Tag
Câu chuyện sản phẩm

Sức mạnh mềm của OCOP

Nông thôn mới 02/02/2022 08:08
aa
TTTĐ - “Câu chuyện sản phẩm” chính là linh hồn của mỗi sản phẩm OCOP. Câu chuyện không đơn thuần là lời giới thiệu một sản phẩm mà là cả một mạch nguồn thấm đẫm giá trị văn hóa, thổ nhưỡng và kỹ năng của người làm ra.
Nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm OCOP Thủ đô NSƯT Xuân Bắc Livestream “chốt đơn” hơn 3.500 giỏ quà Tết là sản phẩm OCOP Hệ thống siêu thị Winmart sẵn sàng thu mua sản phẩm nông sản, hoa Mê Linh NSƯT Xuân Bắc livestream giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP Việt Nam

Nâng tầm giá trị sản phẩm

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP được triển khai tại Việt Nam từ năm 2018. Đây là chương trình phát triển kinh tế ở nông thôn dựa trên thế mạnh, lợi thế, đặc biệt là những sản vật, làng nghề truyền thống của các vùng miền trên cả nước.

Từ khi triển khai đến nay, cả nước đã có 60 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận cho 4.759 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên của 2.610 chủ thể tham gia. Trong đó, 62,05% sản phẩm 3 sao, 36,22% sản phẩm 4 sao và 1,73% sản phẩm tiềm năng 5 sao.

Mặc dù chương trình triển khai chưa lâu song các chủ thể đã tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đặc biệt là xây dựng thương hiệu, hình ảnh thông qua các “Câu chuyện sản phẩm”. Nhờ vậy, người tiêu dùng không chỉ biết về sản phẩm mà còn nắm được cả ý nghĩa, nguồn gốc cũng như thông điệp mà chủ thể OCOP muốn truyền tải đến cộng đồng.

Sức mạnh mềm của OCOP
Mỗi sản phẩm OCOP đều mang trong mình một câu chuyện ý nghĩa thể hiện niềm tự hào của một vùng quê

Chia sẻ về ý nghĩa của “Câu chuyện sản phẩm” trong việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP, ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết: “Sản phẩm OCOP chính là các báu vật của từng làng quê. Chương trình có thể quy mô không lớn nhưng độc đáo, thấm đẫm giá trị văn hóa, thổ nhưỡng, kỹ năng của người làm ra từng sản phẩm. Đây chính là then chốt để sản phẩm OCOP có lợi thế khi cạnh tranh trên thương trường”.

Đơn cử như sản phẩm nước mắm truyền thống Cát Hải của Hải Phòng không thể cạnh tranh về giá với nước chấm, nước mắm công nghiệp. Các hộ sản xuất nhỏ, kể cả hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ cũng không thể bỏ tiền để quảng cáo hàng ngày trên ti vi, đài báo. Quy mô sản xuất cũng khó đủ lượng để phủ tới hàng ngàn siêu thị trên cả nước. Do đó, OCOP phải khai thác tiếp cận thị trường theo một cách khác, đó là dựa vào chính sự đặc sắc có tính bản địa của sản phẩm. "Câu chuyện sản phẩm" chính là công cụ hiệu quả để thực hiện truyền thông, quảng bá cho sản phẩm OCOP.

Hay một cơ sở sản xuất trà ở Thái Nguyên phát triển sản phẩm mới gọi là Trà tứ quý. Xưa nay, ai cũng biết về thương hiệu trà Thái Nguyên nhưng với sản phẩm này cơ sở đã đẩy thêm một bậc nữa, đó là một bộ có 4 hộp trà, mỗi loại được thu hoạch vào một mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Do vậy, mỗi hộp có hương vị đặc sắc riêng. Để làm được bộ trà này, chủ thể OCOP phải mất cả năm, với nhiều công phu, điều đó tạo nên tính mới, độc đáo và sự tò mò của khách hàng.

Do vậy, "Câu chuyện sản phẩm" không chỉ là thông điệp chủ thể OCOP muốn truyền tải đến cộng đồng nhằm thay đổi cảm xúc khi mua sắm sản phẩm, dịch vụ, mà có thể tạo nên thương hiệu của sản phẩm, mang đến suy nghĩ vượt ra ngoài tiện ích và chức năng của sản phẩm, dịch vụ.

Câu chuyện cổ tích về đất nước và con người Việt Nam

Còn rất nhiều "Câu chuyện sản phẩm" khác nữa đang được hoàn thiện. Với hàng vạn sản phẩm OCOP đang tạo nên một kho tàng cổ tích về đất nước và con người các dân tộc Việt Nam. Ở bất cứ cấp độ nào, việc này có giá trị bảo tồn văn hóa to lớn, tạo nên hình ảnh riêng cho các sản phẩm OCOP của mỗi vùng quê và của Việt Nam khi vươn ra thị trường quốc tế.

Sức mạnh mềm của OCOP
Các chủ thể OCOP cần nghiên cứu, sáng tạo những câu chuyện hay, ý nghĩa, gắn với sản phẩm của mình

Xây dựng "Câu chuyện sản phẩm" có thể giúp giá sản phẩm OCOP tăng lên nhiều lần; Muốn làm tốt phải xuất phát từ chính niềm tự hào của người dân, của cộng đồng về sản phẩm đó. Chỉ có chủ thể mới kể ra được lịch sử hình thành và phát triển sản phẩm như thế nào, có sự tích gì, nét văn hóa ra sao… Bên cạnh đó, các chủ thể rất cần chuyên gia hỗ trợ để có thể tìm ra những lợi thế của mỗi sản phẩm.

"Câu chuyện sản phẩm" phải có ý nghĩa, gần gũi, mộc mạc nhưng thể hiện được nét tinh túy, sự cầu kỳ trong chế biến từng sản phẩm. Mỗi câu chuyện không cần dài, chỉ ngắn gọn nhưng toát lên được cái hồn, cái cốt của sản phẩm và thể hiện được niềm tự hào của vùng quê ấy.

Đặc biệt, điều quan trọng nhất là mỗi câu chuyện về sản phẩm phải đúng sự thật. Rất nhiều sản phẩm OCOP hiện nay mắc lỗi ở thông tin in trên bao bì chưa đúng sự thật hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm định. "Câu chuyện sản phẩm" có thể sử dụng các câu chuyện huyền thoại, dân gian nhưng hiện nay rất nhiều sản phẩm được quảng bá vượt qua cả giá trị, công dụng thật của sản phẩm và cũng chưa được cấp có thẩm quyền nào xác nhận. Điều này ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của chính các chủ thể OCOP.

Đọc thêm

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật Nông thôn mới

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn nhằm cung cấp, trang bị các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi… cho bà con nông dân, từ đó giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất, kỹ thuật canh tác.
Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi Nông thôn mới

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh dại gia tăng, ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như đàn vật nuôi.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng Nông thôn mới

Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng

TTTĐ - Trong bối cảnh bị thiệt hại nặng nề sau bão Yagi, với truyền thống đoàn kết, quyết tâm chính trị cao, tỉnh Yên Bái đã không ngừng nỗ lực, chủ động, linh hoạt, triển khai nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn. Nhờ đó, quý I/2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được những thành tựu ấn tượng trên các lĩnh vực.
Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau một thời gian thực hiện, chương trình xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) của tỉnh Yên Bái đã đạt được hiệu quả rõ nét, ngày càng đi vào chiều sâu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ. Sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái và người dân đã mang đến diện mạo mới cho vùng cao Tây Bắc.
Xem thêm