vai trò, vị trí của giáo dục mầm non, để đào tạo và phát triển toàn diện con người trong tương lai.

Thủ tướng yêu cầu rà soát, có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ chế, chính sách, cách huy động và phân bổ nguồn lực để tạo nên bước đột phá cho sự phát triển giáo dục mầm non thời gian tới, nhất là các chính sách về thuế, tiếp cận đất đai, tín dụng và vấn đề xã hội hoá. Cơ quan chức năng tích cực tháo gỡ 3 "điểm nghẽn" đối với phát triển giáo dục mầm non là nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất; nhân lực đội ngũ giáo viên; tiếp cận giáo dục mầm non chưa bình đẳng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…; có cơ chế, chính sách huy động nguồn nhân lực cho giáo dục mầm non (chính sách về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non; chính sách thu hút giáo viên mầm non...), đặc biệt quan tâm các chính sách phát triển các cơ sở giáo dục mầm non theo phương thức đối tác công tư.

Để tiếp tục đổi mới, phát triển giáo dục mầm non tương xứng với vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chính phủ việc đề xuất trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi và Nghị quyết về đổi mới Chương trình giáo dục mầm non một cách kỹ lưỡng, chất lượng và đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ cần phải có tổng kết quá trình thực hiện, báo cáo tóm tắt, dự thảo sản phẩm và trong đó lưu ý: Làm rõ căn cứ chính trị, pháp lý của việc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành 2 Nghị quyết của Quốc hội; đánh giá thực trạng hiện nay và tác động của các chính sách; có tổng kết quá trình thực hiện và tính toán nhu cầu các nguồn lực về đội ngũ, cơ sở vật chất (số liệu đầy đủ, rõ ràng, có cơ sở); rõ nội hàm đổi mới; đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách để giải quyết, tháo gỡ những khó khăn; quy định rõ trách nhiệm của Quốc hội, của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp tục chỉ đạo nội dung này;

Các Bộ, cơ quan có liên quan và địa phương căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, góp phần đổi mới, phát triển giáo dục mầm non.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non

Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện đổi mới, phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn. Các địa phương tiếp tục thực thi đầy đủ và có hiệu quả cơ chế, chính sách và các nhiệm vụ theo các quy định của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước để thu hút nguồn lực, đầu tư phát triển giáo dục mầm non tại địa phương; rà soát, nghiên cứu và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để tháo gỡ khó khăn đối với giáo dục mầm non tại địa phương theo đúng quy định của pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non theo quy định để đảm bảo an toàn cho trẻ em và chất lượng giáo dục mầm non.

Thủ tướng yêu cầu quan tâm bố trí ngân sách đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030 phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chí bố trí vốn đầu tư công và các nguồn lực khác để xây dựng bổ sung, sửa chữa, cải tạo thay thế phòng học tạm, bán kiên cố bảo đảm an toàn cho trẻ, giáo viên, đặc biệt những khu vực thường xuyên có thiên tai, bão lũ. Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ưu tiên bố trí kinh phí cho phát triển giáo dục mầm non, đáp ứng yêu cầu huy động trẻ em tới trường và để thực hiện mục tiêu phổ cập; sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ các Chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư cho đổi mới, phát triển giáo dục mầm non…

Đọc thêm

Nestlé Việt Nam ký kết hợp tác với ĐH Quốc gia TP HCM thực thi mô hình “3 nhà” Giáo dục

Nestlé Việt Nam ký kết hợp tác với ĐH Quốc gia TP HCM thực thi mô hình “3 nhà”

TTTĐ - Nestlé Việt Nam và Đại học Quốc gia TP HCM vừa ký kết hợp tác nhằm phối hợp triển khai nhiều sáng kiến thiết thực nhằm đào tạo, phát triển và kết nối nhân tài trẻ theo mô hình hợp tác “3 nhà” (Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp) vừa ra mắt.
Hà Nội có thêm 4 học sinh ưu tú được kết nạp Đảng Giáo dục

Hà Nội có thêm 4 học sinh ưu tú được kết nạp Đảng

TTTĐ - Chiều 26/5, Chi bộ Trường THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng, Hà Nội tổ chức lễ kết nạp Đảng cho 4 học sinh lớp 12.
Trường THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng tuyên dương học sinh tiêu biểu Giáo dục

Trường THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng tuyên dương học sinh tiêu biểu

TTTĐ - Sáng 26/5, Trường THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng, Hà Nội tổ chức Lễ bế giảng năm học 2024 - 2025, khép lại một năm học với nhiều thành tích nổi bật và những dấu ấn đáng nhớ.
Đã có 16 học sinh Trường THPT Việt Đức được kết nạp Đảng Giáo dục

Đã có 16 học sinh Trường THPT Việt Đức được kết nạp Đảng

TTTĐ - Sáng 26/5, Đảng bộ Trường THPT Việt Đức, Hà Nội tổ chức Lễ kết nạp đảng viên cho 12 quần chúng là học sinh xuất sắc, ưu tú.
400 học sinh Hà Nội thi Toán học quốc tế WMI vòng quốc gia Giáo dục

400 học sinh Hà Nội thi Toán học quốc tế WMI vòng quốc gia

TTTĐ - Vòng quốc gia Kỳ thi Toán học Quốc tế WMI 2025 vừa được tổ chức thành công tại Trường THCS Trần Duy Hưng (Hà Nội) ngày 25/5. Kỳ thi diễn ra trong không khí nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo chất lượng chuyên môn và công tác tổ chức theo tiêu chuẩn quốc tế.
Gần 29.000 thí sinh đăng ký thi lớp 10 công lập tại Hải Dương Giáo dục

Gần 29.000 thí sinh đăng ký thi lớp 10 công lập tại Hải Dương

TTTĐ - Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương, toàn tỉnh có gần 29.000 học sinh lớp 9 đăng ký dự thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025 - 2026.
Khởi đầu vững vàng với giáo dục mầm non: Từ yêu thương đến tự lập Giáo dục

Khởi đầu vững vàng với giáo dục mầm non: Từ yêu thương đến tự lập

TTTĐ - Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục. Việc áp dụng những phương pháp giáo dục tiên tiến, phù hợp sẽ giúp trẻ nhỏ phát triển đầy đủ về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ ngay từ những bước chân chập chững đầu đời.
Áp lực mùa thi: Hành trình trưởng thành và rèn luyện bản lĩnh Giáo dục

Áp lực mùa thi: Hành trình trưởng thành và rèn luyện bản lĩnh

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần, mang theo những áp lực không nhỏ cho các sỹ tử 2k7. Đây không chỉ là kỳ thi quan trọng nhất sau 12 năm học mà còn là cánh cửa quyết định tương lai, định hình con đường sự nghiệp của các em.
Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật góp 1 tỷ đồng tặng sinh viên Giáo dục

Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật góp 1 tỷ đồng tặng sinh viên

TTTĐ - Mới đây, GS Furuta Motoo, Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật (VJU) - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã quyết định dành 1 tỷ đồng trích từ tiền thưởng của Giải thưởng Bảo Sơn vừa được nhận để quyên góp cho quỹ học bổng sinh viên nhà trường và ủng hộ các tổ chức giáo dục.
116 thí sinh tranh tài tại Hội thi tin học trẻ Quảng Nam 2025 Giáo dục

116 thí sinh tranh tài tại Hội thi tin học trẻ Quảng Nam 2025

TTTĐ - Tỉnh đoàn Quảng Nam vừa phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, cùng Viễn thông Quảng Nam tổ chức Hội thi tin học trẻ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXVII năm 2025.
Xem thêm