Từ vườn ươm Việt Đức tới sân chơi khoa học kỹ thuật quốc tế
Học sinh Hà Nội giành 2 giải Nhất khoa học kỹ thuật quốc gia Học sinh THPT Việt Đức được chọn thi khoa học kỹ thuật quốc tế Hà Nội vinh danh học sinh đạt giải khoa học kỹ thuật quốc gia |
Ý tưởng lớn bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống
Với dự án mang tên “Vật liệu oxy hóa hiệu năng cao lithium vanadium oxide ứng dụng xử lý môi trường”, nhóm học sinh Đỗ Hà Phương và Nguyễn Đức Thái được Bộ GD&ĐT chọn tham dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế 2025 tại Mỹ. Đây là niềm tự hào đồng thời là áp lực không nhỏ với 2 học sinh Trường THPT Việt Đức.
![]() |
Đỗ Hà Phương và Nguyễn Đức Thái đã dành nhiều thời gian cho dự án. (Ảnh: NTCC) |
Chia sẻ về dự án của nhóm, Đỗ Hà Phương chia sẻ: “Vào mùa hè năm 2024, em và Đức Thái cùng tham gia Câu lạc bộ STEM. Qua các hoạt động của câu lạc bộ, chúng em nhận thấy, pin lithium được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hiện đại với các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop hay ô tô. Lithium là vật liệu khá hiếm và đắt đỏ nên nếu bỏ nó đi thì rất phí. Chúng em đã nghĩ đến việc làm sao để tái chế được nguồn vật liệu này”.
Đức Thái bổ sung thêm: “Chúng em phát hiện ra, nếu kết hợp lithium với một chất khác là vanadium thì sẽ đem lại phản ứng hoá học rất bất ngờ. Chất chiết tách được sau đó có thể xử lý được chất thải nhuộm”.
Theo Thái, đây là điều rất có ý nghĩa đối với ngành dệt, nhuộm vải để xử lý chất thải sau nhuộm, ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường trong ngành dệt nhuộm.
![]() |
Việc sử dụng pin lithium kết hợp với vanadium để tạo ra vật liệu mới có ý nghĩa lớn với xử lý nước thải ngành dệt nhuộm. (Ảnh: NTCC) |
Sau khi bàn bạc với nhau, hai học sinh Hà Phương - Đức Thái lên phương án nghiên cứu. Thái cho biết: “Chúng em gặp nhiều khó khăn vì cả lithium và vanadium đều là những chất mới. Trong nhiều nghiên cứu trước đây, chúng em mới chỉ được biết đến đề tài về tách lithium chứ chưa có nghiên cứu nào về việc ứng dụng nó”.
Không vì khó mà nản, tranh thủ những ngày cuối tuần, buổi tối sau khi tan học chính khoá, với tình yêu và niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Phương - Thái vùi mình trong phòng thí nghiệm của nhà trường, cặm cụi với lithium, chiết tách, nghiên cứu…
“Khó khăn lớn nhất của chúng em là việc sắp xếp thời gian. Chúng em phải phân bổ thời gian thật hợp lý với lịch học để xem khả năng mình có thể làm được những việc gì”, Hà Phương chia sẻ. Dự án của hai học sinh đã được thí nghiệm nhiều lần trên các mẫu nước thải thu được từ làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, Hà Đông và đều thu được những kết quả đáng khích lệ khi mẫu nước thải đã được xử lý tương đối triệt để.
Quả ngọt cho sự nỗ lực, cố gắng ấy là giải Nhất trong cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2024 -2025. Vinh dự hơn, từ ngày 10-16/5, hai em đại diện cho Việt Nam tham dự Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2025 được tổ chức tại Mỹ.
![]() |
Hà Phương và Đức Thái thường tranh thủ thời gian sau giờ học chính khoá để nghiên cứu khoa học. (Ảnh: Thanh Tùng) |
Ngôi nhà chung nuôi dưỡng đam mê khoa học
Vươn tới sân chơi khoa học kỹ thuật quốc tế là niềm vinh dự, tự hào đồng thời cũng là thử thách dành cho Đỗ Hà Phương và Nguyễn Đức Thái. Phương chia sẻ: “Em rất háo hức, hồi hộp cộng thêm chút áp lực nữa. Mọi công tác chuẩn bị để thuyết trình cho đề tài, chúng em đã hoàn tất. Em mong muốn được gặp gỡ, giao lưu và học hỏi ở những học sinh có cùng đam mê khoa học giống như mình. Chúng em hứa sẽ cố gắng thi đấu với tất cả nhiệt huyết và trí tuệ, không chỉ vì vinh quang cá nhân mà còn khẳng định tiềm năng của Việt Nam trên bản đồ tri thức toàn cầu”.
