Tag

Thừa Thiên Huế: Bất ngờ bị chấm dứt hợp đồng lao động, nhiều giảng viên “kêu cứu”

Bạn đọc 19/10/2019 05:11
aa
TTTĐ - Trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với hàng loạt lao động có hợp đồng không xác định thời hạn. Sự việc khiến hàng chục người lâm vào cảnh oái ăm.

Thừa Thiên Huế: Bất ngờ bị chấm dứt hợp đồng lao động, nhiều giảng viên “kêu cứu”

Bài liên quan

Hà Nội dự kiến xét tuyển toàn bộ các trường hợp giáo viên đã ký hợp đồng 5 năm trở lên

Quảng Ninh: Tạm dừng ký hợp đồng lao động tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Khi nào chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động?

Trường Đại học Nghệ thuật Huế bất ngờ chấm dứt Hơph đồng lao động hàng loạt giảng viên do khó về tài chính
Trường Đại học Nghệ thuật Huế bất ngờ chấm dứt Hơph đồng lao động hàng loạt giảng viên do khó về tài chính

Nhiều giảng viên trẻ đã mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc đi học Thạc sĩ ở Thái Lan với hy vọng sẽ được gắn bó công việc lâu dài với nhà trường, nhưng giờ đành chấp nhận nghỉ việc. Lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được nhà trường đưa ra là, xuất phát từ việc tuyển sinh của nhà trường giảm sút theo từng năm, dẫn đến không có nguồn thu và ngân sách đã cạn kiệt.

Tuyển sinh giảm theo từng năm

Đại học Nghệ thuật Huế được xem là cái nôi đào tạo các ngành nghệ thuật của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Thế nhưng, nhiều năm trở lại đây, nhà trường lại khó khăn trong tuyển sinh.

Theo lãnh đạo nhà trường, trong năm học 2019-2020 chỉ tuyển được 47 sinh viên. Hiện trường đang đào tạo cho gần 250 sinh viên. Trong đó, toàn Khoa Hội họa chỉ có 9 sinh viên/13 giảng viên; Khoa Điêu khắc có 3 sinh viên/5 giảng viên; Khoa Sư phạm Mỹ thuật có 16 sinh viên/13 giảng viên; riêng Khoa Mỹ thuật ứng dụng có số lượng sinh viên nhiều nhất với 218 em/20 giảng viên.

Ngay sau buổi khai giảng đầu năm học mới, lãnh đạo Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã có Quyết định số 45/TB-ĐHNT về việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với 21 cán bộ đang công tác tại đây.

Các cán bộ này thuộc nhiều bộ phận: Phòng Tổ chức hành chính, Đào tạo công tác sinh viên, Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế, Tổ Kế hoạch - Tài chính, Khoa Hội họa, Khoa Mỹ thuật Ứng dụng và Tổ cơ sở ngành.

“Do quá khó khăn về tài chính nên nhà trường đã hết cách, dẫn đến tình trạng đáng tiếc này. Trường sẽ tuân thủ các quy định theo Luật Lao động, đảm bảo các chế độ với cán bộ, giảng viên, nhân viên thôi việc”. - TS Đỗ Xuân Phú, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Nghệ thuật Huế nói.

Theo thầy Phú, trường đã khó khăn từ những năm trước. Trong năm học 2016-2017, một số lãnh đạo trường đã phải mang sổ đỏ nhà riêng đi vay ngân hàng lấy tiền trả lương.

Việc cắt HĐLĐ nói trên xuất phát từ nguyên nhân việc tuyển sinh của nhà trường giảm sút theo từng năm, dẫn đến không có nguồn thu và ngân sách cạn kiệt.

Việc buộc chấm dứt HĐLĐ do nhà trường gặp khó khăn về tài chính
Việc buộc chấm dứt HĐLĐ do nhà trường gặp khó khăn về tài chính

Qua tìm hiểu, hiện trường có tất cả 101 cán bộ, giảng viên, nhân viên biên chế và HĐLĐ. Đối với cán bộ HĐLĐ, nhà trường phải lo chi trả lương, còn cán bộ thuộc biên chế, ngân sách nhà nước chi trả 70% lương, 30% còn lại trường phải cân đối các nguồn thu - chi để đáp ứng.

Bình quân mỗi năm, trường được cấp khoảng 6,5 tỷ từ nguồn ngân sách Nhà nước, số tiền này chỉ vừa đủ trả tiền lương và bảo hiểm cho đội ngũ biên chế. Riêng cán bộ, giảng viên, nhân viên HĐLĐ mỗi tháng được trường chi trả lương và bảo hiểm khoảng 100 triệu đồng; mỗi năm 1,2 tỷ.

“Dù trường đã vận dụng các nguồn thu khác để trả lương cho lao động hợp đồng nhưng mỗi năm vẫn bị âm hàng trăm triệu. Đây là điều bất khả kháng, bản thân lãnh đạo trường cũng buồn và tiếc nuối nhưng không thể làm gì được...Theo đó, sẽ có 7 giảng viên (trong tổng số 21 cán bộ) sẽ phải chấm dứt HĐLĐ, tuy nhiên không ảnh hưởng đến công tác đào tạo tại các khoa. Bởi hiện tại, sinh viên ở trường rất ít, trong khi số giảng viên còn hơn 70 người, vẫn rất dư dả nguồn lực” -Thầy Phú thông tin thêm.

Lao động “kêu cứu”

Việc chấm dứt HĐLĐ đã khiến nhiều người “sốc” và than thở. Ông Hồ Triều (52 tuổi, ngụ phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, bảo vệ nhà trường chính) cho biết, ông đã làm việc ở đây gần 24 năm, với bao nhiêu kỷ niệm gắn bó ở ngôi trường.

“Giờ già rồi, nghe có thông báo cho nghỉ việc buồn lắm. Chừng này tuổi, tôi không biết đi đâu xin việc nữa. Trường có 2 bảo vệ, 3 vệ sinh tạp vụ thì đợt này đều bị chấm dứt HĐLĐ cả. Thời gian tới trường có 5 tòa nhà không có bảo vệ và lao công. Dù đã nhận được quyết định nhưng mình vẫn làm việc bình thường vì lương tâm nghề nghiệp”. - ông Triều tâm sự.

Vợ chồng thầy Trần Sông Lam (37 tuổi, Khoa Hội họa) và cô Nguyễn Thị Thu Hà (Khoa Cơ sở ngành) đều có tên trong danh sách bị chấm dứt hợp đồng.

Cả hai thầy, cô trước đây đều là sinh viên xuất sắc được giữ lại trường làm giảng viên và có rất nhiều giải thưởng về sáng tác.

“Hai vợ chồng tôi đã bỏ tiền đi học thạc sĩ cách đây không lâu, đang còn nợ và phải ở nhà thuê; nuôi 2 con nhỏ. Buồn lắm, nhưng giờ không biết phải làm sao”. –Thầy Lam chia sẻ.

Bị bất ngờ chấm dứt HĐLĐ, cuộc sống nhiều người bỗng khó khăn vì mất việc đột xuất
Bị bất ngờ chấm dứt HĐLĐ, cuộc sống nhiều người bỗng khó khăn vì mất việc đột xuất

Tài chính cạn kiệt không thể xoay sở

Được biết, trước khi đưa ra quyết định này, Trường Đại học Nghệ thuật Huế cũng đã làm tờ trình xin mượn quỹ lương của Đại học Huế nhưng không được đồng ý.

Theo lãnh đạo Đại học Huế, vào năm 2017 đơn vị này thông qua Hội đồng Đại học, Đảng ủy, các trường để vận dụng quỹ chung, hỗ trợ 2,5 tỷ cho Trường Đại học Nghệ thuật Huế mượn, ứng trước để trả lương cho cán bộ vì quá khó khăn.

Năm 2018, tiếp tục hỗ trợ cho trường giải quyết 2 tháng lương cho cán bộ, nhân viên và chế độ Tết, tức là Đại học Huế đã làm hết sức trên mọi phương diện, nhất là tài chính.

Đại học Huế cũng giao nhà trường tái cấu trúc nguồn thu cùng nhiều biện pháp khác nhưng không làm được, vì thế trường phải quyết định chấm dứt HĐLĐ với một số cán bộ, nhân viên.

“Nhà trường giải quyết vấn đề trên đúng quy định pháp luật và cũng đã trăn trở, vì nếu tiếp tục giữ những lao động đó ở lại, sẽ ảnh hưởng quyền lợi của họ do khó trả lương, trong khi nhiều cán bộ trẻ còn có thể tìm cơ hội khác. Đại học Huế từng nhiều lần đề nghị các Bộ, ban ngành liên quan về cơ chế đặc thù của ngành nghệ thuật nhưng chưa có cơ chế. Mong rằng các Bộ, ngành Trung ương xem xét...” - TS Trương Quý Tùng, Phó Giám đốc Đại học Huế cho biết.

Cũng theo lãnh đạo Trường Đại học Nghệ thuật Huế, thời gian tới nhà trường sẽ tăng cường tuyển sinh. Theo quy định khi không có nguồn tuyển sinh thì trường sẽ giải thể... Còn nếu trường tuyển được sinh viên và có nhu cầu tuyển dụng giảng viên, trường sẽ mời những người đã cho nghỉ việc làm việc trở lại...

Đọc thêm

Kon Tum: Khẩn trương xử lý hành vi lấn chiếm đường dân sinh Bạn đọc

Kon Tum: Khẩn trương xử lý hành vi lấn chiếm đường dân sinh

TTTĐ – Vụ việc Công ty TNHH MTV 732 cấp đất trái quy định, trái thẩm quyền cho hộ ông Ngô Sỹ Ngạn đã được Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Kon Tum chỉ đạo các cơ quan ban ngành xử lý dứt điểm. Tuy nhiên, đến nay hộ ông Ngô Sỹ Ngạn vẫn chưa chấp hành bàn giao đất lại cho Nhà nước quản lý theo quy định.
Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch Bảo vệ người tiêu dùng

Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch

TTTĐ - Với lời hứa có khách sẵn mua và chỉ trong vòng nửa tháng là thực hiện xong việc sang nhượng nhưng đã nhiều tháng trôi qua, ông P cùng nhiều khách hàng khác vẫn trông ngóng vô vọng dù tiền đã đóng đủ cho công ty môi giới.
Khẩn trương sửa chữa các biển báo giao thông hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Đường dây nóng

Khẩn trương sửa chữa các biển báo giao thông hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

TTTĐ – Đoàn công tác yêu cầu VEC thực hiện ngay việc sửa chữa các biển báo để đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người tham gia giao thông trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Hàng loạt khách hàng “tố” Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận Đường dây nóng

Hàng loạt khách hàng “tố” Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận

TTTĐ - Hàng loạt khách hàng đã đồng loạt tố cáo Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận - chủ đầu tư dự án Sunbay Park Hotel & Resort (phường Mỹ Bình, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) với nhiều nội dung liên quan dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng, chậm bàn giao căn hộ…
Quảng Nam: Chuyện "cấm đường" vô lý cạnh trạm BOT Đường dây nóng

Quảng Nam: Chuyện "cấm đường" vô lý cạnh trạm BOT

TTTĐ - Đường ĐH15 đã được sửa chữa, thảm nhựa nhưng các phương tiện ô tô vẫn bị cấm lưu thông để ra vào quốc lộ 1 qua phường Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn.
Xuất hiện nhiều biển báo "trắng" trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Bạn đọc

Xuất hiện nhiều biển báo "trắng" trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

TTTĐ – Với tốc độ cho phép phương tiện chạy tối đa 120 km/h trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, nhiều biển báo hiệu đường bộ rách nát “trắng” thông tin, khiến người điều khiển phương tiện không nắm được thông tin phía trước, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam “vướng” nhiều phản ánh từ người lao động Nhịp sống phương Nam

Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam “vướng” nhiều phản ánh từ người lao động

TTTĐ - Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam và người lao động đang trong quá trình giải quyết các phản ánh liên quan tới việc chấm dứt hợp đồng lao động, điều chỉnh chức danh nghề nghiệp trong bảo hiểm xã hội, về hưu sớm…
Đất công nhưng tiền chảy vào “túi ông" Đường dây nóng

Đất công nhưng tiền chảy vào “túi ông"

TTTĐ - Gần 10.000m2 đất công nằm ở vị trí “vàng” thuộc phường Cổ Nhuế 2 đang được biến thành sân bóng, chỗ trông xe thu lợi bất chính nhưng chính quyền lại nói không hề hay biết.
Công trình mới đưa vào vận hành thang máy đã hư hỏng Đường dây nóng

Công trình mới đưa vào vận hành thang máy đã hư hỏng

TTTĐ - Hệ thống thang máy tại Trung tâm y tế quận Sơn Trà bị "tê liệt" một phần mặc dù chưa được chủ đầu tư bàn giao chính thức theo quy định.
Cần làm rõ việc nhiều công trình xây dựng trái phép tại xã Kiền Bái? Đường dây nóng

Cần làm rõ việc nhiều công trình xây dựng trái phép tại xã Kiền Bái?

TTTĐ - Hàng chục vụ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất công, trong đó có 2 trưởng thôn nhưng lãnh đạo xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên không chỉ đạo xử lý. Trong khi đó, dòng họ Bùi dựng bia tưởng niệm cụ thủy tổ có công với xã ngay lập tức bị cưỡng chế.
Xem thêm