Tag

Thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn

Nông thôn mới 21/03/2019 15:40
aa
TTTĐ – Sáng 21/3, tại Thành phố Huế diễn ra Tọa đàm “Thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn”. Sự kiện do Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ môi trường toàn cầu, Chương trình phát triển Liên hợp Quốc phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây thuốc Dân tộc cổ truyền, Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung, Đại học Nông lâm Huế, Công ty Cổ phần Dược khoa và Trường ĐH Dược Hà Nội tổ chức.

Thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn

Các đại biểu tham quan triển lãm

Bài liên quan

Phú Xuyên: Thêm một xã đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới

Phú Xuyên: Đời sống tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao

Sức xuân phơi phới trên những vùng nông thôn mới

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội kiểm tra công tác triển khai vụ Xuân tại Phú Xuyên

Tham dự buổi tọa đàm có 70 đại biểu đến từ 20 tỉnh/ thành phố và các cơ quan, đơn vị như Văn phòng Nông thôn mới Quốc gia, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Môi trường; Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện khoa học Lâm nghiệp, đại diện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng 16 các hợp tác xã OCOP và các công ty dược…

Ông Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, phát biểu tại buổi tọa đàm
Ông Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, phát biểu tại buổi tọa đàm

Buổi tọa đàm “Thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn” tập trung vào ba mục tiêu chủ đề chính, bao gồm: Thứ nhất là trao đổi của các chuyên gia phát triển cộng đồng về vấn đề liên kết kinh tế tập thể Hợp tác xã (HTX) nhằm hình thành và phát triển các HTX có mô hình tổ chức, một số “quy luật”, phát triển nhân lực. Thứ hai là lấy ý kiến của các chuyên gia thị trường về vấn đề phát triển sản phẩm, phát triển kênh thị trường (HTX tự làm và liên kết với doanh nghiệp), sản phẩm OCOP và du lịch, vai trò của nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nước. Thứ ba, qua buổi tọa đàm sẽ trao đổi kinh nghiệm thực tiễn trong huy động nguồn lực, thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân và CSOs.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã xác định rõ, nhờ tuân thủ tiêu chuẩn sản xuất bền vững, sản phẩm từ bảo tồn ngày càng có chất lượng với quy trình sản xuất chung có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan đã giải quyết bài toán thị trường hiệu quả. Cho thấy, chuỗi giá trị bền vững không chỉ có ý nghĩa sinh kế, cải thiện thu nhập, nâng cao cạnh tranh cho người dân và doanh nghiệp mà còn đặc biệt đóng góp lớn vào công tác bảo tồn khi người dân giảm được áp lực phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên.

Toàn cảnh buổi tọa đàm
Toàn cảnh buổi tọa đàm

Phát biểu tại buổi tọa đàm “Thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn”, ông Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết: “Tôi hoàn toàn nhất trí với ba mục tiêu của buổi hội thảo. Nội dung hội thảo rất cần thiết và phù hợp với nhiệm vụ phát triển bền vững nói chung và phát triển nông thôn Việt Nam vì một nông thôn thịnh vượng, nông thôn phát triển xanh, bền vững về văn hóa và đa dạng sinh học, quan trọng vì sự phát triển của con người ở khu vực nông thôn. Kết quả trọng tâm của Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới không chỉ đóng góp vào sự phát triển đối với khu vực nông thôn mà còn mang giá trị sâu sắc về bảo tồn các giá trị tự nhiên, cũng như các giá trị văn hóa của các dân tộc, các vùng miền. Đồng thời có các biện pháp tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn.

Báo cáo đề dẫn tại buổi tọa đàm, PGS.TS. Trần Văn Ơn, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây thuốc Dân tộc Cổ truyền, Cố vấn Chương trình OCOP Quốc gia đã nhấn mạnh đến vấn đề phát triển sản phẩm, phát triển kênh thị trường (HTX tự làm và liên kết với doanh nghiệp). Nhấn mạnh về vai trò của HTX trong thời kỳ hội nhập, PGS.TS. Trần Văn Ơn cho biết: Kinh tế tập thể là một thành phần kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức đa dạng, từ thấp đến cao, như tổ hợp tác sản xuất, câu lạc bộ sản xuất, các hội nghề,... trong đó HTX là nòng cốt, là một tổ chức tập hợp và liên kết rộng rãi các cá nhân, các hộ sản xuất, kinh doanh, các pháp nhân. Bên cạnh sở hữu của các thành viên, còn dựa trên sở hữu tập thể và được quản lý dân chủ.

