Tag

Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp

Nông thôn mới 14/05/2024 22:00
aa
TTTĐ - Chiều 14/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị trực tuyến chuyên đề "Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp".
Xây dựng Nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp Nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành nông nghiệp Ngành Nông nghiệp "vượt cơn gió ngược", đóng góp quan trọng, toàn diện Ngành Nông nghiệp Thủ đô tăng trưởng 2,74%
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ghi nhận, biểu dương nỗ lực của ngành nông nghiệp trong chuyển đổi số - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ghi nhận, biểu dương nỗ lực của ngành nông nghiệp trong chuyển đổi số - Ảnh: VGP/Hải Minh

Tham dự hội nghị tại điểm cầu Trụ sở Bộ NN&PTNT có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp công nghệ thông tin.

Nông nghiệp luôn là nền tảng vững chắc

Đây là hội nghị đầu tiên được tổ chức theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, phù hợp với chủ đề chuyển đổi số quốc gia năm 2024 là "Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững".

Hội nghị nhằm đánh giá thực trạng, các điểm nghẽn về tình hình số hóa, ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, mô hình thực tiễn trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp; chỉ ra những giải pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, ứng dụng số hóa nhanh và hiệu quả hơn nữa trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nông nghiệp luôn là nền tảng vững chắc, trụ cột kinh tế đóng vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo an ninh lương thực và là nguồn cung cấp các sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân.

Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã chủ động triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số, nhất là ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn, như trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu, IoT, tự động hóa... vào hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đã giúp tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

Tuy nhiên, công cuộc số hóa trong lĩnh vực nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương còn gặp không ít rào cản và thách thức, như tỷ trọng kinh tế số trong ngành nông nghiệp còn thấp nhiều so với mục tiêu Chính phủ đặt ra đến năm 2025 là 10%.

Ngành nông nghiệp là một trong những ngành có nhiều dữ liệu nhất, nhưng tỉ lệ thu thập còn ít; chuyển đổi số còn mới mẻ với cả người đứng đầu các địa phương và đặc biệt là người nông dân.

Đặc biệt, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu khắt khe về truy suất nguồn gốc của các nước nhập khẩu.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Kiến nghị sớm phê duyệt Đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Tại cuộc họp, các địa phương kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt Đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp; Bộ NN&PTNT sớm ban hành cấu trúc dữ liệu ngành nông nghiệp và cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp số tham gia thúc đẩy chuyển đổi số ngành nông nghiệp; xây dựng bản đồ số về vùng cây trồng để phục vụ việc quản lý thổ nhưỡng, đất đai.

Bộ NN&PTNT cũng cần hướng dẫn các địa phương thực hiện hiệu quả các nội dung trong Đề án 06 trong lĩnh vực nông nghiệp; tăng cường tập huấn cho các địa phương nâng cao trình độ tiếp cận công nghệ thông tin, kỹ năng quảng bá trên các sàn thương mại điện tử, các địa phương kiến nghị.

Các doanh công nghệ số mong muốn được tạo điều kiện tiếp cận các dự án chuyển đổi số của nhà nước, trong đó có lĩnh vực kiểm kê và quản lý phát thải khí nhà kính.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ghi nhận, biểu dương nỗ lực của ngành nông nghiệp trong chuyển đổi số, đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, góp phần vào những kỳ tích mà ngành nông nghiệp đạt được trong thời gian vừa qua.

Phó Thủ tướng cũng nêu rõ thể chế cho phát triển nông nghiệp nói chung và cho chuyển đổi số trong nông nghiệp còn những điểm nghẽn cần tháo gỡ; hạ tầng số trong nông nghiệp còn yếu; tỉ lệ dịch vụ công toàn trình mới đạt 16% trong khi mục tiêu của Chính phủ là 80%; tỉ lệ dữ liệu được thống kê và kết nối được chưa cao; còn thiếu hụt nhân lực chuyển đổi số, tỉ trọng đóng góp kinh tế số trong GDP còn khiêm tốn.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT tập trung thúc đẩy chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho người nông dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với nông dân thì thủ tục hành chính càng phải đơn giản hơn.

Bộ cần hợp nhất Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ thành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tập trung duy nhất của bộ; kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia theo đúng lộ trình; kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống; định danh được hệ thống tàu cá phục vụ quản lý, chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.

Đối với việc xây dựng cơ sở dữ liệu, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT tập trung xây dựng, chuẩn hóa dữ liệu ngành sao cho chuẩn xác, đầy đặn, cập nhật kịp thời, đặc biệt phải dễ hiểu, dễ ứng dụng; phát triển hạ tầng số, các nền tảng số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Do lĩnh vực quản lý rộng, lượng dữ liệu lớn, Bộ cần xác định thứ tự ưu tiên khi xây dựng các cơ sở dữ liệu và triển khai tới bờ tới bến, tới nơi tới chốn, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp công nghệ số, như VNPT, Viettel, FPT… tích cực tham gia hỗ trợ ngành nông nghiệp chuyển đổi số.

Đối với các kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ NN&PTNT và Bộ TT&TT ghi nhận, giải quyết, và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Đọc thêm

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân Nông thôn mới

Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn, qua đó, góp phần triển khai hiệu quả cuộc vận động giải phóng mặt bằng (GPMP) phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Ngày 8/6, xã Đại Thắng (huyện Phú Xuyên) công bố quyết định và đón nhận danh hiệu đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.
Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững Nông thôn mới

Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững

TTTĐ - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã giúp sản xuất nông nghiệp ở Phú Xuyên (Hà Nội) ngày càng phát triển. Hiện nay, toàn huyện có nhiều vùng sản xuất chuyên canh rau, lúa, thủy sản, cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân địa phương.
Xem thêm