Tập trung phát triển Làng Văn hóa Du lịch Nặm Đăm
![]() |
Toàn cảnh buổi làm việc của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương với UBND huyện Quản Bạ (Hà Giang)
Bài liên quan
Tích cực hỗ trợ Hà Giang triển khai chương trình OCOP
Thanh niên tiên tiến hiến kế xây dựng Thủ đô
Sẻ chia yêu thương nơi địa đầu Tổ quốc
Sống là cho đi, đâu chỉ nhận riêng mình...
Tham dự buổi làm việc có các đồng chí Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương; Đặng Văn Cường, Trưởng phòng Quản lý chương trình OCOP; Nguyễn Chí Thâm, Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ; Lò Sỉ Chảo, Chủ tịch HĐND huyện; Hạng Dương Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ; đại diện lãnh đạo xã Quản Bạ và các đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc xây dựng Làng Văn hóa Du lịch Nặm Đăm.
Trước khi bước vào buổi làm việc, đoàn công tác của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đã có chuyến khảo sát thực tế tại Làng Văn hóa Du lịch Nặm Đăm (xã Quản Bạ, Quản Bạ, Hà Giang) và các mô hình hợp tác xã sản xuất tại xã. Tại buổi khảo sát, các đồng chí đại diện lãnh đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, các sở, ngành đã bàn bạc về ý tưởng quy hoạch, kiến trúc và đưa ra các phương án triển khai đầu tư, tổ chức hoạt động của Làng văn hóa du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tại thôn Nậm Đăm.
![]() |
Đồng chí Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương phát biểu tại buổi làm việc |
Báo cáo tình hình triển khai chương trình nông thôn mới và kết quả một năm thí điểm triển khai chương trình OCOP tại huyện Quản Bạ, đồng chí Hạng Dương Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Ngay từ khi có phương án triển khai chương trình nông thôn mới, huyện đã xây dựng kế hoạch và triển khai chương trình nông thôn mới trên toàn huyện. Tính đến thời điểm hiện tại, huyện đã có ba xã về đích nông thôn mới. Toàn huyện có 6 nhóm sản phẩm được lựa chọn để tập trung triển khai thực hiện Chương trình OCOP; 29 sản phẩm được gắn sao... Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có của huyện, trong thời gian tới các sản phẩm tham gia vào chương trình OCOP của huyện sẽ ngày càng được cải thiện về chất lượng và số lượng sản phẩm OCOP ngày càng đa dạng.
Nói về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đồng chí Hạng Dương Thành nhấn mạnh: Huyện sẽ tập trung hỗ trợ hoàn thiện, nâng cấp 16 sản phẩm đã được lựa chọn theo kế hoạch. Đồng thời, huyện sẽ tổ chức đào tạo, tập huấn cho các tổ chức, cá nhân tham gia OCOP trên địa bàn từ kỹ năng quản trị, kế toán và xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm. Đặc biệt, huyện sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chương trình OCOP, giới thiệu các sản phẩm OCOP và đưa nhà trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
![]() |
Đồng chí Hạng Dương Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ |
Về kết quả triển khai xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới tại thôn Nặm Đăm, đại diện lãnh đạo huyện Quản Bạ cho biết: Sau hơn 7 năm triển khai xây dựng thôn văn hóa du lịch tiêu biểu, thôn Nặm Đăm đã nâng cấp, sửa chữa nhà văn hóa cũ làm nơi đón khách, 100% các hộ gia đình luôn làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đến nay, trong thôn chỉ còn một hộ nghèo, chiếm 5,8%, thu nhập bình quân của các hộ gia đình đạt khoảng 50 triệu đồng/ người/ năm. Toàn thôn có 19 hộ gia đình đủ điều kiện phục vụ trên 190 khách du lịch/ ngày đêm.
Bên cạnh việc triển khai xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới, thôn Nậm Đăm còn thành lập Hợp tác xã Dược liệu cộng đồng Nặm Đăm, xây dựng cơ sở chế biến dược liệu và mô hình tắm lá thuốc người Dao. Doanh thu của hợp tác xã trong năm 2018 vừa qua là trên 1,6 tỷ đồng, hiện tại chính quyền và nhân dân địa phương đang tiếp tục đầu tư, nâng cấp và mở rộng mô hình hợp tác xã.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Chí Thâm, Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ phát biểu tại buổi làm việc |
Trình bày mong muốn của huyện trong việc triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới, đồng chí Nguyễn Chí Thâm, Phó Bí thư Huyện Ủy, Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ cho biết: Địa phương chúng tôi mong muốn các sở, ngành hỗ trợ người dân địa phương phát triển sản phẩm con bò vàng để giúp cho các hộ dân thoát nghèo. Hiện nay, mỗi gia đình đều nuôi từ 3-5 con bò nhưng chưa tìm được đầu ra cho nguồn sản phẩm này. Bên cạnh đó, huyện cũng mong muốn được hỗ trợ phát triển sản phẩm dệt Lanh truyền thống để người tiêu dùng ủng hộ nhiều hơn. Trong thời gian tới, huyện sẽ triển khai ngay việc lập quy hoạch tổng thể về không gian, ngành nghề và quy hoạch chi tiết đến từng hộ gia đình nhằm phục vụ xây dựng phát triển Làng văn hóa du lịch cộng đồng Nặm Đăm gắn với xây dựng nông thôn mới.