PGS.TS. Trần Văn Ơn, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây thuốc Dân tộc Cổ truyền, Cố vấn Chương trình OCOP Quốc gia phát biểu tại buổi tọa đàm
PGS.TS. Trần Văn Ơn, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây thuốc Dân tộc Cổ truyền, Cố vấn Chương trình OCOP Quốc gia phát biểu tại buổi tọa đàm

Cũng theo PGS. TS. Trần Văn Ơn, HTX sẽ giúp những người lao động, những người sản xuất nhỏ tự nguyện tập hợp nhau lại trong một tổ chức kinh tế chung để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề sản xuất, kinh doanh và đời sống của họ, đủ sức cạnh tranh và chống lại sự chèn ép của các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế lớn. Đây cũng là phương thức để bảo đảm lợi ích và xây dựng vị thế của họ trong điều kiện của kinh tế thị trường và hội nhập.

Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, các đại biểu đã bàn về các chiến lược phát triển nông thôn theo không gian lãnh thổ và vùng kinh tế; Chiến lược sản xuất nông nghiệp thông minh, hữu cơ và Chiến lược phát triển 3 trục sản phẩm. Đồng thời, các đại biểu cũng đề ra các giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn.

Thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn

Định hướng chiến lược phát triển nông thôn Việt Nam đến năm 2030, ông Ngô Tất Thắng, Phó chánh Văn phòng điều phối Trung ương đưa ra ba chiến lược phát triển chính. Bao gồm chiến lược phát triển nông thôn theo không gian lãnh thổ và vùng kinh tế: Theo đó sẽ phát triển nông thôn theo trục dọc (1) Bắc – Nam, được tổ chức không gian phát triển theo đường bờ biển và Quốc lộ 1A, cho khu vực đồng bằng và ven biển; Theo trục dọc (2) Bắc - Nam, được tổ chức không gian phát triển theo Quốc lộ 15 (đường Hồ Chí Minh), cho khu vực trung du và miền núi; Phát triển nông thôn trục ngang trọng tâm theo 3 Tây: Vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ (trong giai đoạn 2020 - 2030) và các trục ngang khác sau 2030. Các dự án vùng du lịch – nông dược trọng điểm (ngoài vùng sản xuất nông nghiệp lớn, ngoài các cứ điểm công - nông nghiệp) theo các trục dọc và ngang đất nước.

Về chiến lược sản xuất nông nghiệp thông minh, hữu cơ, sẽ tổ chức về KHCN phục vụ sản xuất nông nghiệp thông minh. Lựa chọn đối tác quốc tế có trình độ để chuyển giao KHCN ở các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

Đối với chiến lược phát triển 3 trục sản phẩm nông nghiệp, ông Thắng nhấn mạnh tập trung thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, để phát triển kinh tế nông thôn và phục vụ phát triển du lịch Việt Nam. Cụ thể, với sản phẩm thực phẩm, đồ uống; sản phẩm chăm sóc sức khỏe; sản phẩm dịch vụ Du lịch nông thôn; sản phẩm thời trang; sản phẩm trang trí, tinh thần; sản phẩm thỏa mãn tinh thần…

Song song với buổi tọa đàm, còn diễn ra buổi triển lãm sản phẩm được xây dựng chuỗi giá trị thành công theo các tiêu chuẩn như VietGap, Global Gap, Organic ...
Song song với buổi tọa đàm, còn diễn ra buổi triển lãm sản phẩm được xây dựng chuỗi giá trị thành công theo các tiêu chuẩn như VietGap, Global Gap, Organic ...

Bàn về các giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ bảo tồn, các đại biểu đều nhất trí phương án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho nông dân, cho CEO nông dân. Bên cạnh đó cần tổ chức huy động nguồn lực đầu tư và tổ chức hệ thống, bộ máy thực hiện.

Song song với buổi tọa đàm, còn diễn ra buổi triển lãm sản phẩm gồm 20 gian hàng trưng bày nhằm giới thiệu và tạo cơ hội liên kết hợp tác 10 mô hình sản phẩm đã được xây dựng chuỗi giá trị thành công theo các tiêu chuẩn như VietGap, Global Gap, Organic đối với các sản phẩm nông nghiệp, tiêu chuẩn GACP – WHO đối với dược phẩm từ dự án được UNDP/GEF SGP tài trợ.

Các sản phẩm từ bảo tồn được trưng bày tại buổi triển lãm gồm: Thuốc người Dao, tinh dầu, cây bon bo, cây hương bài, thiên liên kiện, lúa Ra Dư trồng trên đất keo tràm… Bên cạnh các sản phẩm từ bảo tồn, triển lãm còn giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp từ một số mô hình phát triển sinh kế, du lịch và cải thiện thu nhập nhằm góp phần thúc đẩy bảo tồn như: tôm sinh thái, lạc, sắn, sò lông…

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật Nông thôn mới

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn nhằm cung cấp, trang bị các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi… cho bà con nông dân, từ đó giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất, kỹ thuật canh tác.
Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi Nông thôn mới

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh dại gia tăng, ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như đàn vật nuôi.
Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 3.317 sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Xem thêm