Những ngày đầu tháng 5, trong căn phòng làm việc của cô Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức luôn rộn ràng tiếng nói cười, trò chuyện của cô - trò. Tranh thủ chút thời gian ngắn ngủi trước cuộc thi, cô Hiệu trưởng Nguyễn Bội Quỳnh bồi dưỡng thêm khả năng thuyết trình bằng ngoại ngữ cho các học sinh, tiếp thêm năng lượng, sự tự tin cho các em.
![]() |
Để đến với sân chơi quốc tế, các em có sự chuẩn bị kỹ lưỡng bài thuyết trình bằng tiếng Anh. (Ảnh: Thanh Tùng) |
Chia sẻ với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, nhà giáo Nguyễn Bội Quỳnh - Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho biết: Đây là lần thứ ba, nhà trường vinh dự có học sinh tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế. Ở mỗi lần tham dự, các em đều mang đến những đề tài rất mới mẻ, có tính ứng dụng cao, thể hiện sự đầu tư, tâm huyết và tình yêu, đam mê với nghiên cứu khoa học.
Để có được thành tích đáng tự hào đó, trong ngôi nhà THPT Việt Đức, học sinh được khích lệ, khơi gợi sự sáng tạo để các em thoả sức “vẫy vùng” với tình yêu và đam mê. Theo cô Quỳnh, ngay từ lớp 10, nhà trường đã có những cuộc gặp gỡ, chia sẻ với phụ huynh để cùng con thoải mái lựa chọn môn học. Trong đó, các em được khích lệ chọn các môn khoa học tự nhiên. 100% học sinh của trường đều chọn tổ hợp có môn tự nhiên, 40% chọn tổ hợp toàn môn tự nhiên. Ngay từ đầu, nhà trường định hướng các tổ hợp lồng ghép môn tự nhiên và môn xã hội.
![]() |
Nhà giáo Nguyễn Bội Quỳnh - Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho biết, nhà trường luôn có các hoạt động để khơi gợi, khích lệ đam mê, sáng tạo của học sinh. (Ảnh: Thanh Tùng) |
“Phòng thí nghiệm của nhà trường luôn phát huy hết công suất. Từ lớp 10, học sinh đã được tham gia nghiên cứu, tìm tòi về khoa học với những sản phẩm khoa học nhỏ nhưng rất thú vị. Ví dụ như sản xuất pin từ khoai tây, máng hứng nước mưa, thí nghiệm dùng cỏ Ventiver xử lý nước thải… Quan điểm của nhà trường là đề tài của học sinh không cần quá cao siêu, mà gắn liền với đời sống để khích lệ niềm yêu thích, đam mê khoa học”, cô Quỳnh chia sẻ.
Cũng theo nhà giáo Nguyễn Bội Quỳnh, không chỉ tài năng trong học tập, nghiên cứu khoa học, học sinh THPT Việt Đức rất đa tài ở nhiều lĩnh vực khác nhau: chơi các loại nhạc cụ, ca hát. Thực tế chứng minh, 2 năm liên tiếp, học sinh nhà trường đều giành ngôi quán quân Liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh THPT Hà Nội. Điều bất ngờ là, các học sinh tham gia nhóm nhạc đều học các môn văn hoá cực “chất”.
“Dù giành được nhiều giải thưởng ở các sân chơi nhưng tất cả các em không dùng giải thưởng, danh hiệu để được tuyển thẳng vào các trường đại học mà luôn có lối đi cho riêng mình. Điều đó chứng tỏ các em tìm hiểu khoa học, tham gia liên hoan ban nhạc bằng tình yêu và đam mê thực thụ. Tôi nghĩ, đó là nền tảng bền vững để học sinh Việt Đức luôn có chất riêng và toả sáng rạng rỡ dù ở bất cứ đâu”, nhà giáo Nguyễn Bội Quỳnh bày tỏ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam "chắp cánh" ước mơ ngành Du lịch

“6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đầu cấp

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, gia đình và các cơ sở giáo dục

Bữa trưa miễn phí cho học sinh: Chủ trương đúng, lợi ích dài lâu

Nhịp cầu giáo dục thắt chặt quan hệ hữu nghị Việt - Nga

133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học

Quận Hai Bà Trưng xác minh thông tin giáo viên dạy thêm sai quy định

Cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng

Cơ quan Giáo dục New Zealand tổ chức loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành cho học sinh sinh viên Việt Nam