Sau khi nghe báo cáo của đại diện lãnh đạo huyện Quản Bạ, đồng chí Đặng Văn Cường, Trưởng phòng Quản lý Chương trình OCOP cho biết: Địa phương cần tác động trong công tác quy hoạch, kiến trúc ổn định giúp người dân và DN tham gia yên tâm phát triển du lịch, đặc biệt phải giữ được kiến trúc không gian tại thôn Nặm Đăm. Đồng thời hỗ trợ công trình hạ tầng cảnh quan chung, các công trình phúc lợi để phát triển du lịch như xây dựng hệ thống giao thông thô sơ, làm hệ thống điện thắp sáng đường làng để khách du lịch đi lại, làm mẫu mô hình nông thôn mới kiểu mẫu... để các làng ngày càng hiện đại, thu hút khách du lịch, mỗi địa điểm du lịch phải có hạt nhân để thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, huyện cần phát triển các sản phẩm sản xuất của địa phương như: Mật ong Bạc Hà, Hồng không hạt, dược liệu... Ngoài ra, huyện cần tổ chức đào tạo năng lực cộng đồng để làm du lịch. Đặc biệt, Quản Bạ cần phải kết nối sản phẩm du lịch theo chuỗi, cụ thể như: Liên kết tour du lịch, các hãng lữ hành, mở rộng các lễ hội cấp tỉnh... để thu hút khách du lịch.
![]() |
Các đồng chí đại diện lãnh đạo huyện Quản Bạ tham dự buổi làm việc |
Ghi nhận những kiến nghị của đại diện lãnh đạo huyện Quản Bạ, đồng chí Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương trao đổi thống nhất một số việc, cụ thể: Huyện cần xây dựng các sản phẩm OCOP tại địa phương, xây dựng Làng Văn hóa Du lịch Nậm Đăm để đưa Quản Bạ ngày càng phát triển. Đối với Chương trình OCOP, Quản Bạ cần xây dựng trục OCOP cấp huyện, cấp xã, 6 nhóm sản phẩm trong Chương trình OCOP đều có tại Quản Bạ, do vậy địa phương cần tận dụng lợi thế để phát triển các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, Quản Bạ là địa phương giàu có về văn hóa, điều đó là nguồn lực để hỗ trợ phát triển du lịch. Tuy nhiên, nhận thức của cán bộ, người dân tại địa phương chưa cao nên còn gặp phải nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện chương trình.
Để phát triển du lịch gắn với văn hóa cộng đồng, huyện cần xây dựng cơ chế cách thức quản lý tại Làng Văn hóa cộng đồng Nặm Đăm. Đồng thời đầu tư xây dựng cơ bản như xây dựng hệ thống giao thông tĩnh, giao thông động để phát triển du lịch toàn bộ. Địa phương cũng phải xây dựng hệ thống cây xanh và hoa, trong đó các cây xanh chủ yếu là cây dược liệu như cây Gừng, Giềng, hoa Hồng, Nấm... trồng rau hữu cơ để cung cấp cho người dân, khách du lịch và phát triển dịch vụ tắm thuốc lá người Dao. Bên . Huyện cần đưa ra các mô hình nhà mẫu để có giải pháp kỹ thuật xây dựng các mô hình nhà người Dao tại địa phương.
Để triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đồng chí Ngô Tất Thắng yêu cầu huyện phải đưa công tác quy hoạch kiến trúc lên hàng đầu. Bên cạnh đó, huyện cần tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân tại địa phương. Đặc biệt, huyện cần có phương án nhận diện tài nguyên du lịch để phát triển du lịch, đưa Quản Bạ trở thành địa phương thu hút lượng khách du lịch lớn của Hà Giang.
Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của đại diện lãnh đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, đồng chí Nguyễn Chí Thâm, Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ ghi nhận và rút kinh nghiệm sâu sắc về những hạn chế của địa phương đang gặp phải. Đồng thời đồng chí cũng mong muốn các cấp, ngành tiếp tục hỗ trợ Quản Bạ phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó trọng điểm là phát triển sản phẩm OCOP và xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới tại thôn Nặm Đăm.
Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng
