Thạc sĩ giáo dục Ngô Thị Kim Chi chia sẻ giải pháp cho học sinh, sinh viên đối phó dịch bệnh
![]() |
Thạc sĩ giáo dục Ngô Thị Kim Chi hướng dẫn giải pháp giúp học sinh, sinh viên tiếp tục học tập trong dịch bệnh Corona
Bài liên quan
Việt Nam ghi nhận trường hợp thứ 13 nhiễm virus corona nCoV
Đội cơ động của Bộ Y tế đến "ổ dịch" Vĩnh Phúc hỗ trợ chống dịch nCoV
Cơ hội trò chuyện trực tiếp với “bác sĩ nghìn like” về virus Corona
Hà Nội: Tăng cường tuyên truyền phòng, chống dịch Corona đến từng người dân
Ngay sau khi các Sở GD&ĐT của 63 tỉnh thành đồng loạt cho học sinh nghỉ học để phòng, tránh dịch bệnh do virus Corona tới tuần thứ hai, một số chuyên gia giáo dục cho rằng, nhà trường và phụ huynh nên cho học sinh học trực tuyến để theo kịp bài vở.
Hiện nay, hầu hết các trường đều triển khai kế hoạch cho học sinh học trực tuyến sau những ngày nghỉ đề phòng virus Corona. Các em học sinh cũng bắt đầu ý thức ngồi vào bàn học để không lãng phí thời gian.
Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi với thạc sĩ giáo dục Ngô Thị Kim Chi về vấn đề này.
Chào chị Kim Chi, khi dịch bệnh Corona bùng phát, rất nhiều trường ở các tỉnh, thành phố đã cho học sinh nghỉ học khiến kỳ nghỉ Tết kéo dài gần một tháng. Điều đó có ảnh hưởng gì tới học sinh cũng như ngành Giáo dục?
- Trước tình hình dịch bệnh do chủng mới của virus Corona gây ra đang diễn biến phức tạp, tốc độ lây nhiễm nhanh không chỉ ngành du lịch, dịch vụ mà tất cả các ngành nghề cũng như hệ thống giáo dục, giao thông, xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng.
Dịch bệnh Corona lây lan rất nhanh, chính vì thế các Sở GD&ĐT cho nghỉ học để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên. Đồng thời, các trường có thời gian tổ chức vệ sinh trường lớp, có sự đầu tư quan tâm hơn với các biện pháp phòng dịch.
![]() |
Theo thạc sĩ giáo dục Ngô Thị Kim Chi, cho học sinh nghỉ học là đảm bảo an toàn, ngăn chặn virus Corona có thể lây lan rộng ra cộng đồng |
Vấn đề đặt ra là khoảng thời gian nghỉ quá lâu lại khiến cho các em dễ lơ là bài vở, ảnh hưởng tới các kế hoạch khác cũng như các vấn đề thi chuyển cấp của học sinh khối cấp 2, 3.
Mặc dù theo khung thời gian năm học, Bộ GD&ĐT có quỹ thời gian dự phòng và tính đến tình huống học sinh phải nghỉ học do thiên tai, dịch bệnh hay thời tiết nhưng với diễn biến khó lường của dịch bệnh Corona thì khoảng thời gian nghỉ quá dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tiếp thu kiến thức và quá trình học tập, giảng dạy.
Chưa kể đến việc học sinh, sinh viên ở nhà không tiếp thu đầy đủ được kiến thức mà còn khiến phụ huynh khó có thể điều chỉnh công việc phù hợp để trông con cái, đặc biệt là lứa tuổi mầm non hay tiểu học.
Vậy theo chị, đâu là giải pháp để các em vẫn theo kịp bài vở và có thể đảm bảo công tác phòng chống dịch một cách an toàn?
- Hiện nay, các em học sinh đã được các Sở GD&ĐT ở các tỉnh, thành cho nghỉ thêm một tuần nữa sau khi đã nghỉ một tuần trước đó.
Với khoảng thời gian dài như vậy theo tôi các trường nên chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch, tổ chức dạy học bù và hướng dẫn việc ôn tập cho học sinh phù hợp điều kiện thực tiễn thông qua các hình thức khác nhau như tin nhắn, email, group của lớp, trang web của trường hoặc sổ liên lạc điện tử…
Đặc biệt, mạng internet phát triển, giáo viên nên khuyến khích học sinh tổ chức học trực tuyến để có môi trường tương tác trực tiếp trong quá trình học tập, thảo luận với nhau; chấm bài, chữa bài cho học sinh.
Trên thực tế, nhiều trường sử dụng hình thức này để tổ chức các hoạt động học tập, luyện tập, vận dụng kiến thức cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp. Đây là những giải pháp được Bộ GD&ĐT khuyến khích sử dụng để ứng phó với dịch bệnh và duy trì việc dạy học.
![]() |
Chị Kim Chi cũng cho biết, đây là lúc nhà trường, học sinh và phụ huynh đồng hành để đảm bảo việc học tập không bị gián đoạn |
Để học sinh tiếp xúc với internet có e ngại các em sẽ sử dụng mạng tìm kiếm những điều không bổ ích hoặc chỉ chơi điện tử, chat chit với bạn bè?
- Để đạt được kết quả tốt thông qua học online không chỉ cần sự tự giác của các em mà còn có sự đồng hành của phụ huynh. Với sự hỗ trợ của cha mẹ và hướng dẫn từ xa của giáo viên, học sinh có thể lập kế hoạch tự học cá nhân, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp để phòng bệnh trong thời gian học tập tại nhà.
Học sinh sau khi làm xong bài tập có thể gửi bài qua email cho giáo viên. Giáo viên căn cứ vào giờ gửi bài tập để chấm điểm một cách nghiêm túc như học trên lớp.
Tất cả các điểm kiểm tra trong thời gian học online này đều được công nhận như kết quả học trên lớp. Bởi các em làm việc độc lập, kiến thức kiểm tra lấy chương trình làm chuẩn, thoát ly được sách giáo khoa nên sẽ hạn chế được việc sao chép, tham khảo từ sách vở.
Ngay sau khi tình hình dịch bệnh ổn định, các trường cũng cần tiến hành tổ chức học bù để các em có thể tiếp thu được kiến thức mới, được trao đổi với các bạn bè, nhóm và phát huy tốt hơn khả năng sáng tạo của mình.
Cảm ơn chị về những chia sẻ!
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Từ vườn ươm Việt Đức tới sân chơi khoa học kỹ thuật quốc tế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam "chắp cánh" ước mơ ngành Du lịch

“6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đầu cấp

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, gia đình và các cơ sở giáo dục

Dự thảo nhiều điểm mới trong quy định khen thưởng, kỷ luật học sinh

Bữa trưa miễn phí cho học sinh: Chủ trương đúng, lợi ích dài lâu

Nhịp cầu giáo dục thắt chặt quan hệ hữu nghị Việt - Nga

133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học

Quận Hai Bà Trưng xác minh thông tin giáo viên dạy thêm sai quy định
