Thầy giáo Vừ Mí Pó ở Xín Cái
![]() |
Thầy Vừ Mí Pó cùng đồng nghiệp tham gia hoạt động văn nghệ
Bài liên quan
Chuyện về thầy giáo trẻ "truyền lửa" yêu thương
Xúc cảm bức thư gửi thầy giáo cũ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Lãnh đạo Trung ương Đoàn thăm, chúc mừng thầy Trần Văn Phòng
Tích cực “dân vận” loại bỏ hủ tục
Hiện nay, thầy giáo Vừ Mí Pó giảng dạy ở trường Phố thông Dân tộc bán trú THCS Xín Cái và cư trú tại thôn Lùng Vần Chải, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Sinh ra, lớn lên nơi rẻo cao, trong gia đình hoàn cảnh gặp đầy sóng gió, khó khăn. Bố mất khi anh chưa đầy 5 tuổi, còn một mình mẹ anh “một nắng hai sương”, làm trụ cột gia đình, nuôi bốn đứa con ăn học. Cũng bởi vậy, chàng trai Pó sớm phải lăn lộn với cuộc sống mưu sinh và quyết tâm cao trong học tập để xây dựng tương lai tươi sáng hơn.
Thầy giáo Vừ Mí Pó tâm sự: “Vốn sống trong hoàn cảnh khó khăn từ nhỏ nên sau khi học xong chương trình phổ thông, tôi đã tiếp tục theo học chuyên nghiệp tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang, với chuyên nghành Giáo dục thể chất. Ngay sau ngày tốt nghiệp, tháng 6/2009 tôi trở về địa phương tìm kiếm cơ hội việc làm, để có thể góp một phần sức lực nhỏ bé của mình cho nền giáo dục của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang”.
![]() |
Thầy Vừ Mí Pó cùng đồng nghiệp tham gia hoạt động văn nghệ |
Đến tháng 1/2010, anh Vừ Mí Pó được nhận vào giảng dạy tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Xín Cái. Ngôi trường cách xa trung tâm thị trấn Mèo Vạc khoảng 30km. Xã Xín Cái là địa bàn rộng. Các thôn nằm rải rác, xa trường, có những thôn cách hơn 20 km, giao thông đi lại khó khăn, thời tiết khắc nghiệt quanh năm bao phủ bởi sương mù. Mùa đông, nhiều khi nhiệt độ xuống rất thấp, thậm chí còn đóng băng. Biết những khó khăn, thử thách từ yếu tố khách quan và chủ quan không ít nhưng chàng trai trẻ vẫn sẵn sàng đối diện.
Tại trường, thầy Pó đảm nhận hai vai trò vừa là giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất, cùng với nhiệm vụ giáo viên làm Tổng phụ trách Đội. Những vị trí đặc thù này đòi hỏi thầy giáo trẻ phải thực sự tâm huyết, tỉ mỉ và dành nhiều thời gian cho các hoạt động, cũng như học thực hành của học sinh.
Thầy giáo trẻ luôn không ngừng cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Với điều kiện đặc thù trường là một trong các trường giáp biên cách xa trung tâm huyện, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu khắc nghiệt, trình độ dân trí thấp, lại kèm theo nhiều phong tục lạc hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy học.
Anh Pó kể, có những ngày anh cùng đồng nghiệp và các cán bộ trong xã sử dụng tiếng dân tộc H’Mông đến từng nhà phụ huynh học sinh để tuyên truyền, vận động họ không để các em học sinh tảo hôn. Anh Pó cũng chính là người dân tộc H’Mông nên hiểu sâu sắc về đồng bào và học trò của mình, cũng như cuộc sống nghèo khó ở đây. Vì vậy, anh dễ dàng tiếp cận, tuyên truyền, vận động đồng bào, thầy giáo trẻ cũng trở thành một cán bộ “dân vận” tích cực.
Luôn tự hào về nghề sư phạm
Với vai trò là giáo viên giảng dạy, anh Pó luôn tận tụy, hướng dẫn các em học sinh học tập. Trong nhiệm vụ làm giáo viên Tổng phụ trách Đội, thầy giáo trẻ luôn chủ động, sáng tạo tổ chức các hoạt động trò chơi, văn hóa văn nghệ cho học sinh, để từ đó giúp các em mạnh dạn giao tiếp với bạn bè, thầy cô, tự tin hơn. Thầy Pó còn thường xuyên giáo dục kỹ năng sống cho học trò qua công việc thực tế: Rửa bát, trồng rau xanh, hoạt động tập thể...
![]() |
Thầy Vừ Mí Pó dạy múa cho học sinh |
Thầy giáo trẻ Vừ Mí Pó còn là “cây văn nghệ” của nhà trường. Anh phối hợp tốt với các nghệ nhân dân gian tại địa phương truyền đạt, lan tỏa các làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống tới học sinh; Thường xuyên kêu gọi các nhà thiện nguyện, mạnh thường quân hảo tâm ủng hộ tiền mặt, các vật dụng cá nhân như: chăn, màn, quần áo rét, đồ dùng học tập... giúp phần nào đó cho các em yên tâm học tập.
Từng ấy công việc ở trường, từng ấy nhiệm vụ cũng đủ để thầy giáo 8X luôn bận rộn, thiếu thời gian cho gia đình. Thầy Pó trải lòng: “Con tôi từng hỏi: “Bố ơi, tại sao không đưa con đi khai giảng như bạn bè của con được bố của các bạn ấy đưa đến trường”. Tôi chỉ có thể trả lời rằng: “Bố bận nên không đưa con đi được”, dù thương con phải chịu thiệt thòi hơn các bạn khác”.
Theo anh Pó, giáo viên là như vậy, gác chuyện gia đình, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học sinh được tham gia học tập, lĩnh hội được tri thức, giúp các em sau này trở thành những người công dân có ích cho xã hội. “Vẫn biết sư phạm là một nghề khó khăn nhưng bản thân tôi vẫn luôn tự hào về nghề giáo của mình”, thầy Pó bày tỏ.
Với những đóng góp cho công tác giảng dạy, công tác Đoàn – Đội trong nhà trường, thầy Vừ Mí Pó được nhận Giấy khen danh hiệu Lao động tiên tiến của Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc và danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Mới đây, anh được Trung ương Đoàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc Trung ương tuyên dương, khen thưởng...
Thầy giáo Pó muốn gửi gắm đến các em học sinh thân yêu rằng, luôn chăm ngoan, cố gắng học tập rèn luyện, đấu tranh với những hủ tục lạc hậu, nỗ lực hơn nữa để có một tương lai tươi sáng hơn. “Tôi tin rằng, con đường học vấn, tích lũy tri thức sẽ giúp các em nhanh chóng trưởng thành và phát triển”, thầy Pó nói.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lắng nghe nhân chứng lịch sử kể chuyện 50 năm Thống nhất đất nước

"Góp nắng" trao yêu thương nơi biên giới Cao Bằng

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Hát vang bài ca tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh mừng đại lễ 30/4

Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích "đánh thức" thanh niên

Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới

Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ

Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số
